34. The Joined Palms Hand and Eye


The Sutra says: “For causing all living beings to be always respectful and loving towards
                        one another, use the Joined Palms Hand.”


The Mantra: Syi li syi li.

The True Words: Nan. Bwo na man re ling. He li.

(Tripitaka True words : Nan. Wei sa la. Wei sa la. Hung pan ja.)
                                               
                                     


The verse:


Single-mindedly revere the god among the gods.
Living beings thoughts of kindness are true and sincere.
As one plants causes one reaps their fruit--look within yourself.
With reverence coming and going, impartial is the Way.
         




34. Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp


Kinh nói rằng: “Nếu muốn cho tất cả chúng sanh thường cung kính yêu mến nhau, nên
                       cầu nơi Tay Hiệp-Chưởng.”


Thần-chú rằng: Tất Rị Tất Rị [44]
Chơn-ngôn rằng: Án-- bát nạp mạng nhá lăng, hất rị.

(Theo trong tạng-bản, lại có chơn-ngôn: Án-- vỉ tát ra, vỉ tát ra, hồng phấn tra.)



Kệ tụng:

Nhất tâm cung kính thiên trung thiên
Chúng sinh ái niệm các chân hư
Chủng nhân kết quả cầu chư kỷ
Lễ thượng vãng lai đạo bất thiên.

[

NHẤT TÂM CUNG KÍNH chư PHẬT THẾ TÔN là đấng THIÊN TRUNG THIÊN.
Chúng-sanh chơn thành LỄ-NIỆM đấng ĐẠI-TỪ TÔN.
Quán NHÂN TỰ-TÁNH, THÀNH CHỦNG TRÍ.
ĐẢNH LỄ “NHƯ LAI”, không từ đâu đến cũng không đi về đâu.

]





Nếu Qúy-vị muốn tất cả chúng-sanh cung kính yêu mến  lẫn nhau, thì phải tu LỄ-KÍNH CHƯ PHẬT trong ba đời, đặt biệt là CHƯ PHẬT  TRONG ĐỜI VỊ LAI  như  BỒ-TÁT “THƯỜNG BẤT-KINH” TRONG KINH PHÁP HOA, THƯỜNG CHẤP TAY CUNG KÍNH LỄ BÁI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI MÀ NÓI LỜI RẰNG:

“ Tôi rất kính “QÚY NGÀI” chẳng dám khinh mạn. Vì sao ? Vì QÚY NGÀI đều tu hành đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật.”

                                                                                                                 
KINH-VĂN:


Ðức Oai-Âm-Vương Như-Lai dầu hết diệt độ rồi, sau lúc chánh-pháp đã diệt trong đời tượng-pháp những Tỳ-kheo tăng-thượng-mạn có thế lực lớn. Bấy giờ, có vị Bồ-tát Tỳ-kheo tên là Thường Bất Kinh. Ðắc-Ðại-Thế! Vì cớ gì tên là Thường Bất Kinh ?

Vì vị Tỳ-kheo đó phàm khi ngó thấy hoặc Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, hoặc ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, thảy đều lễ lạy khen-ngợi mà nói rằng: "Tôi rất kính quí ngài chẳng dám khinh-mạn. 


Vì sao ? Vì qúi ngài đều tu-hành đạo Bồ-tát sẽ đặng làm Phật." 



Tất cả chư Phật trong ba đời
Ở nơi thế giới khắp mười phương
Tôi đem thân ngữ ý trong sạch
Khắp lạy chư Phật không hề sót

Sức oai thần hạnh nguyện Phổ Hiền
Phân thân hiện khắp trước Như Lai
Một thân lại hiện sát trần thân
Mỗi thân lạy khắp sát trần Phật



BỒ-TÁT PHỔ-HIỀN LẠY TẤT CẢ CHÚNG-SANH VÌ HỌ LÀ CHƯ PHẬT TRONG ĐỜI VỊ LAI. CHÚNG SANH VỀ HÌNH TƯỚNG THÌ VÔ-LƯỢNG VÔ-BIÊN, CÒN VỀ TÁNH THÌ CHÚNG SANH CÙNG CHƯ PHẬT CÓ CÙNG 1 TÁNH PHÁP GIỚI, CŨNG RỘNG VÔ-LƯỢNG VÔ BIÊN.


NÓI TÓM LẠI, THÌ CÓ 12 LOẠI CHÚNG SANH SẼ THÀNH PHẬT TRONG TƯƠNG LAI.


CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ: 


12 CHỦNG-LOẠI CHÚNG-SANH

1)         Noãn
2)        Thai
3)        Thấp
4)       Hóa

5)        Hữu-sắc
6)       Vô-sắc
7)        Hữu-tưởng
8)       Vô-tưởng

9)       Phi-hữu-sắc
10)      Phi-vô-sắc
11)       Phi-hữu-tưởng
12)      Phi-vô-tưởng


Tôi rất kính QÚY NGÀI chẳng dám khinh mạn. Vì sao ? Vì QÚY NGÀI đều tu hành đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật.

12 CHỦNG-LOẠI CHÚNG-SANH do đâu mà có?

Do điên đảo cho rằng thật có CHÚNG-SANHTHẾ-GIỚI, như khi chuyển phiền não thành BỒ-ĐỀ, chuyển sanh tử thành NIẾT-BÀN, thì bản lai không có THẾ GIỚI CHÚNG SANH.


KINH-VĂN:



Phật dạy: "A-nan, nên biết diệu-tính là viên-minh, rời các danh-tướng, bản-lai không có thế-giới chúng-sinh. Nhân cái vọng mà có sinh, nhân cái sinh mà có diệt, sinh-diệt gọi là vọng, diệt vọng gọi là chân, ấy gọi là hai hiệu chuyển-y vô-thượng Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Như-lai.

A-nan, nay ông muốn tu pháp Chân-tam-ma-đề, đến thẳng Đại-niết-bàn của Như-lai, trước hết, phải biết hai cái nhân điên-đảo của thế-giới và chúng-sinh nầy; điên-đảo không sinh, đó là Chân-tam-ma-đề của Như-lai.

(KINH LĂNG NGHIÊM)


TÓM LẠI, NẾU QÚY-VỊ CHẤP TAY LẠI “NHẤT TÂM” TRÌ THỦ NHÃN NÀY, TỨC LÀ CUNG  KÍNH ĐẢNH LỄ TẤT CẢ CHƯ PHẬT TRONG 10 PHƯƠNG BA ĐỜI, THÌ LÌA ĐƯỢC CÁC DANH-TƯỚNG , BẢN-LAI KHÔNG CÓ THẾ-GIỚI VÀ CHÚNG-SANH, ĐÓ LÀ CHƠN-TAM-MA-ĐỊA CỦA NHƯ-LAI.


HỒI HƯỚNG CHO PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH

(HỒNG-DANH BỬU-SÁM của Pháp-Sư Bất-Động thuật)





Nguyện tương dĩ thử thắng công-đức,
Hồi-hướng vô-thượng chơn pháp-giới,

(Hồi hướng 12 lạy về TÁNH PHÁP GIỚI)



Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng-già,
Nhị đế dung thông tam-muội ấn,
Như thị vô-lượng công-đức hải,
Ngã kim giai tất tận hồi-hướng,

 (Hồi hướng sự LỄ PHẬT về QỦA PHẬT như THƯỜNG BẤT KINH BỒ-TÁT vậy)


Sở-hữu chúng-sanh thân, khẩu, ý,
Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,
Như thị nhứt-thiết chư nghiệp-chướng
Tất giai tiêu-diệt tận vô dư.
Niệm niệm trí châu ư pháp-giới,
Quảng độ chúng-sanh giai bất thối.

KINH LĂNG-NGHIÊM NÓI: “ TÂM, PHẬTCHÚNG-SANH không sai khác”. Khi CHÚNG-SANH nhớ PHẬT, BỒ-TÁT cũng như PHẬT, BỒ-TÁT nhớ CHÚNG-SANH,  thì tất cả NGHIỆP-CHƯỚNG đều được tiêu diệt. Cho nên, khi chúng ta LỄ PHẬT hồi hướng cho CHÚNG-SANH hoặc người THÂN, cũng đồng đạo lý trên vậy.



Nãi chí hư-không thế-giới tận,
Chúng-sanh cập nghiệp phiền-não tận,
Như thị tứ pháp quảng vô-biên,
Nguyện kim hồi-hướng diệc như thị.

TỨ PHÁP GIỚI :  1.Hư không 2. Chúng sanh 3. nghiệp của chúng sanh 4. phiền não của chúng sanh không cùng tận, nên hạnh nguyện của Phổ-hiền cũng không cùng tận, THÂN, KHẨU, Ý không hề nhàm chán.

LỄ KÍNH CHƯ PHẬT

NAM-MÔ ĐẠI-HẠNH PHỔ-HIỀN BỒ-TÁT MA-HA-TÁT


Kệ tụng:


Nhất tâm cung kính thiên trung thiên
Chúng sinh ái niệm các chân hư
Chủng nhân kết quả cầu chư kỷ
Lễ thượng vãng lai đạo bất thiên.



 

Hiệp-Chưởng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Bốn


Tất Rị Tất Rị [44]
Án --bát nạp mạng, nhá lăng hất rị.


---o0o---



44) Tất Rị Tất Rị


Theo trong KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng : “Khi Qúi vị trì tụng câu chú Tất Rị Tất Rị, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂN sẽ  “XUẤT HIỆN” Tay cầm “CÀNH DƯƠNG-LIỄU”, Tay cầm “BÌNH NƯỚC CAM LỘ”, giúp cho Qúi vị ngày cũng như đêm đều được “AN LÀNH” (KIẾT TƯỜNG) trong CHÁNH NIỆM.


ĐÂY LÀ ĐẤNG ĐÃ THÀNH TỰU “HIỆP-CHƯỞNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP”.


 

NGÀI QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT

 

( Thường TRÌ “HIỆP-CHƯỞNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, để giúp cho Qúi vị  ngày cũng như đêm 

đều được “AN LÀNH” (KIẾT TƯỜNG) trong CHÁNH NIỆM.

 

Và ngược lại nếu “QÚI VỊ” Thường TRÌ “HIỆP-CHƯỞNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúi vị là 

“HÓA THÂN” của Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM, nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)

 


Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “HIỆP-CHƯỞNG THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM sẽ “XUẤT HIỆN”, tại vì tất cả chúng sanh đều là CẢNH SỞ QUÁN trong “TRÍ NĂNG QUÁN” của ngài.

Ngài đã thành tựu “NHĨ CĂN VIÊN THÔNG”, nên đạt được “TÁNH CHƠN NHƯ”  TỰ TẠI VIÊN THÔNG.

Vậy cho nên, NGÀI có khả năng làm lợi ích cho VÔ-LƯỢNG CHÚNG-SANH, MÀ THƯỜNG Ở TRONG ĐẠI ĐỊNH (BẤT ĐỘNG KHÔNG ĐẾN CŨNG KHÔNG ĐI ĐÂU), THẬT LÀ BẤT KHẢ TƯ NGHỊ.

 

 

Kệ tụng :

 

 

Năng Quán chi trí sở Quán cảnh

Viên dung tự tại chơn như tánh

Vô biên thệ nguyện lợi chúng sanh

Bất khả tư nghị thường tại định

 

 

KINH ĐẠI-BI-TÂM ĐÀ-RA-NI “XUẤT TƯỢNG”

HT. THIỀN-TÂM Dịch ra VIỆT-VĂN

 

KỆ TỤNG

HT. TUYÊN-HÓA Kệ-tụng

 


44. Tất lỵ tất lỵ


Tất lỵ Tất lỵ có ba nghĩa: Thứ nhất là “dõng mãnh” như trong chiến trận, người dõng mãnh là luôn luôn chiến thắng, không hề bị đánh bại. Nghĩa thứ hai là “thù thắng” nghĩa là vượt lên trên tất cả sự hoàn hảo, không bao giờ bị thất bại. Thứ ba nghĩa là “cát tường”. Vì khi hành giả có được sự dõng mãnh mới có được sự thắng vượt mọi chướng ngại, mới có được sự cát tường.

Tôi thường nói với các đệ tử của tôi rằng khi làm bất kỳ việc gì, dù ở cương vị nào cũng phải phát tâm dõng mãnh, thắng vượt chứ không bao giờ được thoái thất. Nếu ai lui sụt, đừng trở về gặp mặt tôi nữa. Những người yếu đuối, bại hoại thì có ích gì? Họ chẳng khác gì một thứ mà người Quảng Đông thường gọi là “thủy bì” là túi da đựng nước mềm nhũn. 

Còn ở Đông Bắc thì gọi là “thảo bao”, là cái túi rơm để đựng hạt giống mềm yếu và vô dụng. Nên hãy nhớ điều này: bất kỳ ai muốn phát nguyện trở thành đệ tử của tôi là phải luôn luôn vượt thắng mọi điều, phải có tâm kiên cố như chùy Kim Cang vậy. Còn như “thủy bì” và “thảo bao” thì không thể nào theo nổi.

Tất lỵ tất lỵ là Hợp chưởng thủ nhãn ấn pháp. Có thể khiến cho tất cả long xà, hổ lang, sư tử, nhân cùng phi nhân ph1t tâm kính ngưỡng. Tuy nhiên, hành giả phải thực sự có tâm dõng mãnh, vượt thắng và tâm bất thối chuyển. Công năng của ấn pháp này không phải là ở chỗ ngôn thuyết mà phải bằng nỗ lực hành trì.

ĐẠI BI CHÚ
Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa
Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU
CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)

Comments

Popular posts from this blog