CHÚ “ĐẠI BI” KHÔNG PHẢI “PHÁP HÀNH”?
Chúc ĐẠI CHÚNG năm mới 2024 :
1. BỒ ĐỀ TÂM kiên cố,
2. Mau thành NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
MỤC LỤC
42 THỦ NHÃN ẤN PHÁP
Tuần Thứ 1. Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 2. Quyến-Sách Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 3. Bảo-Bát Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 4. Bảo-Kiếm Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 5. Bạt-Chiết-La Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 6. Kim-Cang-Xử Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 7. Thí-Vô-Úy Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 8. Nhật-Tinh-Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 9. Nguyệt-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 10. Bảo-Cung Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 11. Bảo-Tiễn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 12. Dương-Chi Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 13. Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 14. Hồ-Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 15. Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 16. Phủ-Việt Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 17. Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 18. Bạch-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 19. Thanh-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 20. Bảo-Cảnh Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 21. Tử-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 22. Bảo-Kiếp Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 23. Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 24. Quân-Trì Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 25. Hồng-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 26. Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 27. Bảo-Loa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 28. Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 29. Sổ-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 30. Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 31. Bảo-Ấn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 32. Cu-Thi-Thiết-Câu Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 33. Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 34. Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 35. Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 36. Hóa-Cung-Điện Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 37. Bảo-Kinh Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 38. Bất-Thối-Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 39. Đảnh-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp
Tuần Thứ 40. Bồ-Đào Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 41. Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp
Tuần Thứ 42. Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ CỨU CÁNH KIÊN CỐ
ĐẠI BẠCH TÁN CÁI THẦN CHÚ
Thu nhiếp tâm ý gọi là GIỚI, nhân giới phát ĐỊNH lực, nhân định có trí HUỆ.
Nếu có tập khí các đời trước không thể diệt trừ,
ông dạy người đó nên nhất tâm tụng thần chú của ta:
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
ĐÀ RA NI CHÚ
ĐÁC ĐIỆC THA.
ÁN, A NA LỆ, TỲ XÁ ĐỀ, BỆ RA, BẠT XÀ-RA, ĐÀ RỊ, BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ NỂ, BẠT XÀ-RA BÁN NI PHẤN. HỔ HỒNG ĐÔ LÔ UNG PHẤN, TA BÀ-HA.
NGHI THỨC MẬT TÔNG
I. - PHẦN LỄ BÁI
( Trước tiên rửa tay, rửa mặt, lễ phục nghiêm-chỉnh. Khi đến nơi lễ tụng, Hành-giả dùng ẤN KIẾT TƯỜNG, tay trái ngón cái nắm co đầu ngón vô danh, vẽ và tưởng chữ LAM.
sắc trắng trong lòng tay mặt 3 lần. Rồi tay mặt cũng kiết ấn vẽ vào lòng tay trái y như vậy. Kế tiếp đốt hương rồi bước lui đứng chấp tay trước bàn Phật, đọc bài kệ tán)
Pháp vương vô-thượng tôn
Tam-giới vô luân thất
Thiên nhơn chi Ðạo-sư
Tứ-sanh chi từ-phụ
Ư nhứt niệm quy-y
Năng diệt tam-kỳ nghiệp
Xưng dương nhược tán-thán
Ức kiếp mạc năng tận.
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo-tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
(Hành giả có thể đọc bài kệ tán khác mà mình thích)
PHỔ LỄ CHƠN NGÔN
ÁN ! PHẠ NHỰT RA VẬT
(7 lần)
( Trong khi tụng chú, kiết ẤN KIM CANG HIỆP CHƯỞNG để trên đầu, chấp hai tay lại ngón so le, hữu áp tả. Theo Mật-giáo, nên tưởng mình hiện thân khắp pháp-hội 10 phương, lễ kính chư PHẬT. Xong xả ấn ngay nơi đảnh.)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trụ Tam-Bảo. (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi bi tiếp dẫn đạo sư A-Di Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)
II.- PHẦN TRÌ CHÚ NIỆM PHẬT
( Ngồi kiết già hoặc bán già trước bàn Phật. Tịnh tâm trong giây phút, rồi Tưởng chữ "LAM" sắc Trắng trên đầu, phóng ánh sáng Đỏ.)
PHỔ THANH TỊNH CHÂN NGÔN
UM! SOA PHẠ VA SUÝT ĐA, SẠT VA ĐẠT MA,
SOA PHẠ VA SUÝT ĐA HÀM.
UM! LAM LAM LAM.
(7 lần)
đủ vô lượng pháp môn. Là mẹ của tất cả Chơn ngôn. Tất cả đức Như Lai đều nhờ quán tưởng chữ này mà được thành Phật.
(Khi tụng chú này, kiết Chuẩn Đề biệt ấn. Cả hai tay, ngón cái nắm co ba ngón: trỏ, vô danh và út. Kế hiệp hai lại, hai ngón giữa dụm đầu nhau dựng đứng. Tụng xong xả ấn nơi đảnh.
Đây là phối hợp chú Tịnh tam nghiệp và Tịnh pháp giới. Chân ngôn này có công năng khiến cho bên trong: thân, khẩu, ý, y phục, bên ngoài từ chỗ ở của mình đến hoàn cảnh rộng xa đều thanh tịnh. Do chú này, tội chướng đều được tiêu trừ, có thể thành tựu các việc thù thắng.)
Nam mô Hoa-Tạng Giáo-Chủ Tỳ-Lô-Giá-Na Phật
Biến Pháp-giới Tam-Bảo (3 lần)
Hương thơm giăng bủa
Thánh đức tỏ tường
Bồ đề tâm khó suy lường
Tùy chỗ phóng hào quang
Lành tốt phi thường
Dâng cúng Đại-từ vương.
Nam mô Hương-Cúng-Dường Bồ Tát (3 lần)
Nam-mô Ðại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-Tát. (3 lần)
Kính lạy Quán âm chủ Đại bi
Sức nguyện rộng sâu thân tướng đẹp
Ngàn mắt quang minh khắp chiếu soi
Ngàn tay trang nghiêm khắp nâng đỡ
Nơi tâm vô vi khởi lòng bi
Trong thể chân thật tuyên lời mật
Mau cho đầy đủ những mong cầu
Hay khiến dứt trừ nhiều tội nghiệp
Thiên long các thánh đồng từ hộ
Trăm ngàn tam muội đã huân tu
Thân thọ trì là quang minh tràng
Tâm thọ trì là thần thông tạng
Rửa sạch trần lao khơi bể nguyện
Mở môn phương tiện đến Bồ đề
Nay con khen ngợi thệ qui y
Nguyện chỗ mong cầu được thành tựu.
1) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.
2) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.
3) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau độ các chúng sanh.
4) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.
5) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.
6) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.
7) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau được giới định đạo.
8) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.
9) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con mau về nhà vô vi.
10) Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.
Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.
Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu diệt.
Nếu con hướng về loài ngạ quỷ,
Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu La,
Tu la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các súc sanh,
Súc sanh tự được trí huệ lớn".
Ðại Từ Ðại Bi Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát Ma ha tát
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni
Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da.1
Nam-mô a rị da2, bà lô yết đế thước bác ra da3, Bồ-đề tát đỏa bà da4, ma ha tát đỏa bà da5, ma ha ca lô ni ca da6, Án!7, tát bàn ra phạt duệ8, số đát na đát tỏa9.
Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da10, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà11.
Nam-mô na ra cẩn trì12, hê rị ma ha bàn đa sa mế13, tát bà a tha đậu thâu bằng14, a thệ dựng15, tát bà tát đa, na ma bà tát đa, na ma bà già16, ma phạt đạt đậu17, đát điệt tha.18
Án, a bà lô hê19, lô ca đế20, ca ra đế21, di hê rị22, ma ha bồ-đề tát đỏa23, tát bà tát bà24, ma ra ma ra25, ma hê ma hê, rị đà dựng26, cu lô cu lô kiết mông27, độ lô độ lô, phạt xà da đế28, ma ha phạt xà da đế29, đà ra đà ra30, địa rị ni31, thất Phật ra da32, dá ra dá ra33.
Mạ mạ phạt ma ra34, mục đế lệ35, y hê di hê36, thất na thất na37, a ra sâm Phật ra xá-lợi38, phạt sa phạt sâm39, Phật ra xá da40, hô lô hô lô ma ra41, hô lô hô lô hê lỵ42, ta ra ta ra43, tất rị tất rị44, tô rô tô rô45, bồ-đề dạ bồ-đề dạ46, bồ-đà dạ bồ-đà dạ47, di đế rị dạ48, na ra cẩn trì49, địa rị sắc ni na50, ba dạ ma na51, ta bà ha52.
Tất đà dạ53, ta bà ha54. Ma ha tất đà dạ55, ta bà ha56. Tất đà du nghệ57, thất bàn ra dạ58, ta bà ha59. Na ra cẩn trì60, ta bà ha61. Ma ra na ra62, ta bà ha63. Tất ra tăng a mục khê da64, ta bà ha65. Ta bà ma ha, a tất đà dạ66, ta bà ha67.
Giả kiết ra a tất đà dạ68, ta bà ha69. Bà đà ma yết tất đà dạ70, ta bà ha71. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ72, ta bà ha73. Ma bà lỵ thắng yết ra dạ74, ta bà ha75.
Nam-mô hắt ra đát na, đa ra dạ da76.
Nam-mô a rị da77, bà lô yết đế78, thước bàng ra dạ79, ta bà ha80.
Án! Tất điện đô81, mạng đa ra82, bạt đà dạ83, ta-bà ha84.
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 5 lần
Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni trở lên )
Ma Ra Ma Ra [25]
Án-- phạ nhựt ra, phạ đa ra, hồng phấn tra.
UM! BÚT RUM! HÙM!
( Tụng mỗi ngày ít nhất là 108 LẦN THỦ NHÃN trở lên
như trì “Như-Ý-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp” chẳng hạn.)
Quang, thọ khó suy lường,
Sáng lặng khắp mười phương.
Thế Tôn Vô Lượng Quang,
Cha lành cõi Liên ban.
Thần lực chẳng tư nghì,
Sống lâu A tăng kỳ.
A Di Đà Như Lai,
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh,
Công đức lạ trang nghiêm.
Nơi tất cả quần sanh,
Vượt lên ngôi Bất thối.
Mười phương hằng sa Phật.
Đều ngợi khen Vô Lượng.
Cho nên hôm nay con,
Nguyện sanh về An Dưỡng.
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI
ÐẠI TỪ ÐẠI BI TIẾP DẪN ÐẠO SƯ A DI ÐÀ PHẬT
(Kế tiếp niệm)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
( Chuyên tụng Ðại-Bi-Tâm Ðà-Ra-Ni cũng được vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về cách trì niệm, Bút-giả lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ cạn đến sâu:
1 – Ký số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1 đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.
2 – Chứng số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 –Chỉ quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.
4 – Tịch tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới, đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là Tịch tĩnh niệm.
Pháp thức niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, Bút-giả đã suy tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.)
III.- PHẦN PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
(Sau khi trì danh đủ số, đến quỳ trước bàn Phật, chắp tay niệm)
Nam mô A-Di Ðà Phật (niệm mau 10 hơi)
KINH: Lúc xướng chữ A, thời nhập bát nhã ba la mật môn tên là Bồ Tát oai lực nhập vô sai biệt cảnh giới.)
Nam mô Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Thế-Chí Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát (3 câu)
Nam mô Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát (3 câu)
(Vẫn quỳ, chí tâm đọc bài kệ phát nguyện hồi hướng)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền CHỨNG Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu.
( Bài kệ trên tuy đơn giản, song đầy đủ tất cả ý nghĩa. Hành giả có thể đọc nguyện văn khác mà mình ưa thích, nhưng phải đúng với ý nghĩa phát nguyện hồi hướng. Xong đứng lên xướng)
NHỨT TÂM QUY MẠNG LỄ: Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư Pháp giới Tạng thân A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI biến pháp giới Tam bảo. (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)
Hộ-Pháp Vi- Đà Tôn-Thiên Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (1 lạy)
NHỨT TÂM QUY MẠNG ÐẢNH LỄ:
Phương Liên Tịnh Xứ Mật-Tịnh đạo tràng, TRÚC LIÊN BỔN THẤT, CỐ HÒA THƯỢNG TỔ SƯ, Thích Thượng Thiền hạ Tâm thùy từ minh chứng (1 lạy)
CHUNG
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ KINH HOA NGHIÊM, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
MỘT TRĂM BÀI KỆ NIỆM PHẬT
Năm Mùi non-nước một màu Tân,
Cánh én, cành mai đón chúa Xuân.
Đức mõng đã cam bề ẩn-dật,
Tài sơ vui với đạo thanh-bần.
Xin tu theo Phật môn huyền-diệu,
Chớ nghĩ phàm tăng chốn bạch-vân.
Nếu có túc-duyên rồi sẽ gặp,
Đừng lên mâu thất bận xa-gần.
(Năm Tân-Mùi 1990 được gởi ra từ trong tịnh-thất cho một Phật-tử ở phương-xa về thăm)
(Giảng Giải Kinh Pháp Bảo Đàn - HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH)
1. TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”,
“ CHƠN TÂM BỔN TÁNH” của mình không sanh không diệt, mười pháp giới, dù là Phật hay súc sanh, dù là CỰC LẠC hay TA BÀ… cũng có cùng một CHƠN TÂM này. Vì “CHƠN TÂM” vô ngã (NHÂN VÔ NGÃ, PHÁP VÔ NGÃ) nên hễ duyên với pháp lành thì thành Phật, thành Bồ-tát, THÀNH CỰC LẠC… Còn duyên với pháp ác thì thành ngạ qủi, thành súc sanh, THÀNH TA BÀ…
NẾU CÕI CỰC LẠC DO “DUY TÂM” SỞ HIỆN, THÌ PHẢI CÓ ĐỦ CHÁNH BÁO (PHẬT VÀ NHÂN DÂN CỦA NGÀI) , Y BÁO ( ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, CÂY, CHIM …ĐỀU THUYẾT PHÁP). CHIM LÀ Y BÁO VÌ DO PHẬT DI ĐÀ BIẾN HÓA RA .
NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ “Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO” MÀ NÓI TỊNH ĐỘ Ở TRONG TÂM, CỰC LẠC Ở TẠI ĐÂY, TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “CHƠN TÂM SỞ HIỆN NHƯ TRONG KINH HOA NGHIÊM, LĂNG NGHIÊM, DUY MA CẬT… ĐÃ NÓI.”
KINH A DI ĐÀ
NHƠN HẠNH VÃNG SANH
Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện-căn phước-đức nhơn-duyên, đắc sanh bỉ quốc.
Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện-nam tử, thiện-nư nhơn, văn thuyết A-Di-Ðà Phật, chấp trì danh-hiệu, nhược nhứt nhựt, nhược nhị nhựt, nhược tam nhựt, nhược tứ nhựt, nhược ngũ nhựt, nhược lục nhựt, nhược thất nhựt, nhứt tâm bất loạn.
Kỳ nhơn lâm mạng chung thời, A-Di-Ðà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền.
Thị nhơn chung thời, tâm bất điên-đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Ðà Phật Cực-lạc quốc-độ.
Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn.
Nhược hữu chúng-sanh văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
DIỆU HIỆP
Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:
“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ: sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều ở nơi tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên sáu trần trong thân là tâm mình. Do đó nên bảo: “Phật ở nơi đây, cõi Cực Lạc cũng ở trong ấy, không cần tìm cầu đâu xa!” Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về vọng tâm, vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?
Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng. Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không. Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa khoảng thái thanh bao la lặng lẽ. Chân tâm đã rộng lớn như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở trong tâm? Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt. Tất cả thế giới gồm thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.
Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”. Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình, phải cầu đức Phật kia. Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm? Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm? Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài, dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó. Càng sai lầm hơn nữa, họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng. Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết. Họ lại bảo cảnh vui hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng thương xót!
Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc. Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng, nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả chân tâm. Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng. Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy, cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới có thể nói là vô ngại.
Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề. Trái lại người có chút ít học thức thông minh, bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh, kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi. Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ Tín phải tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ. Về chữ Nguyện, nên phát tâm cầu sanh Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả. Về chữ Hạnh, phải hiếu dưỡng cha mẹ, kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm, phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây phương. Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát? Nay tôi thiết tha đảnh lễ, kính khuyên các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành nơi cõi Liên hoa thế giới…”
Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.
MẤY ĐIỆU SEN THANH
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH
Comments
Post a Comment