Cũng có thể, ngài VĂN-THÙ chỉ đọc “NGŨ ĐẠI TÂM CHÚ”, để phá TÀ-THUẬT mà thôi,
cho nên ngài A-nan không được nghe toàn bộ CHÚ LĂNG-NGHIÊM chăng? Cho nên, mới
cầu PHẬT tuyên nói lại chăng?
Ngũ-Đại Tâm Chú
Sất đà
nể, A ca ra, Mật rị trụ, Bát rị đát ra
da, Nảnh yết rị.
Kệ tụng:
Cửa rồng tăm cá vượt
Đỉnh nhạn bóng chim qua
Khách đi nghìn dặm biệt sơn hà
Đường tu gian khổ
Chướng
ngại trải hằng-sa
Nghịch thuận duyên ma-khảo
Thương ghét nợ oan-gia
Khá thương kham nhẫn cõi Ta-Bà
Khổ vui bao quản
Vinh nhục tợ sương hoa
Nhẫn nại bền lòng tinh tiến mãi
Ác vàng thỏ bạc
Năm tháng sẽ dần dà...
(Niệm Phật Phải An Nhẫn Các Chướng
Duyên -HT THIỀN-TÂM)
KINH VĂN:
Ông A-nan đảnh-lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: "Từ khi
xuất-gia, tôi ỷ-lại nơi lòng thương-yêu của Phật; vì cầu huệ đa-văn, chưa chứng
quả vô-vi, nên bị tà-thuật Phạm-thiên kia bắt-buộc; tâm tuy rõ-ràng, nhưng sức không tự-do, nhờ gặp ngài Văn-thù, khiến
cho tôi được giải-thoát.
Tuy tôi thầm nhờ sức của thần-chú
Phật-đảnh Như-lai, nhưng chánh mình
còn chưa được nghe chú ấy, xin nguyện đức Đại-từ tuyên-nói lại cho,
thương-xót cứu-giúp các hàng tu-hành trong Hội nầy và những người đời sau, còn
trong luân-hồi, được nhờ mật-âm của Phật, mà thân-ý được giải-thoát.
Lúc bấy giờ, tất-cả đại-chúng trong Hội thảy đều làm lễ, chờ nghe
những câu chú bí-mật của Như-lai.
Lúc đó, đức Thế-tôn, từ nơi nhục-kế phóng ra trăm thứ hào-quang
báu, trong hào-quang hiện ra hoa sen báu ngàn cánh, có hóa-thân Như-lai ngồi trong hoa sen, trên đảnh phóng ra mười đạo
hào-quang bách-bảo; trong mỗi mỗi đạo hào-quang, đều hiện ra những vị Kim-cang
mật-tích, số-lượng bằng mười số cát sông Hằng, xách núi, cầm xử, khắp cõi
hư-không. Đại-chúng ngửa lên xem, vừa yêu vừa sợ, cầu Phật thương-xót che-chở,
một tâm nghe đức Phóng-quang Như-lai, nơi Vô-kiến-đảnh-tướng
của Phật, tuyên-nói thần-chú :
Chú Thủ
Lăng Nghiêm phân làm năm bộ, biểu thị cho năm phương: Đông, Nam, Trung Ương,
Tây và Bắc.
1. Đông
phương là Kim-cang bộ, do đức Phật A Súc là Bộ chủ.
2. Nam
phương là Bảo-sanh bộ, do đức Phật Bảo
sanh là Bộ chủ.
3. Trung
ương là Phật bộ, do đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Bộ chủ.
4. Tây
phương là Liên-hoa bộ, do đức Phật A Di Đà là Bộ chủ,
5. Bắc
phương là Yết-Ma bộ, do đức Phật Thành Tựu là Bộ chủ.
Nhân vì
trên thế giới có năm đại ma quân, nên có năm phương Phật ngăn chặn, chấn áp. Trong
năm bộ của CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, nhìn chung có hơn 30 pháp, nếu giảng rộng ắt có
hơn trăm pháp. Nhưng có năm loại pháp chánh yếu như sau:
1)
Pháp Thành tựu: Có nghĩa là qúi vị trì CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, THÌ TU PHÁP GÌ,
cầu nguyện mong cầu điều gì CŨNG ĐƯỢC THÀNH TỰU VIÊN MÃN NHƯ Ý MUỐN của QÚY-VỊ.
2)
Pháp Tăng ích: Tức là khi quý vị tụng thần
chú này, chẳng những chánh quý vị được TĂNG TRƯỞNG THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, mà cả những
người khác CŨNG ĐƯỢC NHƯ VẬY.
3)
Pháp Câu triệu: Là hiệu lịnh và bắt giữ tất
cả TÀ-MA, NGOẠI ĐẠO, không ai có thể thoát được. Chẳng hạn như có ai đó gây hại
cho người nào đó, rồi xa chạy cao bay. Nếu QÚY-VỊ biết sử dụng pháp câu triệu, thì
chắc chắn kẻ đó không trốn thoát được.
4)
Pháp Hàng phục: Là vì Loài quỷ cũng có pháp thuật và chú thuật
để chúng sử dụng. Nhưng nếu quý vị trì tụng chú Lăng Nghiêm, thì sẽ phá tan các loại chú của chúng.
Tôi cũng đã nói qua về uy lực của chú THỦ LĂNG NGHIÊM, có công năng HÀNG PHỤC
và hủy diệt chú thuật của bọn ma vương gây hại. Đối với những ai chưa học cũng
nên lưu ý điều nầy. Nhưng tại sao khi tụng chú Lăng Nghiêm thì chú của Phạm
Thiên thành ra vô hiệu?
Đây là vì “Ngũ đại tâm
chú”
104. Sất đà nể
105. A ca ra
106. Mật rị trụ
107. Bát rị đát ra da
108. Nảnh yết rị
Năm câu
trên là “Ngũ đại tâm chú”. TÂM CHÚ này khi sử dụng thì mọi chú thuật của bọn TÀ
MA NGOẠI ĐẠO đều ra vô hiệu. Nếu quý vị có lòng thành tôi sẽ truyền cho quý vị,
hoàn toàn miễn phí.
5)
Pháp Tức tai: Là Tất cả mọi tai họa đều được
ngăn ngừa, tránh khỏi. Chẳng hạn có ai đó bị rơi xuống biển, nhưng nếu người đó
đã từng trì tụng chú Lăng Nghiêm,thì chắc chắn sẽ tránh được tai họa, tức không
chết chìm.
Có thể quý vị ở trong con tàu lẽ ra phải chìm, nhưng quý vị tụng
thần chú này, con tàu sẽ không chìm. Hoặc có thể đi trên máy bay bị hư hỏng,
nhưng nếu tụng trì chú Lăng Nghiêm, thì máy bay cũng sẽ hạ cánh an toàn.
Tôi xin kể một câu chuyện thật khó tin, lần đó tôi đi từ Miến Điện
sang Thái Lan, đường bay lúc đó rất nguy hiểm. Nhưng suốt cuộc hành trình, máy
bay chẳng có dấu hiệu gì là bất ổn, và chuyến đi hết sức bình yên, thuận lợi.
Ngay cả viên phi công
cũng lấy làm lạ: “Tại sao chuyến bay lại
được êm xuôi như thế?” Anh ta
không biết trong suốt chặng đường đã có Thiện thần, Thiên long Bát bộ, và cả
chư Phật, chư Bồ tát, cùng hộ trì chuyến bay được an toàn, thuận lợi.
Đây là
pháp Tức tai. Khi có một sự cố gì xảy ra, nó có thể hóa lớn thành nhỏ, và
hóa nhỏ
thành không có tai nạn gì cả. Thường, khi có sự cố xảy ra, qúi vị không bị nguy hiểm”, vì quý vị thường trì tụng chú Thủ Lăng Nghiêm.
Lợi ích
của chú rất lớn, cho dù TÔI có bỏ ra vài năm để giảng giải cũng không hết. Ở
đây, tôi chỉ nói lược qua 5 PHÁP mà thôi.
(HT TUYÊN HÓA giảng
giải)
PHẬT KHAI-THỊ
THẦN-CHÚ PHẬT-ĐẢNH THỦ-LĂNG-NGHIÊM
A-nan, những câu nhiệm-mầu, bí-mật "TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA” của hóa-thân nơi hào-quang đảnh-Phật, sinh
ra tất-cả chư Phật trong thập phương. Thập
phương Như-lai nhân chú-tâm nầy, thành được Vô-thượng-chánh-biến-tri-giác.
Thập phương Như-lai nắm chú-tâm nầy, uốn-dẹp các ma, chế-phục các ngoại-đạo. Thập phương
Như-lai vận chú-tâm nầy, ngồi hoa sen báu, ứng-hiện trong các cõi-nước nhiều như
số vi-trần. Thập phương Như-lai ngậm chú-tâm nầy, nơi cõi-nước như số vi-trần, CHUYỂN
ĐẠI PHÁP LUÂN.
Thập phương Như-lai giữ chú-tâm nầy, có thể ở nơi mười phương
xoa đảnh thọ-ký, tự mình quả-vị chưa thành, cũng có thể được chư Phật 10 phương Thọ-ký. Thập phương
Như-lai nương chú-tâm nầy, có thể ở nơi mười phương cứu-vớt các khổ như
địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, đui, điếc, ngọng, câm; các khổ oán-tắng-hội,
ái-biệt-ly, cầu-bất-đắc, ngũ-ấm-xí-thịnh; những
tai-nạn lớn nhỏ đồng-thời được giải-thoát; nạn giặc, nạn binh, nạn vua, nạn
ngục, nạn gió, lửa, nước, cho đến đói-khát bần-cùng, liền được tiêu-tan.
Thập phương Như-lai theo chú-tâm nầy, có thể ở nơi mười phương,
phụng-sự thiện-tri-thức, trong bốn uy-nghi, cúng-dường được như-ý; trong Pháp-hội hằng-sa Như-lai, được suy-tôn
là vị Đại-pháp-vương-tử. Thập phương Như-lai dùng chú-tâm nầy, có thể ở nơi
mười phương, nhiếp-thọ các nhân-thân, khiến cho các hàng Tiểu-thừa nghe tạng bí-mật, không sinh lòng kinh-sợ.
Thập phương Như-lai tụng chú-tâm nầy, thành-đạo Vô-thượng-giác,
ngồi dưới cây Bồ-đề, vào Đại-niết-bàn. Thập phương Như-lai truyền chú-tâm nầy,
sau khi diệt-độ rồi, phó-chúc Pháp-sự của Phật, được trụ-trì rốt-ráo; giới-luật nghiêm-tịnh, thảy đều
trong-sạch."
Nếu tôi nói chú "Phật-đảnh-quang-tụ
bát-đát-ra" nầy, từ sáng đến tối, các tiếng nối nhau, trong đó những
chữ, những câu cũng không trùng-điệp, trải
qua kiếp-số như cát sông Hằng, rốt-cuộc không thể hết được. Chú nầy cũng
gọi tên là Như-lai-đảnh.
Hàng hữu-học các ông chưa hết luân-hồi, phát-tâm chí-thành tu
chứng quả A-la-hán, nếu không trì-chú
nầy, khi ngồi đạo-trường, mà khiến thân tâm xa-rời được các ma-sự, thì
không thể được.
A-nan, nếu trong các thế-giới, có những chúng-sinh, tùy cõi-nước
mình sinh ra, nào vỏ cây, nào lá bối, nào giấy trắng, nào bạch-diệp, dùng để
viết-chép chú nầy, đựng trong túi thơm; nếu người đó tối-tăm chưa tụng được,
chưa nhớ được, thì đeo trên mình, hoặc viết để trong nhà ở, thì nên biết người
ấy, trọn đời tất-cả các thứ độc không
thể hại được.
A-nan, nay tôi vì ông tuyên nói lại chú nầy, để cứu-giúp trong
thế gian được đại-vô-úy và thành-tựu trí
xuất-thế-gian cho chúng-sinh. Nếu sau khi tôi diệt-độ rồi; chúng-sinh trong
đời mạt-pháp, có người biết tự mình tụng, hoặc dạy người khác tụng-chú nầy, nên
biết những chúng-sinh trì-tụng như vậy, lửa không đốt được, nước không đắm
được, độc lớn, độc nhỏ không thể hại được, cho đến các hàng thiên, long, quỷ,
thần, tinh, kỳ, ma, mị, có những chú-dữ, đều không làm gì được. Tâm người ấy được
chánh-thọ; tất-cả chú-trớ, yểm-cổ,
thuốc-độc, kim-độc, ngân-độc và độc-khí muôn vật như cỏ, cây, sâu, rắn, vào
miệng người ấy đều biến thành vị cam-lộ.
NGŨ ĐẠI TÂM CHÚ mà
TÔI đã nói qua là Biểu thị cho NĂM PHƯƠNG, NĂM BỘ và NĂM VỊ PHẬT. Quý vị không nên xem thường. Chú nầy
là của chư Phật trong năm phương, có công năng hủy diệt mọi chú trớ của các
loài ma quỷ. Khi quý vị trì tụng
chú Lăng Nghiêm, thì quý vị sẽ được chánh định. Tất cả mọi chú trớ, mọi chú thuật của Thiên ma cùng quyến
thuộc đều không thể gây hại cho quý vị. YỂM-CỔ là một loài phù chú ở khu vực
Đông Nam Trung Quốc, hoặc Đông Nam Châu Á như Miến Điện, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore, Malaysia và các nơi khác. Phù chú sử dụng gọi là “Cổ”, làm cho mê hoặc
người là công năng của chú thuật nầy. Nếu quý vị ăn phải loài Cổ-độc đó, thì hoàn toàn bị lệ thuộc vào họ, phải làm theo những
gì họ sai khiến, nếu chống lại thì sẽ bị chết.
Ở Australia, trong các vùng núi, có TÔN GIÁO đã dùng chú
thuật thu nhỏ đầu người nhỏ lại như một quả trứng, và trưng bày như là một biểu
tượng cho uy lực. Trong thế giới mênh mông này có rất nhiều sự việc siêu nhiên.
Quý vị đừng cho rằng mình không thấy thì dứt khoát không tin là có sự thực. Nếu
ai đó không tin thì thực là ngu ngốc! Tại sao tôi lại nói như vậy? Có nhiều sự
việc quý vị không bao giờ nhìn thấy được, còn như muốn tìm hiểu, chứng kiến tận
mắt rồi mới tin thì e là đến cuối cuộc đời
cũng không biết được.
Cũng như nước Mỹ , thời xưa không ai biết được, nếu như
quý vị gặp ai đó và cố gắng giải thích rằng có một lục địa khác, cũng có núi có
sông, có cư dân, thì chắc chắn họ sẽ không tin. Thế nhưng, cho dù họ có tin hay không tin thì nước Mỹ vẫn hiện
hữu ở nơi xa xôi kia.
Cũng vậy, nếu quý vị không tin vào những chuyện lạ là vì
cho là vô lý, nhưng thực sự không phải vậy. Chúng ta thường phủ nhận những gì
mình không chứng kiến, căn bản là vì quý vị không nhận thức rõ về sự thực thế
giới này.
Một người bị YỂM CỔ
làm hại thì khó lòng thoát khỏi, còn như chống lại ắt sẽ bị chết. Nhưng Sự
độc hại của YỂM CỔ cùng với thuốc độc, kim độc, ngân độc, những độc khí của vạn
vật như cỏ, cây, sâu, rắn, vào miệng của người TRÌ CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM thì sẽ BIẾN
THÀNH VỊ CAM LỘ.
Nếu quý vị đề nghị với Tôi là QÚY-VỊ muốn thử nghiệm điều ấy, thì cũng được thôi.
Nhưng phải đợi khi nào quý vị trì CHÚ LĂNG NGHIÊM có THÀNH TỰU, thì thể thử nghiệm; còn như chưa THÀNH TỰU thì
không nên làm.
(HT TUYÊN HÓA
giảng giải)
KINH VĂN:
Tất-cả ác-tinh với các quỷ-thần, lòng dữ hại người, đối với
người ấy, cũng không thể khởi ra ác-niệm; Tần-na, Dạ-ca và các quỷ-vương dữ
khác, cùng với quyến-thuộc, đều lãnh-ơn
sâu, thường gìn-giữ ủng-hộ.
A-nan, nên biết chú nầy, thường có 84.000 na-do-tha hằng-hà-sa
câu-chi chủng-tộc Kim-cang-tạng-vương Bồ-tát, mỗi mỗi đều có những chúng Kim-cang
làm quyến-thuộc, ngày đêm theo hầu.
Giả-sử có chúng-sinh, với
tâm tán-loạn, chứ không phải Tam-ma-địa, tâm nhớ tụng-trì chú nầy; thì các
Kim-cang-vương đó, cũng thường theo bên thiện-nam-tử kia, huống nữa là những
người có tâm Bồ-đề quyết-định; đối với những người nầy, các vị Kim-cang-tạng-vương
Bồ-tát đó, dùng tịnh-tâm thầm xúc-tiến, phát-huy thần-thức; người ấy liền khi
đó, tâm nhớ lại được 84.000 hằng-ha-sa
kiếp, rõ-biết cùng khắp, được không nghi-hoặc.
Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối-cùng, đời đời người ấy không sinh vào các loài dược-xoa, la-sát,
phú-đan-na, ca-tra-phú-đơn-na, cưu-bàn-trà, tỳ-xá-già..., cùng các loài
ngạ-quỷ, có hình, không hình, có tưởng, không tưởng và những chỗ dữ như thế.
Thiện-nam-tử đó, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc viết, hoặc chép, hoặc
đeo, hoặc giữ, hoặc cúng-dường nhiều cách chú nầy, thì kiếp kiếp không sinh vào
những nơi bần-cùng hạ-tiện, không ưa-thích.
Các chúng-sinh đó, dù cho
chính mình không làm việc phước, thập phương Như-lai có các công-đức đều
cho họ hết, do đó, họ được trong những kiếp hằng-sa vô-số, không thể nói, không
thể nói hết, thường cùng chư Phật đồng
sinh một chỗ; vô-lượng công-đức nhóm-lại như trái ác-xoa, đồng một chỗ
huân-tu, hằng không phân-tán.
Vậy nên, có thể khiến
người phá giới, mà giới-căn cũng được thanh-tịnh; người chưa được giới,
khiến cho được giới; người chưa tinh-tấn, khiến cho tinh-tấn; người không trí-huệ,
khiến được trí-huệ; người không thanh-tịnh, mau được thanh-tịnh; người không
giữ trai-giới, tự thành có trai-giới.
A-nan, thiện-nam-tử ấy, khi trì-chú nầy, giả-sử có phạm cấm-giới
khi chưa thọ-trì, thì sau khi
trì-chú, các tội phá giới, không luận nặng nhẹ, một thời, đều tiêu-diệt, dù đã
uống rượu, ăn thứ ngũ tân và các thứ không sạch, tất-cả chư Phật, Bồ-tát, Kim-cang,
Thiên-tiên, Quỷ-thần không cho là có lỗi; dù mặc y-phục rách-nát không sạch,
thì một cái đi, một cái đứng, thảy đồng như thanh-tịnh; dù không lập đàn, không vào đạo-trường, cũng không hành-đạo mà
tụng-trì chú nầy, thì công-đức cũng như vào đàn, hành-đạo, không có khác vậy;
dù gây những tội nặng ngũ-nghịch, vô-gián và phạm những tội tứ-khí, bát-khí của
tỷ-khưu và tỷ-khưu-ni, thì khi tụng-chú nầy rồi, cũng như gió mạnh thổi-tan
đống cát, những nghiệp nặng như vậy, đều diệt-trừ hết, không còn chút mảy-may.
A-nan, nếu có chúng-sinh, từ vô-lượng vô-số kiếp đến nay, có
tất-cả những tội-chướng nhẹ, nặng mà trong các đời trước, chưa kịp sám-hối, nếu biết đọc, tụng, viết, chép chú nầy, giữ đeo
trên thân mình hay để nơi chỗ ở, như trang, trạch, viên, quán, thì những nghiệp
chứa-nhóm từ trước như vậy, đều tiêu-tan như nước sôi tiêu tuyết, chẳng bao lâu, đều ngộ được vô-sinh-nhẫn.
Lại nữa, A-nan, nếu có người đàn-bà chưa sinh con trai, con gái,
mong-cầu có thai, mà biết chí-tâm nhớ niệm-chú, hoặc ở trên mình đeo chú Tát-đát-đa-bát-đát-ra
nầy, thì liền sinh những con trai, con gái có phúc-đức trí-huệ; người cầu sống
lâu, thì được sống lâu, người cầu quả-báo mau được viên-mãn, thì mau được
viên-mãn, cho đến về thân-mệnh, sắc-lực, thì cũng được viên-mãn như vậy; sau
khi mệnh-chung, tùy nguyện được
vãng-sinh trong thập phương quốc-độ, chắc-chắn không sinh nơi biên-địa
hạ-tiện, huống nữa là các tạp-hình.
A-nan, nếu các cõi-nước, các châu, các huyện,
các làng-xóm bị nạn đói-kém, dịch-lệ, hoặc
ở những nơi có đao-binh, tặc-nạn, đánh nhau, cãi nhau và tất-cả những nơi có
ách-nạn khác, viết thần-chú nầy, để trên bốn cửa thành, cùng các tháp hay trên
các tràng phan và khiến chúng-sinh hiện có trong cõi-nước, kính-rước chú nầy, lễ-bái
cung-kính nhất-tâm cúng-dường, khiến trong nhân-dân, mỗi mỗi người đeo chú
trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất-cả
tai-ách thảy đều được tiêu-diệt.
A-nan, chúng-sinh trong cõi-nước, chỗ nào có được chú nầy, thì
thiên-long vui-mừng, mưa-gió thuận-thời, ngũ-cốc được mùa, dân-chúng an-vui;
lại có thể trấn được tất-cả ác-tinh, nó tùy nơi, biến ra những điều quái-dị;
tai-chướng không khởi lên, người không hoạnh-tử, chết-yểu, gông-cùm, xiềng-xích
không dính vào mình, ngày đêm ngủ yên,
thường không ác-mộng.
A-nan, cõi Ta-bà nầy có 84.000 ác-tinh tai-biến, 28 đại-ác-tinh
làm thượng-thủ, lại có 8 đại-ác-tinh làm chủ, xuất-hiện trên đời với nhiều
hình-trạng, có thể sinh ra các tai-nạn dị-kỳ cho chúng-sinh; chỗ nào có chú
này, thì tất-cả đều tiêu-diệt, lấy 12
do-tuần làm vòng kết-giới, các tai-biến hung-dữ, hẳn không thể vào được.
Vậy nên Như-lai tuyên-dạy chú nầy, bảo-hộ cho những người tu-hành sơ-học, trong đời vị-lai, vào Tam-ma-địa, thân
tâm thư-thái, được đại-an-ẩn, không còn tất-cả các ma, quỷ-thần, và những oan-khiên đời trước, nghiệp cũ, nợ
xưa, từ vô-thủy tới nay, đến khuấy-hại nhau. Ông với những người hữu-học
trong chúng và những kẻ tu-hành trong đời vị-lai, y như lời-dạy mà lập đàn-tràng,
đúng theo pháp mà trì-giới, gặp được tăng-chúng thanh-tịnh chủ-trì việc thọ-giới,
đối với chú-tâm nầy, không sinh TÂM nghi-hối; những thiện-nam-tử như thế, chánh
nơi cái thân cha mẹ sinh ra, mà không được
Tâm-thông, thì thập phương Như-lai bèn là vọng-ngữ.
Phật dạy lời ấy rồi, vô-lượng trăm ngàn Kim-cang trong Hội, một thời đứng trước Phật, chấp tay đảnh-lễ mà
bạch Phật rằng: "Như lời Phật dạy,
chúng tôi phải thành tâm bảo-hộ những người tu-đạo Bồ-đề như vậy".
Khi bấy giờ, Phạm-vương
và Thiên-đế-thích, Tứ-thiên đại-vương cũng ở trước Phật,
đồng-thời đảnh-lễ mà bạch Phật rằng: "Xét
có người lành tu-học như vậy, chúng tôi phải hết lòng chí-thành bảo-hộ, khiến
cho trong một đời, tu-hành được như nguyện".
Lại có, vô-lượng Đại-tướng-dược-xoa,
các vua La-sát, vua Phú-đan-na, vua Cưu-bàn-trà, vua Tỳ-xá-già, các Đại-quỷ-vương như
Tần-na, Dạ-ca, và các Quỷ-xoái, cũng ở trước Phật, chất tay đảnh-lễ mà bạch
Phật rằng: "Chúng tôi cũng
thệ-nguyện hộ-trì cho người đó, khiến cho tâm Bồ-đề mau được viên-mãn".
Lại có, không lường Nhật, Nguyệt thiên-tử, Phong-sư, Vũ-sư, Vân-sư, Lôi-sư cùng với Điện-bá
và các Niên-tuế-tuần-quan, chư tinh và quyến-thuộc..., cùng ở trong Hội, đảnh-lễ
chân Phật mà bạch Phật rằng: "Chúng
tôi bảo-hộ người tu-hành ấy, lập ra đạo-trường, được không e-sợ".
Lại có, vô-lượng Sơn-thần,
Hải-thần, tất-cả tinh-kỳ, đất-đai
muôn vật, thủy, lục, không, hành, với Phong-thần-vương
và Chư-thiên Vô-sắc-giới, ở trước
Như-lai, đồng-thời cúi đầu bạch Phật rằng: "Chúng
tôi cũng bảo-hộ người tu-hành ấy, được thành Bồ-đề, hẳn không ma-sự".
Khi bấy giờ, 84.000 na-do-tha hằng-hà-sa Câu-chi Kim-cang-tạng-vương
Bồ-tát, ở trong đại Hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh-lễ nơi chân Phật mà
bạch Phật rằng:
"Thế-tôn, như bọn
chúng tôi, công-nghiệp tu-hành, đã thành đạo Bồ-đề lâu rồi, mà không nhận-lấy
Niết-bàn, thường theo chú nầy, cứu-giúp những người chân-chánh tu-hành pháp
Tam-ma-địa trong đời mạt-pháp.”
Bạch Thế-tôn, những người tu-tâm vào chánh định như thế, dù ở
đạo-trường, hay là những lúc kinh-hành, cho đến khi tán-tâm đi chơi trong
làng-xóm, đồ-chúng chúng tôi thường phải đi theo thị-vệ người ấy, dù cho Ma-vương, Đại-tự-tại-thiên muốn được
phương-tiện khuấy-phá, cũng không thể được; các quỷ-thần nhỏ, phải cách xa
người lành ấy, ngoài 10 do-tuần, trừ
khi, họ phát-tâm thích người tu-thiền.
Bạch Thế-tôn, những ác-ma như thế, hay quyến-thuộc của ma, muốn
đến xâm-lấn khuấy-phá người lành ấy, chúng tôi dùng bảo-xứ đập-nát cái đầu như
vi-trần, thường khiến cho người ấy tu-hành được như nguyện.
Ta thấy KINH THỦ LĂNG NGHIÊM dạy, cho dù QÚY-VỊ
tu theo HIỂN-GIÁO hay là MẬT-GIÁO gì cũng được VIÊN THÔNG VÔ-NGẠI, cho nên có
thể gọi “BẢO-KINH” nầy là:
“ HIỂN-MẬT VIÊN THÔNG THÀNH PHẬT TÂM-ẤN” cũng được.
Tóm lại, nếu qúy-vị thường trì tụng BẢO-KINH THỦ
NHÃN ẤN PHÁP thì cũng như NGƯỜI thường trì tụng bộ KINH THỦ LĂNG NGHIÊM, tức là
KINH “ HIỂN-MẬT VIÊN THÔNG THÀNH PHẬT TÂM-ẤN”,
thì sẽ rõ biết con đường chơn thật tu hành từ khi mới phát tâm cho đến khi thành tựu QỦA DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT như
trong lòng bàn tay vậy.
CHO NÊN, DÙ CHO QÚY-VỊ TU THEO PHÁP MÔN NÀO CŨNG ĐỀU
ĐƯỢC VIÊN-THÔNG VÔ-NGẠI. TẠI SAO VẬY ? VÌ ĐỀU DÙNG “TRÍ KIM-CANG” KHÔNG SANH CŨNG
KHÔNG DIỆT MÀ KHỞI TU, NÊN ĐƯỢC TỰ-TẠI.
TRÍ KIM-CANG là: “NHẬP
ĐẠO YẾU MÔN, QUÁN LÝ NHƯ-HUYỄN.” THÌ
SẼ TU CHỨNG TỪNG PHẦN CHO ĐẾN QỦA DIỆU-GIÁC
CỦA CHƯ PHẬT. (Kinh Lăng Nghiêm)
Kệ tụng:
Đa văn đệ nhất thuộc A Nan
Quảng học thiện ký Khổng Nhan Uyên
Độc tụng
đại thừa thâm bát nhã
Trí huệ thao thao như dũng tuyền.
Bảo-Kinh Thủ Nhãn Ấn
Pháp
Thứ Ba Mươi Bảy
Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha.
Ma Ha Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha. [53-56]
Án-- a hạ ra, tát ra phạ ni,
nể dã đà ra, bố nể
đế, tát-phạ hạ.
---o0o---
53) Tất Đà Dạ
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúi vị trì
tụng câu chú Tất Đà Dạ, thì Bồ-tát XÁ-LỢI-PHẤT sẽ “XUẤT HIỆN” , NGÀI thường trì tụng “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, giúp cho
Qúy vị “THÔNG ĐẠT TẤT CẢ PHÁP MÔM”.
Cho nên, “QÚY VỊ” tu pháp nào cũng được “VIÊN THÔNG VÔ NGẠI”, làm việc gì cũng
được “SỰ KIẾT-TƯỜNG NHƯ Ý”.
BỒN-THÂN
NGÀI XÁ-LỢI-PHẤT BỒ-TÁT
(
Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để giúp cho Qúi vị “THÔNG ĐẠT TẤT CẢ PHÁP MÔM”, làm
việc gì cũng được “SỰ KIẾT-TƯỜNG NHƯ Ý”.
Và ngược lại nếu “QÚI
VỊ” Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúi vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát XÁ-LỢI-PHẤT,
nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát XÁ-LỢI-PHẤT sẽ “XUẤT HIỆN” với THÂN TƯỚNG TRANG NGHIÊM, để cứu độ cho
chúng sanh hữu duyên được sanh về cõi “THƯỜNG TỊCH QUANG” của CHƯ PHẬT, vì cùng “CHƯ PHẬT” ở chung một chổ, cho nên thông
đạt tất cả các pháp môn, rồi trở lại “TA
BÀ” độ tất cả kẻ thân người oán đồng
được vãng sanh, đồng thành PHẬT ĐẠO.
Kệ tụng
:
Mỹ diệu
tướng hảo trang nghiêm thân
Thông
đạt nhất thiết chư pháp môn
Phổ độ
hữu duyên sanh Cực Lạc
Thường
Tịch Quang độ chơn hựu chơn
54) Ta Bà Ha
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúi vị trì
tụng câu chú Ta Bà Ha, thì Bồ-tát HẰNG-HÀ-SA sẽ “XUẤT
HIỆN” đứng trên đầu “CÁ-NGAO” (HÌNH
GIỐNG NHƯ CON RỒNG) DẠO TRONG BIỂN PHÁP VÔ BIÊN, giúp cho Qúi vị MAU CHÓNG TRỌN
VẸN “TÂM” VẮNG LẶNG.
BỔN-THÂN
NGÀI HẰNG-HÀ-SA BỒ-TÁT
(
Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để giúp cho Qúi vị MAU CHÓNG TRỌN VẸN “TÂM” VẮNG LẶNG.
Và ngược lại nếu “QÚI
VỊ” Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì
Qúi vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát HẰNG-HÀ-SA , nghĩa là cũng đạt được như
Ngài vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “BẢO-KINH
THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì “HÓA THÂN” của Bồ-tát HẰNG-HÀ-SA sẽ “XUẤT
HIỆN” nhiều như SỐ CÁT SÔNG HẰNG, đứng SỪNG SỮNG THẲNG CAO trên đầu “CÁ-NGAO”
(HÌNH GIỐNG NHƯ CON RỒNG), CƯỜI VUI
VẺ VÀO TRONG BIỂN “SÂU RỘNG” KHÔNG
THỂ ĐO LƯỜNG, ĐỂ CỨU ĐỘ CHÚNG SANH LÌA (LY)
NGÃ CHẤP CÙNG PHÁP CHẤP.
Kệ tụng
:
“Hằng
HÀ SA” số chư Bồ tát
Tủng lập
ngao đầu tiếu ha ha
Pháp hải
uông dương vô bất độ
Chúng
sanh dữ ngã ly tự tha
55) Ma Ha Tất Đà Dạ
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì
tụng câu chú Ma Ha Tất Đà Dạ, thì Bồ-tát
PHÓNG-QUANG sẽ “XUẤT HIỆN”
Tay cầm cây “PHƯỚN ĐỎ”.
Đây là đấng đã thành tựu “BẢO-KINH THỦ NHÃN
ẤN PHÁP”, giúp cho Qúy vị MAU ĐẠT ĐƯỢC “ĐỦ
MỌI PHÁP” MỘT CÁCH RỘNG LỚN”.
BỔN-THÂN
NGÀI PHÓNG-QUANG BỒ-TÁT
(
Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP” , để giúp cho Qúy vị MAU ĐẠT ĐƯỢC “ĐỦ MỌI PHÁP” MỘT CÁCH RỘNG LỚN”.
Và ngược lại nếu “QÚY
VỊ” Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì
Qúy vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát PHÓNG-QUANG,
nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát PHÓNG QUANG sẽ “XUẤT HIỆN”, Ngài
dùng “QUANG MINH” CHIẾU KHẮP THẾ GIAN,
LÀM CHO 4 LOẠI CHÚNG SANH “NOÃN, THAI,
THẤP, HÓA”…ĐỀU ĐƯỢC NO ĐỦ LÌA ĐƯỢC NẠN
ĐÓI KHÁT “NHƯ BỊ TREO NGƯỢC” KHÔNG ĂN MÓN GÌ ĐƯỢC, CŨNG NHƯ CHÚNG SANH Ở “NGẠ QUỶ” VẬY.
CHÚNG SANH TRONG 9 PHÁP GIỚI TRÌ THỦ NHÃN
NẦY, THÌ THÀNH “CHÁNH GIÁC”, THÌ ĐƯỢC “THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH” NHƯ CHƯ PHẬT
VẬY.
Kệ tụng
:
“PHÓNG”
đại “QUANG” minh chiếu thế gian
Thai
noãn thấp hóa ly đảo huyền
Cửu giới
chúng sanh thành chánh giác
Thường
lạc ngã tịnh phẩm tự cao
56) Ta Bà Ha
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúy vị trì
tụng câu chú Ta Bà Ha, thì Bồ-tát MỤC-KIỀN-LIÊN
sẽ “XUẤT HIỆN” với Tay cầm cây “TÍCH-TRƯỢNG” quảy áo “CÀ-SA”.
Đây là đấng đã thành tựu “BẢO-KINH THỦ NHÃN
ẤN PHÁP”, giúp cho Qúy vị “DIỆT TRỪ TẤT
CẢ TAI NẠN”.
BỔN-THÂN
NGÀI MỤC-KIỀN-LIÊN BỒ-TÁT
(
Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, giúp cho Qúy vị “DIỆT TRỪ TẤT CẢ TAI NẠN”.
Và ngược lại nếu “QÚY
VỊ” Thường TRÌ “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì
Qúy vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát MỤC-KIỀN-LIÊN,
nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “BẢO-KINH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát MỤC-KIỀN-LIÊN sẽ “XUẤT HIỆN”.
Đây là đấng rất HY HỮU có “THẦN THÔNG BIẾN HÓA” đệ nhất, thường dùng
cây “TÍCH-TRƯỢNG” vào trong ĐỊA NGỤC
làm cho CHÚNG SANH LY-KHỔ PHÁT “BỒ-ĐỀ TÂM”.
Cho nên, chúng sanh trong “ĐỊA NGỤC” đều chịu “ƠN SÂU” của ngài.
Theo HT.TUYÊN HÓA trong “Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển
Thích” thì Tôn Giả Ma Ha Mục Kiền Liên chính là ĐỊA-TẠNG BỒ TÁT.
Kệ tụng
:
Thần
thông biến hóa thuộc đệ nhất
Kim
tích trượng cứu thế gian hy
Địa ngục
chúng sanh mông ân thọ
Ly chư
chướng nạn phát bồ đề
KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”
HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN
KỆ TỤNG
HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng
53. Tất đà da
54. Ta bà ha
55. Ma ha tất đà da
56. Ta bà ha
Chữ
Tất đà da có năm nghĩa: Thứ nhất là “Thành tựu đốn kiết”. Thứ hai là “thành
biện”. Thứ ba là “thành lợi”.Thứ tư là “nhất thiết nghĩa thành tựu” và thứ năm
là “sở cung xưng tán”.
Thành
tựu đốn kiết nghĩa là khi sử dụng thần chú này, thì mọi sở cầu, sở nguyện của
hành giả liền tức khắc (đốn) được an lành (kiết), toại nguyện.
Có
người hỏi: “Tại sao tôi cũng trì chú Đại Bi, mà không được toại nguyện tức
thì”? Vì sự trì niệm chú Đại Bi đòi hỏi phải có sự tương ứng từ nỗ lực dụng
công. Nếu không có sự nỗ lực hành trì tương ứng, thì sẽ không có sự thành tựu.
Nếu có sự cảm ứng, dung thông thì mọi sở cầu, sở nguyện của hành giả đều được
thành tựu.
Tất
đà dạ còn có nghĩa là “thành biện”. Nghĩa là hành giả làm bất cứ việc gì thì
kết quả đều đạt được viên mãn.
Cũng
gọi là “thành lợi” là vì mọi việc làm đều được thành tựu lợi ích.
Nhất
thiết nghĩa thành tựu có nghĩa là làm bất kỳ việc gì cũng đều được thành tựu.
Sở
cung xưng tán có nghĩa là mọi người đều đến khen ngợi, cung kính tán dương công
đức của hành giả.
Ma
ha tất đà dạ. Ai cũng đều biết Ma ha có nghĩa là lớn. Câu chú này có nghĩa là
hành giả đạt được mọi sự nghiệp to lớn, thành tựu được công đức thù thắng và
đạo nghiệp viên mãn. Trong mọi việc, hành giả đều đạt được sự thành tựu viên
mãn cao tột.
Cả
hai câu chú hợp lại Tất đà dạ ta bà ha Ma ha tất đà dạ ta bà ha là Bảo kinh thủ
nhãn ấn pháp. Bảo Kinh là sự quý giá vô ngàn của Kinh điển, chính là Pháp bảo.
Nếu quý vị tu tập ấn pháp này thì sẽ đạt được lợi lạc vô cùng vô tận. Trong
tương lai, trí tuệ và sức ghi nhớ của quý vị sẽ rất tinh anh. Nghĩa là có được
khả năng “bác văn cường ký” – nghe nhiều, nhớ kỹ.
Ký
ức của chúng ta thường hoạt động theo một lối riêng. Cũng như không thể nào đi
nếu không có cây gậy. Sau khi đọc được điều gì, chúng ta không thể nhớ rõ ràng
hết được. Chỉ khi nào cần cho sự học tập của mình, chúng ta mới lục lại tìm
kiếm hay tra cứu lại những ghi chép. Tại sao trí nhớ của mình lại quá kém.
Vì
quý vị chưa từng hành trì Bảo kinh thủ nhãn ấn pháp này. Nếu quý vị hành trì ấn
pháp này, quý vị sẽ đạt được sự hiểu biết thông tuệ và kiến thức rất đa dạng.
Giống như Tôn giả A Nan, là đệ tử đa văn đệ nhất của đức Phật. Có thể nói Ngài
A Nan đã hành trì Bảo kinh ấn pháp mà chẳng nghi ngờ gì. Ngài đã thành tựu ấn
pháp này từ vô lượng kiếp rồi, nên khi nghe được điều gì, thì không còn quên
nữa. Ngay cả Ngài có thể nhớ được những điều Ngài chưa từng nghe. Tại sao tôi
nói như vậy?
Vì Tôn giả A Nan ra đời cùng ngày đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành
đạo. Như thế nên hai mươi năm trước, khi A Nan chưa xuất gia, thì những bài
thuyết pháp của đức Phật Ngài A Nan chưa được nghe. Thế thì làm sao A Nan có
thể kết tập toàn bộ Kinh điển sau khi đức Phật nhập Niết bàn?
Vì A Nan được
nghe các vị trưởng lão giảng lại những bài Kinh mà đức Phật đã thuyết từ trước,
hoặc chính do đức Phật giảng lại cho A Nan nghe khi A Nan nhập định nên A Nan
thừa biết rõ nguyên nhân của sự nhớ giỏi này là nhờ đã hành trì Bảo kinh thủ
nhãn ấn pháp thành tựu.
Có
người hỏi tôi: “Làm thế nào để có được trí nhớ tốt?” Câu trả lời đơn giản là
hãy hành trì Bảo kinh ấn pháp. Những người nhớ được Kinh rõ ràng là có duyên
với ấn pháp này.
Ở trong đồ hình mạn đà la, đây là ấn pháp Bồ tát
phóng quang. Ngài phóng ra hào quang và tay cầm một tràng phan màu đỏ. Toàn
thân Bồ tát phóng ra những luồng hào quang sáng chói biểu tượng cho sự khai mở
trí tuệ, sự cường ký, trí lực đa văn quảng kiến và công đức thành tựu viên mãn.
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
Comments
Post a Comment