35. The Transformation Buddha on the Palm Hand and Eye
The
Sutra says: “For never being apart from the Buddhas throughout all successive
lives, use the Transformation
Buddha Hand.”
The Mantra: E la shen
The
True Words: Nan. Jan nwo la. Pe han ja
li.
Jya
li nwo. Chi li nwo. Chi li ni.
Hung
pan ja.
The verse:
In the past one planted the roots of virtue, planting
seeds of superior causes,
So that one takes as one’s retinue the Buddhas and
Bodhisattvas.
In the sea of the enlightenment, placid and clean, the
moon of the heart appears;
In the Wisdom of the Great and perfect mirror, the past
and the present are clear.
35) Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh nói rằng: “Nếu muốn tùy theo chỗ sanh, thường ở bên
Phật, nên cầu nơi Tay hiện
Hóa-Phật.”
Thần-chú rằng: A Ra Sâm [38]
Chơn-ngôn rằng: Án-- chiến
na ra, ba hàm tra rị,
ca rị na, chỉ
rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.
Kệ tụng:
Túc thực đức bản chủng thắng nhân
Chư Phật
Bồ tát quyến thuộc thân
Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện
Đại viên kính trí cổ kim minh.
[
Trong quá khứ đã trồng
THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nhưng chưa từng gieo
chủng nhân thù thắng.
Vì vậy, nên không được làm QUYẾN THUỘC của chư Phật và Bồ-Tát.
Trong biển giác ngộ, KHI TÂM THANH TỊNH THÌ xuất hiện MẶT TRĂNG DƯỚI NƯỚC,
dụ cho TÂM PHẬT cùng TÂM BỒ-TÁT
HIỆP NHAU, tức là ĐẲNG-GIÁC BỒ TÁT.
Trong đại viên cảnh trí, TẤT CẢ BA ĐỜI
QUÁ KHỨ, HIỆN TẠI và VỊ LAI ĐIỀU HIỆN rất rõ ràng,
thì thành VÔ-THƯỢNG ĐẠO,
tức là DIỆU-GIÁC.
]
Chúng
ta được được “QUY Y TAM BẢO”, y theo “PHẬT PHÁP TĂNG” mà tu hành là gì trong đời
qúa khứ chúng ta đã trồng nhiều “THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC” với TAM BẢO.
Nhưng
chúng ta chưa từng gieo CHỦNG NHÂN THÙ THẮNG, nên hiện tại không được gặp CHƯ
PHẬT BỒ TÁT, không được LÀM QUYẾN THUỘC,
không được ở chung một CHỔ VỚI CHƯ PHẬT BỒ-TÁT.
Tại vì sao? Vì
chúng ta chưa từng tu CHƯỞNG-THƯỢNG HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP.
Cho nên, nếu Qúy-vị
trì thủ nhãn này, tức là gieo được chủng nhân thù thắng, nhất định trong đời vị
lai sẽ làm quyến thuộc của chư PHẬT BỒ TÁT.
Lại nữa, Niệm PHẬT A-DI-ĐÀ CẦU VÃNG SANH, cũng
là gieo chủng nhân thù thắng vì được vãng sanh tây phương cùng chư phật bồ tát ở
chung một chỗ.
KINH VĂN:
“ Xá- Lợi- Phất! Lại
trong cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.
Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải
tính đếm mà hết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói
thôi!
Xá- Lợi- Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát
nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng
thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.
Lại nữa,
khi trì thủ nhãn nầy được NHẤT TÂM, thì cũng như PHẬT và BỒ-TÁT gặp nhau ở tại biển giác ngộ,
đây là cảnh giới “TÂM ẤN TÂM”, tức là ĐẲNG-GIÁC BỒ TÁT.
Giác hải
trừng thanh tâm nguyệt hiện.
Trì THỦ NHÃN đến đây phải dùng “TÂM KIM-CANG” hay
“TRÍ KIM-CANG”, QUÁN LÝ NHƯ HUYỄN ĐỂ PHÁ TRỪ
VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, THÀNH VÔ SỞ ĐẮC, tức là chuyển TẠNG
THỨC thành ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ, thì biết rõ ràng KHẮP QUÁ KHỨ VỊ LẠI, đây là qủa DIỆU
GIÁC CỦA CHƯ PHẬT.
Đại
viên kính trí cổ kim minh.
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới,
giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.
[
ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG
LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh
để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như
PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.
]
A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu
được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.
]
Từ Càn-huệ địa đến
Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG
VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để
phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong
TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG.
CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG
TÂM KIM-CANG.
]
DIỆU-GIÁC
Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu
kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
[
Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1)
CÀN HUỆ ĐỊA
2)
THẬP TÍN
3)
THẬP TRỤ
4)
THẬP HẠNH
5)
THẬP HỒI HƯỚNG
6)
NOÃN
7)
ĐẢNH
8)
NHẪN
9)
THẾ ĐỆ NHỨT
10)
THẬP ĐỊA
11)
ĐẲNG-GIÁC
12)
TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG
phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)
]
Các thứ địa ấy, đều lấy trí
Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng
phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu
vào.
[
Các địa vị ấy, đều dùng
“TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN
LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”,
tức là CHỈ và QUÁN
KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.
Dùng “TRÍ KIM-CANG”
QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:
1. Quán NGƯỜI như huyễn
2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
5. Quán TIẾNG VANG
TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như
huyễn
7. Quán MỘNG như huyễn
8. Quán BÓNG như huyễn
9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
10. Quán ẢO HÓA như
huyễn.
]
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh
mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng
đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng
Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt
Dần dà khó thể nhập
Liên Bang
Khi nao thật được
nhàn?
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô Lượng Quang.
(Niệm Phật Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm- HT. Thiền-Tâm)
A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo
thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề
chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác,
gọi là tà-quán".
]
Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ
TĂNG TIẾN là:
1) Không ăn NGŨ
VỊ TÂN
2) PHẢI NGHIÊM TRÌ
GIỚI LUẬT
3) PHẢI NGĂN CHẶN
VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP
PHÁT SANH
KẾ TIẾP dùng TÂM KIM CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị
tu chứng.
Năm mươi lăm vị
trong đường Bồ đề ( vì Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì CHƠN THẬT mà chẳng phải
là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho
nên, chỉ có 55 vị trong đường Bồ-đề
chân-thật mà thôi.)
1. Thập tín [10]
2. Thập trụ [10]
3. Thập hạnh [10]
4. Thập hồi hướng [10]
5. Tứ gia hạnh [4]
6. Thập địa [10]
7. Đẳng giác [1]
]
Tóm lại, nếu Qúy-vị
trì thủ nhãn này tức là gieo trồng chủng nhân thù thắng, thì đời đời kiếp kiếp
sẽ được làm quyến thuộc của CHƯ PHẬT BỒ TÁT,
nếu trì được NHẤT TÂM, thì cũng như “TÂM KIM CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” phá trừ
từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
Kệ tụng:
Túc thực đức bản chủng thắng nhân
Chư Phật
Bồ tát quyến thuộc thân
Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện
Đại viên kính trí cổ kim minh.
Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Lăm
A Ra Sâm [38]
Án-- chiến na ra, ba
hàm tra rị,
ca rị na, chỉ rị na, chỉ rị nỉ, hồng phấn tra.
---o0o---
38) A Ra Sâm
Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúi vị trì
tụng câu chú A Ra Sâm, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM sẽ “XUẤT HIỆN” với “THÂN TƯỚNG” 3 THỦ NHÃN,
THỦ NHÃN CẦM CUNG-TÊN, THỦ NHÃN CẦM BÀNG-BÀI
và THỦ NHÃN CẦM NỎ-THẦN, ĐỂ GIÚP CHO
“QÚY VỊ” MAU THÀNH TỰU “DIỆU PHÁP” RỘNG SÂU KHÔNG CÙNG TẬN.
Đây là đấng “CHUYỂN-PHÁP-LUÂN-VƯƠNG” nghĩa
là NGÀI THƯỜNG TUYÊN THUYẾT GIÁO NGHĨA ĐẠI THỪA.
ĐẶC BIỆT LÀ NGÀI THƯỜNG DÙNG “CHƯỞNG-THƯỢNG HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP”,
để tiếp dẫn chúng sanh trong 10 phương vãng sanh về TỊNH-ĐỘ.
NGÀI
QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT
( Thường TRÌ “CHƯỞNG-THƯỢNG HÓA-PHẬT THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để tiếp dẫn chúng sanh
trong 10 phương vãng sanh về TỊNH-ĐỘ.
Và ngược lại nếu “QÚI
VỊ” Thường TRÌ “CHƯỞNG-THƯỢNG HÓA-PHẬT THỦ
NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúi vị là “HÓA
THÂN” của Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM, nghĩa là cũng đạt được như
Ngài vậy.)
Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi “PHÁT TÂM”
TRÌ TỤNG 42 THỦ-NHÃN ẤN PHÁP, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM sẽ XUẤT HIỆN với “THÂN TƯỚNG” 3 THỦ NHÃN, THỦ NHÃN CẦM CUNG-TÊN,
THỦ NHÃN CẦM BÀNG-BÀI và THỦ NHÃN CẦM NỎ-THẦN,
ĐỂ GIÚP CHO “QÚY VỊ” MAU THÀNH TỰU “DIỆU PHÁP” RỘNG SÂU KHÔNG CÙNG TẬN.
CHO NÊN, TẤT CẢ CHÚNG SANH TRONG PHÁP GIỚI
TỪ “CÕI-TRỜI” CHO ĐẾN “ĐỊA-NGỤC”… ĐỀU ĐƯỢC ĐỘ THOÁT RA KHỎI “TRẦM-LUÂN”
TRONG TAM GIỚI.
TUY CÓ “SỨC MẠNH UY THẦN”
CỦA VI DIỆU PHÁP, NHƯ NGÀI CHỈ DÙNG “ĐỨC”
NHU HÒA NHẪN NHỊN, ĐỂ CẢM HÓA NHỮNG CHÚNG SANH CAN CƯỜNG, ĐẶC BIỆT LÀ NGÀI DÙNG
“THÂN-GIÁO” LÀM GƯƠNG CHO CHÚNG SANH
LÀM THEO, ĐỂ RA KHỎI VÒNG SANH TỬ “TRẦM-LUÂN”
RẤT LÀ THẦN TỐC. (Bài nỗ cung tiễn uy thần tốc)
Kệ tụng
:
Tứ thập
nhị thủ diệu vô cùng
Thông
thiên đạt địa cảm mê mông
Bài nỗ cung tiễn uy thần tốc
Cường
giả điều phục nhược giả hưng
KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”
HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN
KỆ TỤNG
HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng
38. A ra sam
A
ra sam dịch là “Chuyển luân pháp vương”, tức là vị Đại Pháp Vương thường chuyển
cỗ xe đại pháp, thường tuyên thuyết diệu nghĩa Đại thừa. Giáo nghĩa này thậm
thâm vi diệu, không ai có thể diễn nói tường tận được, nhưng hiện nay quý vị
đang được nghe giảng từng chi tiết rõ ràng.
Đó
là ý nghĩa của câu chú này. Đây là “Chưởng thượng hóa Phật ấn thủ nhãn ấn
pháp”. Quý vị nên hành trì ấn pháp này. Khi thành tựu rồi, đời đời khi được
sinh ra liền thân cận bên Phật để học hỏi giáo pháp.
Có
rất nhiều cách để giảng giải chú Đại Bi. Chẳng hạn có một vị pháp sư khác giảng
mỗi thủ nhãn này là danh hiệu của một vị Bồ tát. Chẳng hạn vị ấy cho rằng:
Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn này là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Đây chính
là trường hợp sai một ly đi một dặm. Sao vậy? ở đây hoàn toàn chẳng có một vị
Bồ tát nào cả. Quý vị có thể đọc hết cả Tam tạng kinh điển nếu quý vị muốn
nhưng sẽ chẳng thấy vị Bồ tát nào có danh hiệu là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát
cả.
Có
thể nói như thế này: Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp là pháp tu của chư
vị Bồ tát, chứ không thể gọi đó là Chưởng thượng hóa Phật Bồ tát. Nếu gọi như
thế là một sai lầm.
Nên
khi nói Bảo bát thủ nhãn ấn pháp quý vị có thể hiểu rằng: Bảo Bát ấn pháp là
pháp tu của chư vị Bồ tát. Còn Bảo Bát không phải là danh hiệu của một vị Bồ
tát. Mới đây tôi được xem qua bộ “Đại Bi Kinh giảng nghĩa” ở Hồng Kông gửi sang,
trong kinh này họ đã giảng bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp là danh hiệu của bốn
mươi hai vị Bồ tát. Đó hoàn toàn sai lầm.
Bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp trong
kinh là các pháp tu của hàng Bồ tát. Người học Phật pháp nên ghi nhớ kỹ điểm
này, không nên xác tín mà không căn cứ trên sự thực hiển nhiên. Trong khi giải
thích Phật pháp cho người nghe, quý vị phải có một lập trường vững chãi, chính
xác về những gì mình đưa ra, còn không quý vị sẽ phạm sai lầm.
A
ra sam là Chưởng thượng hóa Phật thủ nhãn ấn pháp mà các vị Bồ tát đều phải tu
hành.
Quý vị lại hỏi: “Bồ
tát nào?”
Đây
chẳng phải là một vị Bồ tát nào riêng biệt cả. Bất kỳ người nào hành trì bốn
mươi hai thủ nhãn ấn pháp thì người ấy chính là Bồ tát.
Bất luận người nào
không tu tập bốn mươi hai ấn pháp thì người ấy không phải là Bồ tát. Nếu quý vị
tu tập bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp được thành tựu thì có thể minh chứng rõ
ràng quý vị đã dự vào hàng Bồ tát rồi.
ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)
Comments
Post a Comment