Nguyệt-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ 9
Độ Lô Độ Lô [28]
Án-- tô tất địa yết-rị, tát-phạ hạ.
Kinh nói rằng: “Nếu bị bịnh
nhiệt độc, muốn được mát mẻ hết bịnh, nên cầu nơi Tay cầm châu Nguyệt-Tinh
Ma-Ni.”
Kệ tụng:
Nhiệt độc vi hoạn nhật tương tiễn
Triền miên sàng đệ bội thương thảm
Nguyệt tinh ma ni thanh lương tán
Tiêu tai diên thọ lợi kiền khôn.
( Một ít chất độc
cũng quấy rối, làm khổ một người mỗi ngày.
Bệnh nằm trên giường còn bi thảm hơn là bị giam cầm.
Nguyệt-tinh Ma-ni Thủ Nhãn là “THUẦN DƯỢC” trị được
bịnh nóng nải, buồn rầu.
Làm cho chúng sanh trong Trời-đất, được Tiêu tai họa, thêm tuổi thọ.)
Ma-ni là tiếng phạn, dịch là châu-bảo, ly-cấu, như-ý. Vì rất quý nên gọi là châu-bảo; vì trong suốt sáng rỡ nên gọi là ly-cấu, vì tùy sở cầu đều biến hiện nên gọi là như-ý.
28. Độ Lô
Độ Lô
Độ Lô Độ Lô. Hán dịch là “độ hải” nghĩa là vượt qua biển
khổ sinh tử. Còn dịch nghĩa “minh tịnh”.
Khi đã vượt qua biển
khổ sinh tử rồi, quí vị sẽ đạt được trí huệ sáng suốt,
chứng nhập bản thể thanh tịnh, đến được bờ bên kia, tức thể nhập
Niết Bàn.
Từ trong bản
thể sáng suốt thanh tịnh ấy, trí huệ sẽ được lưu xuất, quí
vị sẽ hiểu rõ được tất cả mọi pháp môn, chắc chắn quí
vị sẽ chấm dứt được vòng sinh tử. Với đại định, tâm quí vị hoàn
toàn thanh tịnh. Đó là định lực, khi quí vị có được định lực chân chánh
thì có thể vãng sanh ở cõi tịnh độ tươi sáng, đó là
thế giới Cực Lạc.
Đây là Nguyệt Tinh
Ma Ni thủ nhãn ấn pháp, là diệu pháp Đà-ra-ni do Bồ-tát Nguyệt
Quang tuyên thuyết. Ấn pháp Nguyệt Tinh thủ nhãn này có công năng đưa
mọi người đến chỗ sáng suốt và an lạc.
KINH VĂN:
- Này A Nan! Những việc có thể mong cầu như thế, kể có
ngàn điều. Nay ta chỉ nói lược qua chút ít phần thôi.
Khi ấy Nhựt Quang Bồ Tát vì người thọ
trì Đại Bi Tâm đà ra ni nói đại thần chú để ủng
hộ rằng:
Nhựt-Quang Bồ-tát Đà-ra-ni
Nam mô Bột-đà cù na mê. Nam
mô Đạt-mạ mạc ha đê. Nam mô Tăng-già đa
dạ nê.
Để chỉ bộ tất tát
đốt chiêm nạp mạ.
Nhựt Quang Bồ Tát bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Tụng chú này diệt được tất
cả tội, cũng đuổi được ma và trừ thiên tai. Nếu kẻ nào tụng
chú này một biến, lễ Phật một lạy, mỗi ngày chia ra làm 3
thời tụng chú lễ Phật như thế, trong đời vị
lai tùy theo chỗ thọ thân, thường được tướng mạo xinh đẹp,
được quả báo đáng vui mừng.
Nguyệt Quang Bồ Tát cũng vì hành nhơn mà nói đà
ra ni để ủng hộ rằng:
Nguyệt-Quang Bồ-tát Đà-ra-ni
Thâm đê đế đồ tô
tra. A nhã mật đế ô đô tra. Thâm kỳ tra. Ba lại đế. Gia di nhã tra ô đô
tra. Câu la đế tra kỳ ma tra. Sá-phạ hạ.
Nguyệt Quang Bồ Tát lại bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Tụng chú này 5 biến, rồi
lấy chỉ ngũ sắc xe thành sợi niệt, gia trì chú vào, buộc
tréo nơi tay, chú này do 40 hằng sa chư Phật đời quá khứ đã
nói ra, nay tôi cũng nói để vì các hành nhơn mà làm duyên ủng hộ. Chú này
có công năng trừ tất cả chướng nạn, tất cả bịnh ác, xa
lìa tất cả sự sợ hãi.
Đức Phật bảo ngài A Nan:
- Ông nên dùng lòng trong sạch tin sâu
mà thọ trì môn Đại Bi tâm đà ra ni này và lưu
bố rộng ra trong cõi Diêm Phù Đề, chớ cho đoạn tuyệt. Đà ra ni
này có thể làm lợi ích lớn cho chúng sanh trong 3 cõi. Tất
cả bịnh khổ ràng buộc nơi thân, nếu dùng đà ra ni này mà trị thì
không bịnh nào chẳng lành, dùng đại thần chú này tụng vào cây khô,
cây ấy còn được sanh cành lá, trổ bông, trái, huống chi là chúng
sanh có tình thức ư? Nếu thân bị đại bịnh, dùng chú này mà trị không lành,
lẽ ấy không bao giờ có.
Này thiện nam tử! Sức oai
thần của Đại Bi tâm đà ra ni không thể nghĩ bàn! Không thể nghĩ
bàn! Khen ngợi không bao giờ hết được, nếu chẳng phải là kẻ từ thời quá
khứ lâu xa đến nay đã gieo nhiều căn lành, thì dù cho cái tên
gọi còn không được nghe, huống chi là được thấy! Nay đại chúng các
ông, cả hàng trời, người longthần, nghe ta khen ngợi phải nên tùy hỉ. Nếu
kẻ nào hủy báng thần chú này tức là hủy báng 99 ức hằng hà
sa chư Phật kia. Nếu người nào đối với đà ra ni này sanh
nghi không tin, nên biết kẻ ấy sẽ vĩnh viễn mất sự lợi
ích lớn, trăm ngàn muôn kiếp không bao giờ nghe thấy Phật, Pháp, Tăng,
thường chìm trong tam đồ không biết bao giờ mới được ra khỏi.
Khi ấy, tất cả chúng hội, Bồ Tát Ma ha
tát, Kim Cang mật tích, Phạm vương, Đế Thích, tứ đại thiên
vương, thiên, long, quỷ thần, nghe đức Như Lai khen ngợi môn đà
ra ni này xong, thảy đều vui mừng, y lời dạy mà tu
hành.
KINH THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT QUẢNG ÐẠI VIÊN MÃN
Đời
Đường, Sa-môn Dà-Phạm Đạt-Mạ người xứ Tây-Thiên-Trúc dịch
LỜI BẠT
Đời càng đi sâu vào mạt pháp, sự khổ của nhơn loại càng thêm nhiều. Đó cũng là cộng nghiệp của chúng sanh chứa góp từ nhiều kiếp trước đến kiếp này, đã tới kỳ bộc phát. Túc-nghiệp đã sẵn, hiện nghiệp lại giúp duyên, như lửa gặp được dầu càng thêm lan cháy!
Thế-giới ngày nay, chiến tranh hết nơi này đến nơi khác, nhiều chứng bịnh lạ nảy sanh, trộm cướp hoành hành, nhơn dân nghèo khổ. Mỗi năm những tin tức bão lụt, động đất, nắng hạn, mất mùa, ở khắp các xứ không biết là bao nhiêu! Cảnh đã như thế, con người phần nhiều càng hung ác, gian xảo, không biết tỉnh thức ăn năn. Những thảm trạng do lòng tham địa vị, tình ái, tiền tài, kết quả gây ra tàn hại lẫn nhau cũng không xiết kể!
Kinh
Hoa-Nghiêm nói: 'Tâm như người họa khéo, vẽ vời cảnh thế
gian”. Cảnh đời vui khổ đã do hành vi lành dữ phát
sanh từ tâm niệm của loài người thì muốn làm dịu
bớt thảm trạng ngày nay, mỗi người phải tự tỉnh, ăn năn, giữ tám
chữ: trung, hiếu, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ và tấm lòng chân
thật ngay thẳng, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài
ra, muốn tiêu trừ nghiệp chướng, tránh khỏi họa tai, người
biết Phật pháp lại cần phải cầu nơi tha lực như
tu các hạnh niệm Phật, niệm Quán Thế Âm hoặc thọ
trì mật chú nữa.
Xem kinh Quán Âm Đại Bi Tâm Đà Ra ni, tôi thấy những công đức an vui, thoát khổ trong ấy rất cần thiết đối với hiện cảnh ngày nay, nhân có một Phật tử yêu cầu phiên dịch, tôi liền vui lòng hứa nhận.
Theo trong Hiển Mật Viên Thông, người tu Chân ngôn về sắc trần cần phải rõ rệt, như quán nước phải ra nước, quán lửa phải ra lửa, chớ không thể khác được. Riêng về thinh trần thì dù tiếng tăm đọc tụng có trại với Phạm Âm đôi chút cũng không sao, miễn có lòng tin tưởng chí thành là được công hiệu. Vì thế, từ trước đến nay, hàng Phật tử ở Trung Hoa cho đến VN ta, khi đọc tụng chú, thật ra đều trại với chánh âm, song vẫn cảm được oai thần công đức không thể nghĩ bàn. Vậy người học Phật, muốn trì chú, đừng lấy điểm này làm nghi, mà mất phần lợi ích.
Lại từ trước đến
nay, chú ngữ không phiên dịch vì 5 duyên cớ:
1. Vì tâm niệm bí mật nên không phiên dịch
Như chúng sanh dùng tâm yên lặng, tin tưởng, thành kính mà niệm chú, tất sẽ khế hợp vớI chân tâm của Phật, Bồ Tát mà được cảm ứng. Nếu biết nghĩa lý thì dễ sanh niệm phân biệt, cho đoạn này nghĩa như vầy, đoạn kia nghĩa như thế, kết cuộc vẫn ở trong vòng vọng tưởng, làm sao thông cảm với Phật tâm?
2. Vì nghĩa lý bí mật nên không phiên dịch
Trong một chữ chân
ngôn có nhiều nghĩa, nếu dịch nghĩa này thì mất nghĩa kia. Không
được toàn vẹn. Thí dụ, riêng một chữ "A" đã hàm súc những
nghĩa như bất sanh, bất diệt, không, căn bản, chân thể, và nhiều
nghĩa khác nữa.
3. Vì danh tự bí mật nên không phiên dịch
Nhiều chữ trong chân ngôn, hoặc chỉ cho danh hiệu Phật, Bồ Tát, Thiên, Long, Quỷ Thần, như chữ "Hồng" gồm 4 chữ Hạ, A, Ô, Ma hiệp thành, chỉ cho chủng tử của chư thiên. Hoặc có thứ ở phương này không có, như danh từ "Diêm-Phù-Thọ" chẳng hạn.
4. Vì âm thanh bí mật nên không phiên dịch
Các chữ chân ngôn có khi diễn tả âm thanh của tiếng gió reo, nước chảy, tiếng loài chim kêu, đọc lên có sức linh động, nên để nguyên âm. Thí dụ: câu “tô rô tô rô” là chỉ cho tiếng lá cây ở cõi Phật rơi xuống. Hoặc như chữ “Án” (Aum), đọc lên có năng lực thầm kín, làm rung chuyển không gian. Hay như chữ “Ta Bà Ha” (svaha) có sức truyền cảm như một sắc lịnh. Lại có nhiều danh từ nguyên chữ Phạn sẵn từ trước đến nay, vì thuận theo xưa, nên không dịch ra.
5. Vì sự sanh thiện bí mật nên không phiên dịch
Như danh từ “Bát-nhã” người đọc lên sanh lòng tin tưởng, phát ra niệm lành, nếu dịch là trí huệ thì sanh lòng khinh thường, không quí trọng.
Trên đây là những nguyên nhân vì sao chú ngữ không dịch ra, chớ chẳng phải là không có ý nghĩa. Người học Phật phải nên xét nghĩ, chớ vội theo chỗ thấy hiểu cạn hẹp của mình, sanh lòng khinh mạn mà mang tội.
Lại trong kinh có câu:
'Nếu tụng trì đúng pháp, tự nhiên sẽ được hiệu quả'.
Vậy tụng trì đúng pháp là sao? Trong đây xin chia ra
hai phương diện:
Về mặt giữ gìn giới hạnh:
Người trì
chú cần phải giữ trai giớI, trừ sát, đạo, dâm, vọng, kiêng
cữ rượu, thịt, hành, hẹ, tỏi cùng các thức ăn hôi hám. Thân
thể thường phải năng tắm gộI, thay đổi y phục cho sạch sẽ, chớ
để trong người có mùi hôi. Khi đại tiểu xong, phải rửa tay đọc chú.
Trước khi trì chú phải súc miệng cho sạch. Lại nữa, trong thời
gian kiết thất trì chú, người ấy chớ nên nói chuyện hí hước tạp nhạp,
không nên khởi tâm hờn giận, hoặc tham tưởng sự ăn uống ngủ
nghỉ hay sự dục lạc ngoài đời. Phải giữ lòng thanh
tịnh, tin tưởng, thành kính.
Về mặt lập đàn tụng niệm:
Theo đúng pháp, người trì chú nào phải thờ vị Bổn Tôn của chú ấy. Như trì chú Đại Bi thì phải thờ tượng Thiên Nhãn, hoặc tượng Quán Âm 24 tay, 18 tay, 8 tay, 4 tay hay ít lắm là tượng Quán Âm thường cũng được. Nên để tượng day mặt về phương Tây. ( Theo quyển “Bách Lục Thỉnh Quán Âm Nghi” thì nếu có tượng Bổn Sư nên để tượng Thích Ca hướng về phương Nam, tượng Quán Âm hướng về phương Đông). Đàn tràng nên lựa chỗ vắng lặng sạch sẽ, thường dùng hương, hoa, nước trái cây, cùng các thứ ăn uống cúng dường tôn tượng. Nếu có phương tiện, treo tràng phan, bảo cái lại càng tốt. Thời gian cầu nguyện hoặc 7 ngày, 21 ngày, 49 ngày nên giữ cho đúng. Trước khi vào đàn, phải kiết giới y như kinh đã chỉ dạy. Trong một ngày đêm, chia ra làm 3, 4 hoặc 6 thời, tụng niệm tiếp tục, tiếng tụng cần phải rành rẽ, rõ ràng. Ngoài ra, nghi thức lễ bái, trì niệm cũng cần phải biết và học thuộc trước.
Trên đây là nói về cách lập đàn kiết giới tụng niệm để cầu cho được mau hiệu nghiệm, nếu người thường tụng trì, không bắt buộc phải theo lệ ấy. Nhưng trong 2 phương diện trên, gắng giữ được phần nào lại càng hay.
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng, dịch ra quyển này, tôi chỉ kính vâng theo bi nguyện của chư Phật, Bồ Tát, và thuận với sự mong cầu, thích hợp của hành nhơn mà thôi. Nếu vị nào lấy tâm Bồ Đề làm nhân, tùy theo chí nguyện, lựa một pháp môn tu đều có thể giải thoát. Nhưng, chúng sanh đời mạt pháp, phần nhiều là hàng trung, hạ, ít có bậc thượng căn, cần nương nhờ nơi tha lực mới mong được kết quả chắc chắn. Tịnh tông và Mật Tông đều thuộc về tha lực pháp môn, mà Tịnh tông lại là chỗ quy túc cho các tông khác.
Nguyện xin các đồng
nhơn, từ đây dứt dữ làm lành, tin sâu lý nhân quả, rồi hoặc chuyên
niệm Phật, hoặc lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh, trì
chú, tham thiền làm trợ, để tự tu và khuyên người. Như thế mới là
mưu hạnh phúc cho chính mình, cho thân nhơn và tất cả sanh loại. Như
thế mới có thể chuyển họa thành phước, đổi cảnh trạng thống
khổ trước mắt thành cảnh giới an ổn, vui tươi. Để rồi
ngày lâm chung, lại được cùng nhau chân bước lên chín
phẩm liên đài, thân ra khỏi 3 ngàn thế giới, thấy Di
Đà trong hiện kiếp, chứng đạo giác nơi tương lai.
Như vậy chẳng quý hơn ư?
LIÊN DU
Thích Thiền Tâm
Nguyệt-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Chín
Độ Lô Độ Lô [28]
Án-- tô tất địa yết-rị, tát-phạ hạ.
Thứ Mười Lăm
Phạt Xà Da Ðế [28]
Án-- dược các sam nẳng, na dã chiến nại-ra,
đạt nậu bá rị-dã, bạt xá bạt xá, tát-phạ hạ.
( Theo trong KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì tụng câu chú “Độ Lô Độ Lô Phạt Xà Da Ðế”, thì Bồ-tát NGHIÊM TUẤN sẽ “XUẤT HIỆN”. Đây là đấng đã thành tựu NGUYỆT TINH MA NI THỦ NHÃN ẤN PHÁP và BÀNG BÀI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thường ở trong “ĐẠI ĐỊNH” và có khả năng giúp cho những người TU 2 THỦ NHÃN nầy mau đạt được :
1. ĐỊNH LỰC KIÊN CỐ. Nghĩa là không bị bất cứ chất độc gì quấy rối hoặc làm khổ QUÝ VỊ được.
2. GIẢI THOÁT KIÊN CỐ”. Nghĩa là không bị THOÁI CHUYỂN NƠI QỦA VỊ VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ CỦA CHƯ PHẬT .
Nếu “QUÝ VỊ” Thường TRÌ NGUYỆT TINH MA NI THỦ NHÃN ẤN PHÁP và BÀNG BÀI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì Quý vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát NGHIÊM TUẤN, nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.
Kệ tụng :
Man binh dũng mãnh chiến vô địch
Khổng tước hùng uy trấn quần si
Bồ tát hiệu lệnh tuần thiên hạ
Hộ thiện trừ ác độ chúng mê.
Còn theo “KỆ TỤNG” thì BỒ TÁT NGHIÊM TUẤN, ra lệnh đoàn BINH KHỔNG TƯỚC ( KIM SÍ ĐIỂU) tuần tra thiên hạ ngày đêm, để bảo hộ người lành, cải hóa người ác tu thiện. MAN BINH nầy có thể chấn dữ thiên hạ, dũng mãnh vô địch không có gì làm trở ngại họ được. Đặc biệt là người trì NGUYỆT TINH MA NI THỦ NHÃN ẤN PHÁP và BÀNG BÀI THỦ NHÃN ẤN PHÁP sẽ được BÌNH AN VÔ SỰ.)
15. The Shield Hand and Eye
Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp
ĐẠI BÀNG KIM SÍ ÐIỂU
Chư Phật tử ! Ví như KIM SÍ ÐIỂU Vương bay trên hư không, đảo liệng chẳng đi, dùng mắt thanh
tịnh quán sát trong cung điện của chư Long, phấn khởi sức mạnh lấy hai cánh
quạt nước biển rẽ ra làm hai, bắt rồng mạng sắp chết để ăn.
Ðức Như Lai Ðẳng Chánh Giác
cũng như vậy, an trụ hạnh vô ngại dùng Phật nhãn thanh tịnh quán sát pháp giới
tất cả chúng sanh, nếu là hạng từng đã gieo thiện căn đã thành thục, dùng sức
mạnh thập lực vỗ hai cánh “CHỈ QUÁN” quạt tách nước biển tham ái
sanh tử ra làm hai mà bắt lấy họ vào trong Phật pháp, cho họ dứt tất cả vọng
tưởng hí luận, an trụ nơi hạnh vô ngại vô phân biệt của Như Lai.
Chư Phật tử ! Như mặt nhựt mặt nguyệt không gì sánh, riêng đi vòng giữa hư không làm lợi ích chúng sanh, mà không tự nghĩ từ đâu đến và đi đến đâu.
KINH HOA NGHIÊM
Phẩm Như Lai
Xuất Hiện
Thứ ba mươi bảy
Hán Dịch: Ðại-Sư
Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa Thượng THÍCH TRÍ TỊNH
KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI XUẤT TƯỢNG
Hòa Thượng THIỀN TÂM
Dịch ra VIỆT VĂN
KỆ TỤNG
Hòa Thượng TUYÊN HÓA
Kệ tụng
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
9. The Moon Essence Mani Hand and Eye
The Sutra says: “For sicknesses involving heat and poison, where one seeks coolness, use the Moon Essence Mani Hand.”
The Mantra: Du lu du lu.
The True Words: Nan. Su syi di jya li. Sa wa he.
The verse:
Afflicting one with fewer poisons, they harass one every day.
To be confined to bed is even more tragic.
The Moon Essence Mani Jewel’s refreshing medicine.
Averts disaster, lengthens life, and benefits women and men.
28. DHURU
DHURU
DHURU DHURU is Sanskrit and means “crossing over the sea,” the bitter sea of birth and death. It also means “bright and pure.”
Having crossed over the sea of birth and death, you gain the light of wisdom and attain the clear, pure basic substance, arriving at the other shore, which is Nirvana.
In brightness you have wisdom, you understand all the Dharma-doors, and you are certain to end birth and death. With samadhi, you can pure. Samadhi power will enable you to be born in the clear, pure Land of Ultimate Bliss.
Which Hand and Eye is
this? It’s the Moon Essence Mani hand, and it is the Dharani spoken
by Moonlight Bodhisattva. It causes everyone to attain clarity and coolness.
28. DHURU
DHURU
This ruthless army
exhibits its matchless courage in battle.
This fierce, heroic
peacock shocks the mountain sprites.
Bodhisattvas issue
commands as they patrol the entire universe.
Protecting the good,
dispelling evil, and clearing up confusions.
with the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER
HSUAN HUA
Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION
SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976
MAHAKARUNA DHARANI
1. NAMO RATNATRAYÀYA
2. NAMO ARYA
3. AVALOKITÉSHAVARAYA
4. BODHISATTVAYA
5. MAHASATTVAYA
6. MAHA KARUNIKAYA
7. AUM!
8. SAVALAVATI
9. SUDHANATASYA
10. NAMASKRITTVA NIMAN ARYA
11. AVALOKITÉSHAVARA LANTABHA
12. NAMO NILAKANTHA
13. SRI MAHAPATASHAMI
14. SARVAD VATASHUBHAM
15. ASHIYUM
16. SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGA
17. MABHATETU
18. TADYATHA
19. AUM! AVALOKA
20. LOKATE
21. KALATI
22. ISHIRI
23. MAHABODHISATTVA
24. SABHO SABHO
25. MARA MARA
26. MASHI MASHI RIDHAYU
27. GURU GURU GHAMAIN
28. DHURU DHURU BHASHIYATI
29. MAHA BHASHIYATI
30. DHARA DHARA
31. DHIRINI
32. SHVARAYA
33. JÁLA JÁLA
34. MÀMÀ BHÀMARA
35. MUDHILI
36. EHY EHY
37. SHINA SHINA
38. ALASHINBALASHÁRI
39. BASHÁ BHASNIN
40. BHARASHÁYA
41. HULU HULU PRA
42. HULU HULU SHRI
43. SARA SARA
44. SIRI SIRI
45. SURU SURU
46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA
47. BODHÀYA BODHÀYA
48. MAITRIYÉ
49. NILAKANSTA
50. TRISA RANA
51. BHAYA MANE
52. SVAHA
53. SITAYA
54. SVAHA
55. MAHA SITAYA
56. SVAHA
57. SITAYAYE
58. SHVARAYA
59. SVAHA
60. NILAKANTHI
61. SVAHA
62. PRANILA
63. SVAHA
64. SHRISINHAMUKHAYA
65. SVAHA
66. SARVA MAHA ASTAYA
67. SVAHA
68. CHAKRA ASTAYA
69. SVAHA
70. PADMAKÉSHAYA
71. SVAHA
72. NILAKANTÉ PANTALAYA
73. SVAHA
74. MOPHOLISHAN KARAYA
75. SVAHA
76. NAMO RATNATRAYAYA
77. NAMO ARYA
78. AVALOKITÉ
79. SHAVARAYA
80. SVAHA
81. AUM! SIDDHYANTU
82. MANTRA
83. PATAYA
84. SVAHA
Comments
Post a Comment