19. Thanh-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp 

 

Rị Ðà Dựng [26]

Án-- chỉ rị chỉ rị, phạ nhựt-ra,

                 bộ ra bạn đà, hồng phấn tra.



Kinh nói rằng: “Nếu muốn được sanh về mười phương tịnh-độ, 

                                 nên cầu nơi Tay cầm Hoa-Sen-Xanh.”


Thần-chú rằng: Rị Ðà Dựng [26]

Chơn-ngôn rằng: Án-- chỉ rị chỉ rị, phạ nhựt-ra, bộ ra bạn đà, hồng phấn tra.




Kệ tụng:



Niệm Phật niệm pháp niệm thánh tăng
Thập phương tịnh độ bảo liên đăng
Hoa khai Phật hiện viên giác quả
Nhậm vận lai vãng sát na trung.

( Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm thánh Tăng.

Mười  phương tịnh độ được vãng sanh.

Hoa khai thấy Phật chứng “VÔ SANH”.

“TỰ TẠI” QUA LẠI MƯỜI PHƯƠNG TỊNH ĐỘ TRONG KHOẢNG MỘT SÁT NA.)



Ý nói là nếu Qúy-vị Niệm Phật (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT…), hoặc Niệm Pháp (Tụng-Kinh, Tham-Thiền, Trì Chú…) hoặc Niệm Tăng (Nam-mô Ðại-bi Quán Thế Âm Bồ-tát… ) thì tùy theo ý nguyện được  vãng sanh về Tịnh-độ ở mười phương. Như là : Đức “Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai” ở phương Đông , Đức “A-Di Đà Như Lai” ở phương Tây


Hay là:

Nếu Qúy-vị “TRÌ TỤNG” THANH LIÊN HOA THỦ NHÃN ẤN PHÁP thì cũng được vãng sanh ở mười phương tịnh độ tùy theo ý nguyện của mình. Được hóa sanh trong hoa sen ở mười phương tịnh độ, khi hoa khai thì thấy Phật chứng Vô-sanh, rồi dùng “THẦN TÚC THÔNG” TỰ TẠI ĐẾN ĐI TRONG MƯỜI PHƯƠNG TỊNH ĐỘ, CHỈ KHOẢNG MỘT SÁT NA. ( Trong 1 niệm có 90 sát-na sanh diệt)


Cho nên, ta thấy cho dù “CÁC NHÀ BÁC HỌC, KHOA HỌC, THIÊN VĂN, VẬT LÝ, NGUYÊN TỬ…” Ở CÙNG TẬN ĐỜI VỊ LAI, CŨNG KHÔNG THỂ HIỂU ĐƯỢC LOẠI “THẦN TÚC THÔNG” NÀY, NẾU HỌ KHÔNG HỌC “KINH HOA NGHIÊN”, “LĂNG NGHIÊM” VÀ “PHÁP HOA.”


Tại sao? Vì Phật, Bồ-tát và người ở Tịnh-độ, thì “TỰ TẠI” với thời gian không gian, có thể đêm 60 tiểu kiếp ở trong khoảng thời gian “một bửa ăn”. Như đức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh chẳng hạn.




KINH VĂN :

 

24.- Bấy giờ, đức Phật Nhật-Nguyệt-Ðăng-Minh từ trong chánh-định mà dậy, vì Diệu-Quang Bồ-tát nói kinh đại-thừa tên 'Diệu-Pháp-Liên-Hoa Giáo-Bồ-tát Pháp Phật Sở Hộ-Niệm', trải qua sáu mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi.

25.- Lúc ấy trong hội, người nghe pháp cũng ngồi một chỗ đến sáu mươi tiểu kiếp thân tâm đều không lay động, nghe đức Phật nói pháp cho là như trong khoảng bữa ăn. Bấy giờ trong chúng không có một người nào hoặc là thân hoặc là tâm mà sanh lười mỏi.

 

( Kinh Diệu Pháp Liên Hoa-Phẩm 'Tựa' Thứ Nhất)




Hoặc có thể đêm “3 a-tăng-kỳ kiếp” ở trong khoảng thời gian hiến châu. Như Long-Nữ thành Phật chẳng hạn. Long-Nữ làm được việc nầy, chứng tỏ đây là một vị Bồ-tát nhất sanh bổ xứ thị hiện.



KINH VĂN :


7.--- Bấy giờ, ngài Xá-Lợi-Phất nói với Long-nữ rằng: "Ngươi nói không bao lâu chứng được đạo vô-thượng, việc đó khó tin. Vì sao? Vì thân gái nhơ-uế chẳng phải là pháp-khí, thế nào có thể được thành vô-thượng chính-giác? Ðạo Phật xa rộng phải trải qua vô-lượng kiếp cần khổ chứa nhóm công-hạnh, tu đủ các độ, vậy sau mới thành được.

Lại thân gái còn có năm điều chướng: một, chẳng được làm Phạm-Thiên-Vương; hai, chẳng được làm Ðế-Thích; ba, chẳng được làm Ma-vương; bốn, chẳng được làm Chuyển-luân Thánh-vương; năm, chẳng được làm Phật. Thế nào thân gái được mau thành Phật?".

Lúc đó, Long-nữ có một hột châu báu, giá-trị bằng cõi tam-thiên đại-thiên đem dâng đức Phật. Phật liền nhận lấy. Long-nữ nói với Trí-Tích Bồ-Tát cùng tôn-giả Xá-Lợi-Phất rằng: "Tôi hiến châu báu, đức Thế-Tôn nạp thọ, việc đó có mau chăng?".

---Ðáp: "Rất mau".
---Long-nữ nói: "Lấy sức thần của các ông xem tôi thành Phật lại mau hơn việc đó".

Ðang lúc đó cả chúng-hội đều thấy Long-nữ thoạt nhiên biến thành nam-tử, đủ hạnh Bồ-tát, liền qua cõi Vô-Cấu ở phương Nam, ngồi tòa sen báu thành bậc Ðẳng-chánh-giác, đủ ba mươi hai tướng, tám mươi vẽ đẹp, khắp vì tất cả chúng-sanh trong mười-phương mà diễn nói pháp mầu.

(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa -Phẩm 'Ðề-Bà-Ðạt-Ða' Thứ Mười Hai)

 


Lại nữa, Ta thấy rằng Pháp Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng của “ĐẠI THỪA” LÀ CẦU VÃNG SANH TỊNH ĐỘ Đ CHỨNG ĐƯỢC “VÔ SANH” TỨC LÀ CHỨNG ĐƯỢC “VIÊN GIÁC QỦA”,  VÀ SẼ THÀNH PHẬT Ở VỊ LAI.

Chứ không phải “ Niệm-Phật, Niệm-Pháp, Niệm-Tăng” để được “HIỆN TẠI LẠC TRÚ”,  hay “Pháp Quyền Giáo” để dứt trừ vọng tưởng, hoặc “Pháp Tiệm Giáo” để giao lần thiện căn…




Kệ tụng:


Một câu A Di Đà
Chứng ba ngôi Bất thối
Chỉ trong một đời này
Được bổ lên Phật vị




( 100 Bài Kệ Niệm Phật
Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch)



Lại nữa, từ xưa đến nay người tu “TỊNH ĐỘ” PHẦN ĐÔNG ĐỀU CẦU VÃNG SANH VỀ  cõi CỰC 
LẠC CỦA PHẬT A DI ĐÀ Ở PHƯƠNG TÂY.  TẠI VÌ SAO ?




Hỏi:- Mười phương đều có chư Phật và Tịnh Độ. Nếu vì lẽ chúng sanh ở cõi nầy tâm tánh trược loạn, niệm nhiều vị Phật e Tam Muội khó thành, tại sao người tu không tùy ý niệm một đức Phật, tùy nguyện cầu sanh về một Tịnh Độ nào khác, hà tất phải riêng niệm Đức A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc? 


Đáp:- Phàm phu vô trí phải theo lời Phật dạy, chẳng nên tự chuyên, vì thế xưa nay những người tu Tịnh Độ đều chuyên niệm Phật A Di Đà. Theo lời Phật dạy là thế nào?


Đức Thích Ca Thế Tôn một đời thuyết pháp, hằng khuyên chúng sanh niệm Phật A Di Đà cầu sanh về thế giới Cực Lạc. Như trong các kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phật Thuyết A Di Đà,  Pháp Hoa, Hoa Nghiêm ... có đến mấy mươi bộ, Phật đều ân cần khuyên sanh về Tây Phương.

Chẳng những riêng các kinh, mà trong các luận, chư Bồ Tát, Tổ Sư đều bảo nên cầu sanh về Cực Lạc

Lại nữa, đức Phật A Di Đà có bốn mươi tám điều đại bi nguyện lực để tiếp độ chúng sanh.

Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: 'Phật A Di Đà có tám mươi bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám mươi bốn ngàn vẻ đẹp tùy hình, mỗi vẻ đẹp phóng ra tám mươi bốn ngàn tia sáng soi khắp pháp giới nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật không rời bỏ.

Nếu có chúng sanh nào niệm danh hiệu ngài, thì cơ cảm tương ưng, quyết định sẽ được vãng sanh.'


Các kinh Phật Thuyết A Di Đà, Vô Lượng Thọ, Cổ Âm Vương Đà Ra Ni đều nói: 'Khi Đức Thích Ca thuyết kinh, hằng hà sa chư Phật ở mười phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp cõi đại thiên để chứng thật rằng nếu chúng sanh nào niệm Phật A Di Đà, tất sẽ nương nhờ đại bi nguyện lực của ngài, quyết định được sanh về thế giới Cực Lạc.' 



Còn về “KHÔNG GIAN” thì có thể đêm “KHẮP CÕI ĐẠI THIÊN” để ở trong “ MỘT TƯỚNG LƯỠI ” của Chư Phật. Xin xem, “THẬP HUYỀN MÔN “  của KINH HOA NGHIÊM sẽ rõ “SỰ RỘNG VÀ HẸP TỰ TẠI KHÔNG NGẠI.”




Nên biết Phật A Di Đà đối với cõi nầy có nhân duyên lớn. Như kinh Vô Lượng Thọ nói: 'Trong thời mạt, khi các kinh khác đã diệt hết, chỉ còn kinh nầy lưu trú ở đời một trăm năm để tiếp độ loài hữu tình vãng sanh về cõi kia.' Đây là điểm chứng minh Phật A Di Đà đối với chúng sanh ở cõi trược nầy có đại nhân duyên. 


Về các Tịnh Độ khác, tuy một, hai bộ kinh có lược khuyên vãng sanh, song chẳng bằng cõi Cực Lạc là tiêu điểm mà các kinh, luận đều ân cần khuyến hướng. 



Tịnh Độ Thập Nghi Luận  (của Trí Giả Đại Sư )
Việt Dịch: HÒA THƯỢNG Thiền Tâm



Tuy nhiên, sở thích và nhân duyên của chúng-sanh với chư Phật khác nhau, cho nên nếu Qúy-vị ưa thích vị Phật nào, thì nguyện sanh về cõi  Đức Phật đó.




Kệ tụng:


Chuyên tụng một phẩm Kinh
Một Chân-Ngôn, hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện
Thỏa mãn các mong cầu

Chỉ sợ người không tin
Hoặc tin mà không sâu
Lại ngại không thực hành
Hoặc hành không bền lâu
Hoặc tuy hành bền lâu
Không chí tâm khẩn cầu




Chí tâm là không vọng
Trì niệm quên thân tâm
Lặng lẽ dứt phân biệt
Không trong, ngoài, người, cảnh

Khi đi, đứng, thức, ngủ
Chẳng bỏ câu trì niệm
Lúc hưỡn, gấp, an, nguy
Cũng vững vàng trì niệm
Cho đến khi sắp chết
Vẫn như thế trì niệm
Ðắc, thất đều do đây
Cần chi hỏi tri thức

Không hành như trên đây
Phật cũng khó cứu vớt
Huống nữa là phàm Tăng
Giúp ích được gì đâu

Nhớ lời Cổ Ðức dạy:
“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau
Là hết lòng THÀNH KÍNH
Nhiệm mầu cực nhiệm mầu ”
Hãy ghi nhớ lời nầy
Lắng lòng suy gẫm sâu




THÀNH KÍNH là “NHẤT TÂM” tu “MỘT PHÁP” như chỉ trì 1 thủ nhãn..., trong vòng 7, 21, 49…để khắc kỳ cầu chứng nghiệm.Tuy nhiên, nếu thấy không làm được thì có thể kiêm tu hoặc “Niệm Phật và Trì Chú” , hoặc “Trì Chú và Tụng Kinh”…  như dù “CHUYÊN TU” hay “KIÊM TU” , đều tối trọng yếu là dùng “TÍN, NGUYỆN”  để đem công hạnh tu trì trong một đời hướng về cõi Tịnh-độ mà Qúy-vị ưa thích ĐƯỢC VÃNG SANH.





PHÁP YẾU TU HÀNH


HÒA THƯỢNG Thích-Thiền-Tâm.





Tóm lại, nếu Qúy-vị “TRÌ” THANH LIÊN HOA THỦ NHÃN ẤN PHÁP  thì tùy ý vãng-sanh ở 10 phương “TỊNH ĐỘ”, được hóa sanh trong hoa sen xanh, khi hoa nở thấy Phật “CHỨNG VÔ SANH”, rồi trong khoảng 1 “SÁT NA TỰ TẠI” qua lại trong 10 phương Tịnh-độ.

Cũng như trong KINH LĂNG GÌA nói về “Ý SANH THÂN, KHÔNG CẦN TÁC Ý MÀ HIỆN VÔ LƯỢNG THÂN CÙNG MỘT LÚC KHẮP MƯỜI PHƯƠNG”


(CHỦNG LOẠI CÂU SANH VÔ HÀNH TÁC Ý SANH THÂN)





26. Ma Hê Ma Hê Rị Ðà Dựng 



Ma Hê Ma Hê. Hán dịch là “Vô ngôn cực ý”

“Vô ngôn” nghĩa là không cần phải nói nữa.

 

“Cực ý” có nghĩa là ý niệm kia đã đạt đến chỗ tối thượng, đã đạt chỗ vi diệu rồi.

Ma hê ma hê cũng còn có thể dịch là “tự tại”. Tự tại như Đại Phạm Thiên Vương: không buồn, không phiền, không lo, không giận. Suốt ngày đều được tự chủ và an vui.

 

Đây là “Ngũ Sắc Vân Thủ Nhãn”. Khi biết ấn này, sẽ làm lưu xuất ra mây lành ngũ sắc, và hành giả sẽ đạt được năng lực tự tại phi thường. Diệu dụng và năng lực tự tại của ấn pháp này thực là vô lượng vô biên.



Rị Ðà Dựng  là “Thanh Liên Hoa thủ nhãn”. Có nghĩa là “Liên hoa tâm”. Khi quí vị hành trì ấn pháp này thành tựu, sẽ được mùi hương hoa sen xanh toả ra, và được mười phương chư Phật tán thán. Sự vi diệu thật khó có thể nghĩ bàn. Đúng là:

 

Pháp Phật cao siêu thật nhiệm mầu
Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu!

 



26. Ma Hê Ma Hê Rị Ðà Dựng 

BỔN THÂN ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ




23. Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp 

 

Ma Hê Ma Hê [26]

Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.



23.   The Five-colored Cloud Hand and Eye
         
Ngũ-Sắc-Vân Thủ Nhãn Ấn Pháp




Theo trong KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng: “Khi Quý vị trì tụng câu chú MA HÊ MA HÊ RỊ ÐÀ DỰNG,  thì ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ sẽ  “XUẤT HIỆN”, để TIẾP DẪN QUÝ VỊ  VỀ CÕI  CỰC LẠC CỦA NGÀI.

 

BỔN THÂN ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ Thường trì “THANH LIÊN HOA THỦ NHÃN ẤN PHÁP” và NGŨ SẮC VÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để TIẾP DẪN  CHÚNG SANH TRONG 10 PHƯƠNG SANH VỀ TÂY PHƯƠNG  CỰC LẠC CỦA NGÀI, THÌ CHỨNG ĐƯỢC “BẤT THOÁI CHUYỂN”, CHO TỚI KHI THÀNH PHẬT. Cũng như Bồ-tát QUÁN THẾ ÂM,  đã thành PHẬT là “CHÁNH PHÁP MINH NHƯ LAI”, mà vẫn TRÌ CHÚ ĐẠI BI để Tiếp Dẫn chúng sanh VÃNG SANH về Cực-lạc.

 

Nếu “QUÝ VỊ” Thường TRÌ “THANH LIÊN HOA THỦ NHÃN ẤN PHÁP” và NGŨ SẮC VÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của PHẬT A DI ĐÀ, nghĩa là cũng làm được như Ngài vậy.




Kệ tụng :


 

Ứng cơ thị hiện vô lượng thân

Đại tiểu quyền thật hiển uy thần

Kim cang bất hoại thường tự tại

Thiên nhãn diêu quán thiên nhĩ văn.



Còn theo “KỆ TỤNG” thì BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM, TÙY THEO CĂN CƠ CỦA CHÚNG SANH TRONG 10 PHƯƠNG, MÀ HIỆN VÔ LƯỢNG THÂN, VÔ LƯỢNG TAY MẮT (THỦ NHÃN), VÔ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN NHƯ LÀ PHÁP: ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA, QUYỀN THỪA, THẬT THỪA hoặc HIỂN UY LỰC  hoặc HIỆN THẦN THÔNG BIẾN HÓA...


ĐỂ GIÚP CHO NGƯỜI TU 2 THỦ NHÃN NẦY, MAU ĐƯỢC THÂN KIM CANG BẤT HOẠI THƯỜNG TỰ TẠI, TỨC LÀ CHỨNG ĐƯỢC “PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ” CỦA CÁC ĐỨC NHƯ LAI.



 

KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI XUẤT TƯỢNG

Hòa Thượng THIỀN TÂM Dịch ra VIỆT VĂN

 

KỆ TỤNG

Hòa Thượng TUYÊN HÓA Kệ tụng

 

 

ĐẠI BI CHÚ

 

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)






PHÁP YẾU TU HÀNH

 

HÒA THƯỢNG Thích-Thiền-Tâm.




Yếu điểm của đường tu
Gồm hai phần Sự, Lý
Lý tu là sửa tâm
Cho hợp với chân lý
Sự tu chỉnh ba nghiệp
Giúp chứng cảnh chân như
Sửa tâm là dứt trừ
Nghiệp tham, ái, nóng, giận
Si mê cùng tật đố
Ngã mạn với kiêu căng
Chớ chạy theo hình thức
Say đắm nẻo lợi danh
Chuộng địa vị, quyền hành
Khoe thông minh, tài giỏi
Phải sanh lòng giác ngộ
Niệm thanh tịnh từ bi
Dõng tiến mà kiên trì
Sáng suốt mà khiêm hạ
Tự nghĩ mình xưa nay
Ðã tạo nhiều tội chướng
Chịu nhẫn nhục, sám hối
Biết an phận, tùy duyên
Duyên tốt chẳng kiêu khoe
Duyên xấu không thối não
Bình tỉnh mãi tiến tu
Như bơi thuyền ngược nước
Về biển Tát Bà Nhã
Ðến Bảo Sở an vui
Ðó là phần tu tâm
Hợp với lý giải thoát
Sự tu là thân nghiệp
Lễ kính Phật sám hối
Khẩu nghiệp trì chú kinh
Hoặc niệm Phật khen ngợi
Ý nghiệp giữ thanh tịnh
Mật tu môn Lục Niệm
Nguyện đền đáp bốn ân
Nguyện mình cùng chúng sanh
Sanh cõi vui thành Phật



Ðời đời gặp chánh Pháp
Tu sáu độ muôn hạnh
Tâm Bồ Ðề độ sanh
Trần kiếp không thối chuyển
Tu Sự mà bỏ Lý
Làm sao mở chân tâm?
Tu Lý mà phế Sự
Cũng không thể thành Phật !
Tu Sự chẳng chấp TƯỚNG
Thì tức SẮC là KHÔNG
Tu Lý không bỏ Sự
Ðó tức KHÔNG là SẮC
Lý chính thật Chân-Không
Sự là phần Diệu-Hữu
Chân-Không tức Diệu-Hữu
Diệu-Hữu tức Chân-Không
Nếu chưa đạt lẽ nầy
Thà tu hành chấp CÓ
Ðừng cầu cao bác tướng
Mà lạc vào Ngoan-Không
Ðây chính hầm khổ đọa
Kẻ thông minh đời nay
Ða số mắc lỗi nầy
Xưa có sư Tông-Thắng
Tài huệ biện cao siêu
Vì ỷ giỏi kiêu căng
Nên bị nhục chiết phục
Hỗ thẹn muốn tự tận
Thọ thần hiện thân khuyên
“  nay đã trăm tuổi
Tám mươi năm lầm lạc
May nhờ gặp Thánh nhân
Huân tu mà học đạo
Tuy có chút công đức
Mà lòng hay bỉ ngã
Ỷ thông minh biện bác
Lấn người không khiêm hạ
Lời cao hạnh chưa cao
Nên phải bị quả báo
Từ đây nên tự kiểm
Ít lâu thành trí lạ
Các THÁNH đều tồn tâm
NHƯ LAI cũng như vậy ”



Lại có kẻ đua tướng
Tranh Thượng Tọa ,Ni Sư
Mượn thuyết pháp, tụng kinh
Ðể mưu cầu lợi dưỡng
Dành đệ tử, chùa chiền
Lập bè đảng, quyến thuộc
Thấy có ai hơn mình
Liền thị phi tật đố
Hại Thầy Bạn, phản Ðạo
Lừa dối hàng tín tâm
Lời nói thật rất cao
Việc làm thật rất thấp
Lý Sự đều sai trái
Hạng ấy hiện rất nhiều
Tạo biển khổ thêm sâu
Khiến đau lòng tri-thức
Lý, Sự đại lược thế
Công đức làm sao được?
Phật là ÐẠI Y VƯƠNG
Pháp là DIỆU TIÊN DƯỢC
Là phương-thuật rất mầu
Là như-ý bảo châu
Hay trừ nạn nghèo khổ
Khiến cho được giàu vui
Hay trừ tất cả bệnh
Khiến mau được bình phục
Hay trừ nạn yểu số
Khiến thọ-mạng dài lâu
Hay khỏi các tai ách
Như bão lụt, binh lửa
Giặc cướp cùng tà ngoại
Ác thú với độc xà
Các yêu ma , quỷ mị
Nạn động đất, xe, thuyền
Những phù-chú ếm-đối
Ðều phá tiêu tan hết
Cho đến trừ tội chướng
Sanh trưởng phước huệ to
Cứu chúng đọa Tam Ðồ
Siêu lên bờ giải thoát
Chuyên tụng một phẩm Kinh
Một Chân-Ngôn, hiệu Phật
Thì thành tựu các nguyện
Thỏa mãn các mong cầu



Chỉ sợ người không tin
Hoặc tin mà không sâu
Lại ngại không thực hành
Hoặc hành không bền lâu
Hoặc tuy hành bền lâu
Không chí tâm khẩn cầu
Chí tâm là không vọng
Trì niệm quên thân tâm
Lặng lẽ dứt phân biệt
Không trong, ngoài, người, cảnh
Khi đi, đứng, thức, ngủ
Chẳng bỏ câu trì niệm
Lúc hưỡn, gấp, an, nguy
Cũng vững vàng trì niệm
Cho đến khi sắp chết
Vẫn như thế trì niệm
Ðắc, thất đều do đây
Cần chi hỏi tri thức
Không hành như trên đây
Phật cũng khó cứu vớt
Huống nữa là phàm Tăng
Giúp ích được gì đâu
Nhớ lời Cổ Ðức dạy:
“Ta có một bí quyết
Khẩn thiết khuyên bảo nhau
Là hết lòng thành kính
Nhiệm mầu cực nhiệm mầu ”
Hãy ghi nhớ lời nầy
Lắng lòng suy gẫm sâu
Trời xanh tươi biếc một mầu
Ánh trăng vẫn sáng một mầu xưa nay
Mà sao đời đạo đổi thay
Cỏ hoa đượm nét u-hoài thờ-ơ
“Thuyết pháp bất đậu cơ
Chúng sanh một khổ hải ”
Ðời mạt suy thế đạo lại thêm thương
Sóng dồn bọt biển tà dương
Con thuyền cứu độ khuất đường vân yên
Bụi hồng tung gió đảo điên
Vô tình mai nở diệu hiền cành xuân.



Nam-mô Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như-Lai.



19. The Blue Lotus Hand and Eye

 


The Sutra says: ”For rebirth in the pure lands of the ten directions,

                                use the Blue Lotus Hand.”



The Mantra: Li two yun.

The True Words: Nan. Jr li jr li. Wa dz la.
                                  Bu la pan two. Hung pan ja.


The verse:



Mindful of the Buddha, the Dharma, and the holy Sangha,

One may ascend to the jeweled lotuses in the pure lands of the ten directions.

When the flower blooms, the Buddha appears, perfecting the fruit of enlightenment,

Coming and going freely in the space of an instant.

 



26. MASHI MASHI RIDHAYU 


 

MASHI MASHI means “no words, the ultimate mind.”


No words means, “Do not speak!” The ultimate mind means the “utmost thought.” And what is that? It’s just what is wonderful.

 

MASHI MASHI may also be translated as “comfort.”

To be as comfortable as the Great Brahma Heaven King: no sorrows, no worries, without care or anxieties, you are happy and in control all day long.

 

This is the Five-colored Cloud Hand and Eye.


Carrying an auspicious five-colored cloud on palm of your hand, you are extremely “comfortable.” Its uses are also limitless and unbounded, and its comfortable, wonderful functions are endless.


 

RIDHAYU is the Blue Lotus Hand and Eye. It means “heart of the lotus flower.” When you have cultivated this hand and eye to perfection, the fragrance of the blue lotus will be manifest, and you will be praised by the Buddhas of the ten directions. It is extremely subtle and wonderful, and inconceivable,



"A supreme and extremely profound Dharma,

Which in a billion aeons is difficult to encounter."

 


 

 

26. MASHI MASHI RIDHAYU 

 

Responding to those who are ready, he appears in boundless bodies.

With awesome spirit, he reveals things great and small, provisional and real.

This vajra indestructible body is forever free at ease.

As his heavenly eye contemplates, his heavenly ear listens.



with the commentary of

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976




MAHAKARUNA  DHARANI


 

1. NAMO RATNATRAYÀYA

2. NAMO ARYA     

3. AVALOKITÉSHAVARAYA

4. BODHISATTVAYA

5. MAHASATTVAYA

6. MAHA KARUNIKAYA

7. AUM!

8. SAVALAVATI

9. SUDHANATASYA

10. NAMASKRITTVA NIMAN ARYA

11. AVALOKITÉSHAVARA LANTABHA

12. NAMO NILAKANTHA

13. SRI MAHAPATASHAMI

14. SARVAD VATASHUBHAM

15. ASHIYUM

16. SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGA

17. MABHATETU

18. TADYATHA

19. AUM! AVALOKA

20. LOKATE

21. KALATI

22. ISHIRI

23. MAHABODHISATTVA

24. SABHO SABHO

25. MARA MARA

26. MASHI MASHI RIDHAYU

27. GURU GURU GHAMAIN

28. DHURU DHURU BHASHIYATI

29. MAHA BHASHIYATI

30. DHARA DHARA

31. DHIRINI

32. SHVARAYA

33. JÁLA JÁLA

34. MÀMÀ BHÀMARA

35. MUDHILI 

36. EHY EHY 

37. SHINA SHINA

38. ALASHINBALASHÁRI

39. BASHÁ BHASNIN

40. BHARASHÁYA

41. HULU HULU PRA

42. HULU HULU SHRI

43. SARA SARA

44. SIRI SIRI 

45. SURU SURU 

46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA

47. BODHÀYA BODHÀYA

48. MAITRIYÉ 

49. NILAKANSTA

50. TRISA RANA

51. BHAYA MANE

52. SVAHA

53. SITAYA

54. SVAHA 

55. MAHA SITAYA 

56. SVAHA

57. SITAYAYE

58. SHVARAYA

59. SVAHA

60. NILAKANTHI

61. SVAHA 

62. PRANILA

63. SVAHA 

64. SHRISINHAMUKHAYA

65. SVAHA

66. SARVA MAHA ASTAYA

67. SVAHA 

68. CHAKRA ASTAYA

69. SVAHA 

70. PADMAKÉSHAYA

71. SVAHA

72. NILAKANTÉ PANTALAYA

73. SVAHA 

74. MOPHOLISHAN KARAYA

75. SVAHA

76. NAMO RATNATRAYAYA

77. NAMO ARYA

78. AVALOKITÉ

79. SHAVARAYA

80. SVAHA 

81. AUM! SIDDHYANTU

82. MANTRA

83. PATAYA

84. SVAHA 





ÐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI

 

 

1. NAM-MÔ HẮC RA ÐÁT NA ÐA RA DẠ DA

2. NAM-MÔ A RỊ DA

3. BÀ LÔ YẾT ÐẾ THƯỚC BÁC RA DA

4. BỒ-ÐỀ TÁT ÐỎA BÀ DA

5. MA HA TÁT ÐỎA BÀ DA

6. MA HA CA LÔ NI CA DA

7. ÁN

8. TÁT BÀN RA PHẠT DUỆ

9. SỐ ÐÁT NA ÐÁT TỎA

10. NAM-MÔ TẤT KIẾT LẬT ÐỎA Y MÔNG A RỊ DA

11. BÀ LÔ KIẾT ÐẾ THẤT PHẬT RA LĂNG ÐÀ BÀ

12. NAM-MÔ NA RA CẨN TRÌ

13. HÊ RỊ MA HA BÀN ÐA SA MẾ

14. TÁT BÀ A THA ÐẬU THÂU BẰNG

15. A THỆ DỰNG

16. TÁT BÀ TÁT ÐA, NA MA BÀ TÁT ÐA, NA MA BÀ GIÀ

17. MA PHẠT ÐẠT ÐẬU

18. ÐÁT ÐIỆT THA

19. ÁN! A BÀ LÔ HÊ

20. LÔ CA ÐẾ

21. CA RA ÐẾ

22. DI HÊ RỊ

23. MA HA BỒ-ÐỀ TÁT ÐỎA

24. TÁT BÀ TÁT BÀ

25. MA RA MA RA

26. MA HÊ MA HÊ RỊ ÐÀ DỰNG

27. CU-LÔ CU-LÔ KIẾT MÔNG

28. ÐỘ LÔ ÐỘ LÔ PHẠT XÀ DA ÐẾ

29. MA HA PHẠT XÀ DA ÐẾ

30. ÐÀ RA ÐÀ RA

31. ÐỊA RỊ NI

32. THẤT PHẬT RA DA

33. DÁ RA DÁ RA

34. MẠ MẠ PHẠT MA RA

35. MỤC ÐẾ LỆ

36. Y HÊ DI HÊ

37. THẤT NA THẤT NA

38. A RA SÂM PHẬT RA XÁ-LỢI

39. PHẠT SA PHẠT SÂM

40. PHẬT RA XÁ DA

41. HÔ LÔ HÔ LÔ MA RA

42. HÔ LÔ HÔ LÔ HÊ LỴ

43. TA RA TA RA

44. TẤT RỊ TẤT RỊ

45. TÔ RÔ TÔ RÔ

46. BỒ-ÐỀ DẠ BỒ-ÐỀ DẠ

47. BỒ-ÐÀ DẠ BỒ-ÐÀ DẠ

48. DI ÐẾ RỊ DẠ

49. NA RA CẨN TRÌ

50. ÐỊA RỊ SẮC NI NA

51. BA DẠ MA NA

52. TA BÀ HA

53. TẤT ÐÀ DẠ

54. TA BÀ HA

55. MA HA TẤT ÐÀ DẠ

56. TA BÀ HA

57. TẤT ÐÀ DU NGHỆ

58. THẤT BÀN RA DẠ

59. TA BÀ HA

60. NA RA CẨN TRÌ

61. TA BÀ HA

62. MA RA NA RA

63. TA BÀ HA

64. TẤT RA TĂNG A MỤC KHÊ DA

65. TA BA HA

66. TA BÀ MA HA A TẤT ÐÀ DẠ

67. TA BÀ HA

68. GIẢ KIẾT RA A TẤT ÐÀ DẠ

69. TA BÀ HA

70. BÀ ÐÀ MA YẾT TẤT ÐÀ DẠ

71. TA BÀ HA

72. NA RA CẨN TRÌ BÀN ÐÀ RA DẠ

73. TA BÀ HA

74. MA BÀ LỴ THẮNG YẾT RA DẠ

75. TA BÀ HA

76. NAM-MÔ HẮT RA ÐÁT NA ÐA RA DẠ DA

77. NAM-MÔ A RỊ DA

78. BÀ LÔ YẾT ÐẾ

79. THƯỚC BÀNG RA DẠ

80. TA BÀ HA

81. ÁN! TẤT ÐIỆN ÐÔ

82. MẠNG ÐA RA

83. BẠT ÐÀ DẠ

84. TA BÀ HA

Comments

Popular posts from this blog