38. The Non-retreating Gold Wheel Hand and Eye


The Sutra says: “For not retreating from the Bodhi heart from this incarnation until
                          one’s incarnation as a Buddha, use the Non-retreating Gold Wheel
                          Hand.”



The Mantra: Pu ti ye.

The True Words: Nan. She nwo mi dzwo. Sa wa he.



The verse:


The wheel of vajra suppresses the deviant and protects the proper;
Li mei and wang liang  all hide themselves away.
The heart of the Bodhi Way becomes irreversible,
From this life until the life in which you become a Buddha.




38) Bất-Thối-Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp



Kinh nói rằng: “Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, Tâm-bồ-đề thường       
                      không lui sụt, nên cầu nơi Tay cầm Bất-Thối-Kim-Luân.”


Thần-chú rằng: Bồ-Đề Dạ [46]

Chơn-ngôn rằng: Án-- thiết na di tả, tát-phạ hạ.



Kệ tụng:


Thô tà hộ chánh kim cang luân
Ly mỵ vọng lượng câu độn hình
Bồ đề đạo tâm thường bất thoái
Kim thân nãi chí thành Phật thân



[

Dùng TRÍ KIM-CANG chuyển ĐẠI-PHÁP LUÂN, trừ TÀ-MA hộ CHÁNH PHÁP.
Tất cả  LY MỴ VỌNG LƯỢNG đều phải ẨN-HÌNH.
BẤT-THOÁI-KIM-LUÂN thủ nhãn làm cho BỒ-ĐỀ TÂM KIÊN CỐ,
Từ thân trong ĐỜI NẦY cho tới khi THÀNH PHẬT THÂN.

]




Nếu QÚY-VỊ thường trì tụng BẤT-THOÁI KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì cũng như dùng TRÍ KIM-CANG (PHẬT TRI KIẾN) CHUYỂN KIM-CANG-LUÂN ĐẠI PHÁP, QUÁN THẤY 50 loại ma NGŨ UẨN đều không có THẬT TƯỚNG ,  cho nên tất cả LY MỴ VỌNG LƯỢNG đến phá qúy vị, đều bị  HIỆN NGUYÊN HÌNH, khi  qúy vị biết rõ chúng là ai, thì chúng hoảng sợ mà ẨN-HÌNH.

Đây là PHÁP HÀNG PHỤC, thuộc KIM-CANG BỘ, do đức PHẬT A-SÚC, tức là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly ở PHƯƠNG ĐÔNG làm bộ chủ, để trừ TÀ-MA, hộ CHÁNH PHÁP.

Lại nữa, nếu qúy vị TU trì thủ nhãn nầy được “NHỨT-TÂM”, thì cũng như người chứng được Bất-thối-trụ trong THẬP TRỤ, tức là NIỆM bất thối, HẠNH bất thối, VỊ bất thối. NIỆM bất thối là chẳng thối “BỒ-ĐỀ TÂM”, HẠNH bất thối là tinh tấn tu hành, VỊ bất thối là chẳng thối lùi về hàng nhị thừa. Bồ Tát có ba thứ bất thối này, thì dũng mãnh hướng về trước, cho nên gọi là bất thối trụ.

Từ THÂN “BẤT THỐI TRỤ” TRONG ĐỜI NẦY CHO ĐẾN KHI THÀNH PHẬT THÂN, KHÔNG BỊ THOÁI CHUYỂN “BỒ-ĐỀ TÂM”.


KINH VĂN:

7. Bất thoái trụ: Thân tâm hợp thành, nhật ích tăng trưởng, danh bất thoái trụ.

( Bất Thối Trụ – Thân tâm dung hợp, ngày càng tăng trưởng gọi là Bất Thối Trụ.)

Giảng: Bất thối trụ: Tức là niệm bất thối, hành bất thối, vị bất thối. Niệm bất thối là chẳng thối tâm bồ đề, hành bất thối là tinh tấn tu hành, vị bất thối là chẳng thối lùi về hàng nhị thừa. Bồ Tát có ba thứ bất thối này, mà dũng mãnh hướng về trước, cho nên gọi là bất thối trụ.






THẬP TRỤ

1.    Phát Tâm Trụ: A-nan! Thị Thiện nam tử, dĩ chân phương tiện, phát thử thập tâm. Tâm tinh phát huy, thập dụng thiệp nhập. Viên thành nhất tâm, danh phát tâm trụ.

( Phát Tâm Trụ – A Nan! Thiện nam tử ấy, do chân phương tiện phát ra mười bậc tín tâm kể trên, tâm tinh vi phát ra ánh sáng, mười thứ dụng xen lẫn nhau, viên dung thành một tâm, gọi là Phát Tâm Trụ.)

Giảng: Phát Tâm Trụ tức là căn lành của Bồ Tát đã gieo trồng trong quá khứ, đã tu đạo Bồ Tát, đã hành lục độ vạn hạnh, căn lành chín mùi, phát tâm đại bồ đề, trụ ở bậc này, cho nên gọi là ban đầu phát tâm.

2.    Trị Địa Trụ: Tâm trung phát minh, như tịnh lưu ly. Nội hiện tinh kim. Dĩ tiền diệu tâm, lý dĩ thành địa, danh trì địa trụ.

( Trị Địa Trụ – Trong tâm sáng suốt như lưu ly trong sạch, trong hiện vàng ròng tinh túy, dùng diệu tâm trước kia sửa sang thành địa để đi đứng gọi là Trị Địa Trụ )

Giảng: Tức là Bồ Tát trong quá khứ đã tu trị (trừ) tham sân si ở trong tâm. Vô minh, phiền não, chấp trước, tập khí… từng chút, từng chút, dần dần trừ sạch mà trụ ở bậc này, cho nên gọi là trị địa trụ. Phiền não của Bồ Tát có bớt mà chẳng tăng, còn phiền não của chúng ta phàm phu, thì có tăng mà chẳng giảm. Bớt một phần phiền não, thì tăng thêm hai phần phiền não, cho nên càng ngày càng nhiều, có tới tám vạn bốn ngàn phiền não, đây là chẳng có trị địa trụ.

3.    Tu Hành Trụ: Tâm địa thiệp tri, câu đắc minh liễu. Du lý thập phương, đắc vô lưu ngại, danh tu hành trụ.

( Tu Hành Trụ – Tâm địa biết khắp, tất cả rõ ràng, đi khắp mười phương, được chẳng ngăn ngại, gọi là Tu Hành Trụ.)

Giảng: Tức là Bồ Tát siêng tu đủ thứ pháp môn, đối với tất cả tri kiến đều thấu suốt.
               Do đó: “Siêng tu giới định huệ
                             Tức diệt tham sân si.”
Cho nên gọi là tu hành trụ.

4.    Sanh Qúy Trụ: Hạnh dữ Phật đồng, thọ Phật khí phần. Như trung uẩn thân, tự cầu phụ mẫu. Uẩn tín minh thông, nhập Như Lai chủng, danh sanh qúy trụ.

( Sanh Quý Trụ – Hạnh đồng với Phật, thọ tinh thần Phật, như cái thân trung ấm tự tìm cha mẹ, trung ấm dung thông với lòng tin, thầm nhập vào giống Như Lai, gọi là Sanh Quý Trụ.)

Giảng: Bồ Tát vì tu hành, có đủ thứ căn lành, cho nên sinh vào nhà Phật tôn quý, tất cả đều tương đồng với Phật, cho nên gọi là sinh quý trụ.

5.    Cụ Túc Trụ: Ký du đạo thai, thân phụng giác dận. Như thai dĩ thành, nhân tướng bất khuyết, danh phương tiện cụ túc trụ.

(Cụ Túc Trụ – Đã vào đạo thai, nối dòng của Phật, như thai đã thành hình, tướng người đầy đủ, gọi là Phương Tiện Cụ Túc Trụ.)

Giảng: Cụ túc phương tiện trụ: Tức nhiên Bồ Tát sinh vào nhà Phật, nên đầy đủ tất cả phương tiện pháp môn để giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi là cụ túc phương tiện trụ.

6.    Chánh tâm trụ: Dung mạo như Phật, tâm tướng diệc đồng, danh chánh tâm trụ.

( Chánh Tâm Trụ – Dung mạo và tâm tướng đều đồng như Phật, gọi là Chánh Tâm    Trụ.)

Giảng: Lúc này Bồ Tát trụ vào tam muội chánh tâm, đạo tâm tương đồng với Phật, cho nên gọi là chánh tâm trụ.

7.    Bất thoái trụ: Thân tâm hợp thành, nhật ích tăng trưởng, danh bất thoái trụ.

( Bất Thối TrụThân tâm dung hợp, ngày càng tăng trưởng gọi là Bất Thối Trụ.)

Giảng: Bất thối trụ: Tức là niệm bất thối, hành bất thối, vị bất thối. Niệm bất thối là chẳng thối tâm bồ đề, hành bất thối là tinh tấn tu hành, vị bất thối là chẳng thối lùi về hàng nhị thừa. Bồ Tát có ba thứ bất thối này, mà dũng mãnh hướng về trước, cho nên gọi là bất thối trụ.

8.    Đồng chân trụ: Thập thân linh tướng, nhất thời cụ túc, danh đồng chân trụ.

( Đồng Chơn Trụ – Linh tướng của thập thân nhất thời đầy đủ gọi là Đồng Chơn Trụ.)

Giảng: Tức là thể đồng tử chân thật, tức cũng là chẳng có kết hôn (còn thuần NAM hoặc thuần NỮ). Bồ Tát đời đời kiếp kiếp giữ gìn bản lai diện mục (đồng thể), cho nên gọi là đồng chân trụ.

9.    Pháp Vương tử trụ: Hình thành xuất thai, thân vi Phật tử, danh Pháp Vương tử trụ.

( Pháp Vương Tử Trụ – Hình đã thành, ra khỏi thai, làm con của Phật, gọi là Pháp Vương Tử Trụ.)

Giảng: Phật là Pháp Vương, Bồ Tát là Pháp Vương tử (con của đấng Pháp Vương). Có quyền kế thừa đấng Pháp Vương, cho nên gọi là Pháp Vương tử trụ.

10. Quán đảnh trụ: Biểu dĩ thành nhân, như quốc đại Vương. Dĩ chư quốc sự, phần ủy Thái-Tử. Bỉ sát lợi Vương, thế tử trưởng thành. Trần liệt quán đảnh, danh quán đảnh trụ.

( Quán Đảnh Trụ – Khi Pháp Vương Tử đã trưởng thành, ví như Thái Tử vua Sát Lợi đến tuổi trưởng thành, sẽ được phụ vương ủy nhiệm việc nước, nên làm lễ quán đảnh, gọi là Quán Đảnh Trụ.)

Giảng: Pháp Vương tử khi sắp thành Phật, thì phải tiếp thọ mười phương chư Phật dùng pháp thủy (nước pháp) để quán đảnh, khiến cho đầy đủ từ bi hỷ xả bốn tâm vô lượng, cho nên gọi là quán đảnh trụ.

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
QUYỂN 8.2
— o0o —
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật




Kệ tụng:


Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù thế thương lưu lạc!
Nhớ thuở còn thơ
Cổ thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng Mai
Tìm lối Liên Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm hương
Một chí Tây Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc!
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh tấn khuyên lên đường giải thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các!



(Niệm Phật Phải Bền Lâu Không Gián Đoạn-HT THIỀN-TÂM)

Tóm lại, nếu Qúy-vị thường trì “BẤT-THOÁI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” được NHỨT-TÂM, thì có khả năng trừ TÀ-MA, hộ CHÁNH-PHÁP. Tất cả LY MỴ VỌNG LƯỢNG phải ẨN HÌNH.

Từ ĐỜI NẦY cho đến khi THÀNH PHẬT, bồ-đề tâm không BỊ THOÁI-CHUYỂN.


Ly Mỵ 魑魅 là loài yêu quái ở rừng núi, mặt người mình thú, hay làm mê hoặc và làm hại người ta.  Vọng Lượng 魍魎  là giống yêu quái ở gỗ đá trong núi sông.


Kệ tụng:

Thô tà hộ chánh kim cang luân
Ly mỵ vọng lượng câu độn hình
Bồ đề đạo tâm thường bất thoái
Kim thân nãi chí thành Phật thân 





Bất-Thối Kim-Luân Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Tám


Bồ-Đề Dạ [46]
Án-- thiết na di tả, tát-phạ hạ.


---o0o---

46) Bồ-Đề Dạ


Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì tụng câu chú “Bồ-Đề Dạ Bồ-Đề Dạ”, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM sẽ  “XUẤT HIỆN” để kết duyên với chúng-sanh thường trì “BẤT-THỐI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, làm Qúy vị mau chứng ĐẠO QỦA GIÁC NGỘ, sớm đạt được CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ.


 

NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

 

( Thường TRÌ “BẤT-THỐI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, làm Qúy vị mau chứng ĐẠO QỦA GIÁC NGỘ, sớm đạt được CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ.

 

Và ngược lại nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ “BẤT-THỐI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy 

vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM, nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)

 

 

Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “BẤT-THỐI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM sẽ “XUẤT HIỆN” với THÂN TƯỚNG làm cho chúng sanh nhìn thấy đều “TĂNG TRƯỞNG” tứ vô lượng “TÂM” TỪ, BI, HỶ, XẢ…nói chung thì tất cả đều được “KIẾT TƯỜNG NHƯ Ý”.

Lại còn có thể NHIẾP THỌ chúng sanh trì “BẤT-THỐI-KIM-LUÂN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, mau lên bờ “GIẢI THOÁT AN VUI”, sớm QUY về CỐ HƯƠNG tức là sớm trở về với CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ của chính mình.

Cho nên, từ thân này cho đến thân thành Phật, Tâm-bồ-đề thường không lui sụt, nên cầu nơi Tay cầm Bất-Thối-Kim-Luân.

 

 

Kệ tụng :

 

 

TỪ BI HỶ XẢ tứ vô lượng

Thị hiện ‘THIN” tướng hóa quần manh

NHIẾP THỌ chúng sanh đăng bỉ ngạn

Hồi quang phản chiếu QUY CỐ HƯƠNG

 

 

 

KIN ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”

HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN

 

KỆ TỤNG

HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng



46. Bồ đề dạ 

Bồ đề dạ. Hán dịch là “Giác đạo”. Muốn thành tựu giác đạo thì trước hết, quý vị phải có được giác tâm. Nếu không có giác tâm, thì không thể nào tu tập để thành tựu đạo giác ngộ. Hành giả trước hết phải có tâm liễu ngộ chân thực rồi mới có thể tu tập đến chỗ thành tựu đạo nghiệp được. Hai câu chú này gọi là Bất thối kim luân thủ nhãn ấn pháp. Đó chính là tâm bồ đề kiên cố không bao giờ thoái chuyển.

Từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị phải phát tâm dõng mãnh ngày càng tinh tất hơn. Đừng nên dừng lại hoặc lui sụt. Chẳng hạn như khi quý vị nghe giảng kinh, hãy khởi tâm niệm rất khó có dịp được nghe giảng kinh Phật. Rất hiếm khi được gặp pháp hội. 

Mặc dù chuyện này xem có vẻ bình thường, nhưng nếu quý vị lắng lòng suy gẫm kỹ sẽ thấy giá trị vô cùng. Thử xem có nơi đâu trên thế giới này có được một pháp hội tinh tấn như thế này, ngày nào cũng đến đây để nghe giảng kinh? Còn có nơi đâu khác trên thế giới mà pháp âm tuôn trào như thác, như sông mãi không ngừng như ở đây?

Nên khi đã có duyên ngặp gỡ được pháp hội, quý vị phải thu xếp công việc, dù có bận rộn bao nhiêu, bất luận pháp sư giảng đề tài gì, người nào giảng cũng phải đến nghe. Đừng có phân biệt giữa pháp sư giảng hay và người giảng kém, rồi chỉ đến nghe người giảng hay. 

Nếu quý vị vẫn kiên trì đến nghe bất luận pháp sư nào giảng, lâu ngày chày tháng, chắc chắn quý vị sẽ thâm nhập được vào dòng đạo lý chân thật. Dù ai giảng đi nữa, quý vị cũng nên đến nghe để hộ trì cho pháp hội. Nếu một tuần có giảng pháp bảy đêm thì quý vị cũng nên tham dự cả bảy đêm. Đừng nên lười biếng!

Pháp môn này khó gặp được đã từng hằng triệu kiếp nay rồi. Một khi đã có duyên được gặp thì phải nên tinh tấn tu học. Sự tinh tấn chính là “tâm Bồ đề” kiên cố dõng mãnh vậy.

Nếu bỏ mất tâm Bồ đề mà mong ngày thành đạo thì không khác gì nấu cát mà mong thành cơm. Nên trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật dạy:
“Vong thấ Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị chư ma nghiệp”.
Nghĩa là: “Bỏ quên tâm Bồ đề dù tu ngàn thiện pháp như làm việ ma vậy”.

Về bất thối, có ba dạng:

- Thứ nhất là vị bất thối: Nếu hành giả đã chứng quả A la hán tồi, thì không còn trở lại hàng phàm phu nữa, Nếu hành giả đã chứng quả Bồ tát rồi thì không còn rơi lại hàng A la hán nữa. Nếu hành giả đã chứng đắc quả vị Phật rồi thì không còn trở lại hàng Bồ tát nữa. Trừ những vị muốn thị hiện hóa thân để giáo hóa chúng sanh. Ví dụ như hành giả có thể phát nguyện: “Nay tôi đã thành tựu quả vị Phật rồi, tôi muốn hiện thân Tỳ kheo để giáo hóa chúng sanh”. Điều ấy hoàn toàn đúng.

- Thứ hai là niệm bất thối: Đôi khi hành giả phát khởi tâm niệm: “Tu học Phật pháp thật chán, tôi không còn muốn tu hành hoặc đi giảng pháp gì nữa cả!”. Đây là niệm thoái thất. Khi hành giả khởi niệm thoái thất, thì ma chướng liền theo ngay, vì ma vương rất vui khi người tu hành khởi niệm lui sụt.
Một khi quý vị đã đạt được “niệm bất thối”, thì càng nghe pháp, càng muốn được nghe nhiều hơn.

Niệm bất thối là tâm lượng của hành giả không còn bị trôi lăn trong dòng thức biến “bất giác vọng động nữa”, không còn trải qua bốn tướng sinh trụ dị diệt của niệm khởi nữa. Niệm bất thối luôn được lưu xuất từ Bồ đề tâm, là bạn đồng hành của tâm kiên cố. Kiên cố là nét đặc trưng của tâm Bồ đề. Niệm bất thối và tâm kiên cố là nền tảng của đại nguyện Bồ tát. 

Niệm bất thối là niệm mà vô niệm. Vô niệm mà tự niệm “niệm vô niệm, vô niệm nhi tự niệm”. Niệm này là niệm vi mật hiện tiền, không thể suy lường. Niệm bất thối luôn luôn đi với hạnh bất thối.

- Thứ ba là hạnh bất thối: Nghĩa là thực hành đạo Bồ tát. Tuy làm mọi việc trong vô số cảnh giới mà không hề rời bản tâm, rời đại nguyện, rời niệm bất thối. Niệm Kim cang nguyện, thực hành Kim cang hạnh không thể nghĩ bàn.

Đứng trên nhân thừa mà luận, thì hạnh bất thối là sự hành trì tinh tấn, miên mật với tâm tinh tấn dõng mãnh hướng tới Phật thừa.

Khi quý vị hành trì Bất thối Kim Luân thủ nhãn ấn pháp, thì từ nay cho đến khi thành tựu quả vị Phật, quý vị sẽ không còn thối chuyển. Nhưng quý vị phải tinh tấn hành trì!

ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)



Comments

Popular posts from this blog