39. The Transformation Buddha  Atop the Crown Hand and Eye

The Sutra says: “For causing the ten-direction Buddhas to quicky come and rub one on
                         the crown, conferring a prediction, use the Transformation Buddha   
                         Atop the Crown Hand.”

The Mantra: Pu two ye.
The True Words: Nan. Wa dz li ni. Wa dz lan yi. Sa wa he.

The verse:

A transformation Buddha atop the crown; this dharma’s very rare;
Rescuing every living being, it pulls them from the mire.
The work complete, the result is full; transcend the Triple World,
And so obtain the Enlightened One’s prophecy of holiness.



39)  Đảnh-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp


Kinh nói rằng: “Nếu muốn 10 phương chư Phật mau đến xoa đầu Thọ-ký, nên cầu nơi
                        Tay Đảnh-Thượng-Hóa-Phật.”

Thần-chú rằng: Bồ-Ðà Dạ [47]

Chân-ngôn rằng: Án-- phạ nhựt-rị ni, phạ nhựt-lảm nghệ, tát-phạ hạ.
  

Kệ tụng:


Hóa Phật đảnh thượng pháp tối kỳ
Phổ cứu quần sinh xuất hãm ni
Công viên quả mãn siêu tam giới
Tức hoạch giác giả thọ thánh ký.

[

Hóa Phật trên “ĐẢNH” pháp diệu kỳ
Cứu độ “QUẦN-SANH” khỏi “TRẦM-LUÂN”
Công viên qủa mãn ra “TAM-GIỚI”
Tức được THỌ-KÝ thành CHÁNH-GIÁC.

]


Khi QÚY-VỊ trì thủ nhãn này được THÀNH-TỰU, thì trên “ĐẢNH” của QÚY-VỊ, có HÓA-PHẬT xuất hiện, ngồi trên HOA-SEN báu, ý nói NHÂN-QUẢ ĐỒNG THỜI, nghĩa là qúy vị được chư phật 10 phương đến xoa đầu thọ-ký cho QỦA VÔ THƯỢNG BỒ-ĐỀ.

Được THỌ-KÝ thì có THỜI-GIAN thành PHẬT nhất định, không phải bị TRẦM-LUÂN mãi trong LUÂN-HỒI, mà không biết khi nào mới THÀNH PHẬT.  (KINH PHÁP-HOA)

Khi được 10 PHƯƠNG PHẬT thọ ký rồi, thì thành tựu được TÍN-CĂN có khả năng THÂM NHẬP PHỔ-HIỀN HẠNH NGUYỆN, đi thẳng đến qủa DIỆU-GIÁC, thành tựu được TAM-THÂN, TỨ-TRÍ, NGŨ-NHÃN, LỤC-THÔNG, 18 PHÁP BẤT CỘNG…ra khỏi NHÀ LỬA trong TAM-GIỚI, rồi dùng ỨNG HÓA THÂN  cứu độ chúng sanh trong ba cõi (TAM HỮU) không có hạn lượng, cho nên nói ĐẢNH PHÁP NẦY RẤT KỲ DIỆU RẤT LẠ KỲ là lý do nầy.

Cũng như THIỆN-TÀI đã trải qua 51 vị THIỆN-TRI-THỨC rồi, sự giác ngộ đã đến ĐẲNG–GIÁC BỒ-TÁT, cùng với DI-LẠC BỒ-TÁT không sai khác.

Vậy mà DI-LẠC bồ tát lại khuyên THIỆN TÀI nên trở về BỔN-SƯ của mình là BỒ-TÁT VĂN-THÙ, để trình bày SỞ HỌC, SỞ HÀNH, SỞ CHỨNG bồ-tát đạo và cầu sự thọ ký   (ẤN CHỨNG) cho.

VĂN-THÙ bồ tát  ẤN-CHỨNG như thế nào?

Ngài không hiện thân ra như các vị thiện tri thức khác, mà từ xa 110 DO-TUẦN, ngài đưa Tay XOA-ĐẦU THIỆN TÀI để ẤN CHỨNG , là ý nói ngài VĂN THÙ lúc nào cũng ở bên cạnh đệ tử của mình dù “XA” hay “GẦN”, cũng như THIỆN TÀI chưa bao giờ rời CĂN-BẢN TRÍ (TRÍ KIM-CANG) mà không tự biết, giống như KẼ CÙNG-TỬ trong KINH PHÁP-HOA, cho nên ngài phải XOA ĐẦU ẤN-CHỨNG cho.

 cảnh-giới của chư PHẬT không phải bậc ĐẲNG-GIÁC có thể hiểu được, phải dùngTÍN-CĂN” mới chứng nhập được. “TÍN-CĂN” LÀ TIN MÌNH CÙNG VỚI PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH CŨNG CÓ “ĐẦY ĐỦ ĐỨC-TƯỚNG TRÍ-HUỆ” NHƯ CHƯ PHẬT.


VĂN-THÙ-SƯ-LỢI BỒ TÁT
Vị Thiện Tri Thức thứ 52

dạy THIỆN TÀI về “TÍN-CĂN”
để thành tựu hạnh PHỔ-HIỀN và NHẬP PHÁP GIỚI được viên mãn.


KINH VĂN: 


Y lời dạy của Di-lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài đi qua hơn một trăm mười (110) thành đến nước Phổ-Môn, thành Tô-Ma-Na, ở nơi cửa  thành suy tìm VĂN-THÙ SƯ-LỢI, trông được gặp gỡ kính thờ.

Bây giờ VĂN-THÙ SƯ-LỢI Bồ-Tát từ xa đưa tay hữu qua khỏi một trăm mười (110)    do-tuần áp trên đầu (xoa đầu) THIỆN-TÀI  mà nói rằng:

Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nếu rời “TÍN-CĂN” thời tâm yếu kém, lo sợ ăn-năn công-hạnh chẳng tròn đủ, thối thất tinh-cần, nơi một thiện-căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công-đức đã cho là đủ. Chẳng thể phát khởi hạnh nguyện, chẳng được thiện-tri-thức nhiếp thọ, chẳng được Như-Lai ức niệm, chẳng biết được pháp-tánh như vậy, lý-thú như vậy, pháp-môn như vậy, công-hạnh như vậy, cảnh-giới như vậy, đều không thể biết khắp, biết nhiều, tột nguồn đáy, hiểu rõ, xu nhập giải-thoát, phân-biệt, chứng biết, chứng đắc, tất cả điều trên đây đều không thể được.

Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát tuyên nói pháp ấy cho THIỆN-TÀI được lợi ích hoan-hỷ thành-tựu vô-số pháp-môn, đầy đủ vô-lượng đại-trí quang-minh, khiến được Bồ-Tát vô-biên-tế đà-la-ni, vô-biên-tế nguyện, vô-biên-tế tam-muội, vô-biên-tế thần-thông, vô-biên-tế trí, khiến vào đạo-tràng phổ-hiền-hạnh.

Lại để Thiện-Tài ở tại chỗ cũ, Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nhiếp thần-lực chẳng hiện.


Kệ tụng:



Niềm tin là bước đạo sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.

Bồ Đề gieo khéo nguyền viên-giác
Không hữu còn thương chấp nhị-biên
Tín-đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây-thiên.

( Niệm Phật Phải DỨT-TRỪ-LÒNG-NGHI - HT THIỀN-TÂM )

Tóm lại, nếu QÚY-VỊ trì ĐẢNH-THƯỢNG-HÓA-PHẬT thủ nhãn ấn pháp được     THÀNH-TỰU, tức là  được chư PHẬT ở 10 phương XOA ĐẦU THỌ-KÝ cho thành CHÁNH-GIÁC, cũng như THIỆN-TÀI được bồ tát VĂN-THÙ XOA ĐẢNH ĐẦU THỌ-KÝ cho vậy, nên  TÍN-CĂN được thành tựu, có khả năng THÂM NHẬP PHỔ-HIỀN HẠNH NGUYỆN, rồi  tùy  theo nguyện lực của mình RA VÀO trong nhà LỬA TAM GIỚI, hoặc thuận hoặc nghịch để cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh khỏi trầm luân trong sanh tử, đi thẳng đến qủa DIỆU-GIÁC. 


Cho nên nói ĐẢNH PHÁP NẦY RẤT KỲ DIỆU RẤT LẠ KỲ là lý do nầy vậy.


Kệ tụng:


Hóa Phật đảnh thượng pháp tối kỳ
Phổ cứu quần sinh xuất hãm ni
Công viên quả mãn siêu tam giới
Tức hoạch giác giả thọ thánh ký.


 
Đảnh-Thượng-Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp
Thứ Ba Mươi Chín

Bồ-Ðà Dạ [47]

                                             Án-- phạ nhựt-rị ni,
                         phạ nhựt-lảm nghệ, tát-phạ hạ.


---o0o---


47) Bồ-Ðà Dạ Bồ-Ðà Dạ


Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì tụng câu chú Bồ-Ðà Dạ Bồ-Ðà Dạ, thì “BỔN-THÂN NGÀI A-NAN” sẽ  “XUẤT HIỆN”, giúp cho Qúy vị “MAU BIẾT TẤT CẢ PHÁP” và “SỚM ĐƯỢC MẮT TRÍ-HUỆ”.

Đây là đấng đã thành tựu “ĐẢNH-THƯỢNG-HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP”.

 

BỔN-THÂN NGÀI A-NAN

 

( Thường TRÌ “ĐẢNH-THƯỢNG-HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để giúp cho Qúy vị “MAU BIẾT TẤT CẢ PHÁP”“SỚM ĐƯỢC MẮT TRÍ-HUỆ”.

 Và ngược lại nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ  “ĐẢNH-THƯỢNG-HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của NGÀI A-NAN, nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)

 

 Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “ĐẢNH-THƯỢNG-HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM sẽ “XUẤT HIỆN” với THÂN TƯỚNG “QUỶ THẦN” XẤU ÁC để hàng phục QUỶ THẦN CƯỜNG BẠO, TU TÂM DƯỠNG TÁNH, đồng CHỨNG VÔ-SANH, đồng nhập  “TÂM KIM-CANG, TRÍ BÁT-NHÔ, thì mới có đủ mọi PHƯƠNG TIỆN KHÉO vào cõi TA-BÀ “NGŨ TRƯỢC ÁC THẾ”, để cứu độ VÔ-LƯỢNG VÔ-BIÊN CHÚNG HỮU TÌNH, VIÊN THÀNH CHỦNG TRÍ.

 

Kệ tụng :

 

 

QUÁN ÂM thị hiện xú ác hình

Chiết phục CƯỜNG BẠO cải tâm linh

Đồng chứng vô sanh BÁT NHÃ TRÍ

Hoàn nhập “TA BÀ” độ hữu tình

 

 

KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”

HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN

 

KỆ TỤNG

HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng



47. Bồ đà dạ 

Câu chú này với câu trước giống nhau, chỉ khác âm giữa Bồ đà dạ. Hán dịch là “trí giả” và “tác giả”. 

- Trí là hiểu biết chân chính, là trí tuệ.
- Giác là sự tỉnh thức.

Người có được sự hiểu biết chân chính là người đã giác ngộ đích thực và có được trí tuệ.

Đây là Đảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp. Chữ hóa Phật trong Dảnh thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp chính là “giác giả”. Vị Bồ tát hành trì thành tựu Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp cũng chính là “trí giả”. Cơ bản, “trí” và “giác” vốn chẳng khác nhau.

Giác là sự giác ngộ, là giai đoạn sau của cái biết tròn đầy chân thực (trí).
Tri là cái biết toàn triệt, là giai đoạn trước của giác ngộ. Nếu quý vị tu tập Đảnh thượng hóa Phật ấn pháp thành tựu rồi thì quý vị sẽ là người có trí tuệ chân chính, là người đã tự mình giác ngộ rồi. Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì mười phương chư Phật sẽ liền đến xoa đầu thọ ký cho quý vị trong tương lai sẽ chứng được quả vị Phật.

Trong khi đang niệm Phật hoặc trì chú, hoặc tọa thiền, hành giả đôi khi có cảm giác là lạ trên đỉnh đầu, như thể có một loài côn trùng bò quanh đầu vậy, nhưng khi quý vị lấy tay sờ đầu thì thấy không có gì lạ. Tôi sẽ nói cho quý vị biết đó là gì. Lúc ấy, chính chư Phật trong mười phương đến xoa đầu thọ ký cho quý vị sẽ thành tựu Phật quả trong tương lai. 

Nhưng vì quý vị chưa có được thiên nhĩ thông nên không nghe được; vì chưa có được thiên nhãn thông nên quý vị không thấy được. Tuy vậy, chư Phật trong mười phương thực sự đã rời bổn độ du hành đến đạo tràng xoa đầu thọ ký cho quý vị. Thế nên nếu quý vị có phước duyên gặp được, thì đây là một cảm ứng xuất phát từ công phu hành trì của quý vị. 

Nhưng quí vị không được khởi tâm mê đắm, hay ngã mạn mà nghĩ rằng: “À! Chư Phật vừa đến xoa đầu thọ ký hộ trì cho tôi”. Nếu quý vị khởi niệm vui mừng hay hãnh diện vì điều này cũng đều là chấp trước. Dù đây là triệu chứng tốt lành, mà khi quý vị đã khởi tâm đắm chấp rồi, thì cũng trở nên xấu.

Trong chương cuối của Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật trìh bày rất nhiều cảnh giới, tất cả đều là cảm ứng xuất phát từ nỗ lực dụng công tu hành. Nhưng nếu hành giả nghĩ rằng mình đã chứng được cảnh giới vi diệu, thì hành giả trở nên bị chấp trước và liền lạc vào tà ma ngoại đạo, liền bị ma chướng. 

Do vậy, khi tu tập pháp này, quý vị phải tự an trú trong trạng thái “như như bất động”. Cho dù có gặp cảnh giới tốt hoặc xấu, cũng giữ tâm kôhng dao động. Khi tâm không dao động, là quý vị có được định lực, trí tuệ sẽ phát sinh. Có trí tuệ chân chính, quý vị sẽ trở thành “trí giả” và “tác giả”.

ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)



Comments

Popular posts from this blog