17. Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp


Hô Lô Hô Lô Ma Ra [41]

Án-- bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.




Kinh nói rằng: “Nếu muốn có tôi trai tớ gái để sai khiến, nên cầu nơi

 Tay cầm chiếc Vòng-Ngọc.”

 

Thần-chú rằng: Hô Lô Hô Lô Ma Ra [41]

Chơn-ngôn rằng: Án-- bát na hàm vị ra dã, tát-phạ hạ.




Kệ tụng:


Kinh thiên động địa dịch quỉ thần
Hô phong hoán vũ đàm tiếu trung
Nam cung nữ kính đồng lễ bái
Tân chủ hòa hợp đạo đại hưng.


( Trời đất rung động sáu cách, làm kinh sợ Quỷ thần, nên họ y theo lịnh mà làm. 

Gọi gió, kêu mưa, như là chuyện vui đùa.

Nam Nữ cung kính, đồng lễ bái.

Tứ chúng hòa hợp, thì Phật-pháp được phát triển mạnh mẽ.)




Nếu Qúy-vị, trong khi tu hành mà gặp phải  những chúng sanh can cường, rất khó giáo hóa; cũng không thể hòa hợp với họ để tu hành, vì họ luôn tìm cách làm chướng ngại Qúy-vị;  hoặc là con cái ngỗ nghịch không nghe theo lời khuyên dạy thiện lành của Cha Mẹ, hay là bất cứ ý nguyện gì QÚY VỊ muốn “hòa hợp” mà không thể thực hiện được, thì nên tu thủ nhãn này sẽ được như ý nguyện mong cầu.

Tại sao vậy?  Vì  “ĐÀ RA NI” là tổng tất cả pháp và trì tất cả nghĩa.
Khi Qúy-vị tu thủ nhãn này,  thì tự nhiên “THÀNH TỰU”:TÂM“TÙY HỶ”,TÂM “HỶ XẢ”, TÂM Đại-Từ-Bi,TÂM Bình-Đẳng,TÂM Vô-Vi,TÂM Vô-Nhiễm-Trước,TÂM Không-Quán,TÂM Cung-Kính,TÂM Tỳ-Hạ,TÂM Vô-Tạp-Loạn,TÂM Vô-Kiến-Thủ,TÂM Vô-Thượng Bồ-Đề… ĐỀU TỪ “ĐÀ RA NI” NẦY LƯU XUẤT RA CẢ.

Tâm “TÙY HỶ” là khi thấy có chúng sanh, dù có một việc thiện nhỏ nào như vi-trần, cũng nên tán thán khen gợi, làm cho họ trưởng dưỡng thiện-căn, tiêu trừ nghiệp-chướng. Như “Phổ-Hiền Bồ-tát” trong KINH HOA NGHIÊM.

Tâm “HỶ XẢ” là khi thấy có chúng sanh, vong ân, bội nghĩa, tạo ngũ nghịch, thập ác, tổn hại cho mình và người , thì cũng vui lòng bỏ qua, chỉ mong họ sớm cải
 ác làm lành, Quy Y Tam Bảo, Phát Bồ-đề tâm… Như “Phật Thích-ca” là “Nhẫn Nhục Tiên Nhơn” bị Vua Ca-Lợi cắt đứt tay chân, trong KINH KIM CANG.

Đây là tinh thần VÔ NGÃ, có đầy đủ “BI, TRÍ, DŨNG”  thì làm cho Trời Đất chấn động sáu cách:

 

                1.  Phương Đông nổi phương Tây chìm,

                2. Phương Tây nổi phương Đông chìm,

3. Phương Nam nổi phương Bắc chìm,

4. Phương Bắc nổi phương Nam chìm,

5. Chính Giữa nổi bốn bên chìm,

6.  Bốn Bên Nổi chính giữa chìm.

 

( Kinh Ðại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật)



Đó gọi là sáu cách chấn động của các thế giới,  làm kinh sợ Qủy Thần, có khả năng ra lịnh cho Qủy Thần, cho Rồng phun mưa, làm gió là chuyện rất thường như chuyện đang vui đùa vậy,  đây gọi là “du hý thần thông.”

Chúng-sanh “CAN CƯỜNG”, Nam Nữ ngỗ nghịch, nhìn thấy “DU HÝ THẦN THÔNG” của người tu “NGỌC HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy thì trở lại “cung kính lễ bái tam bảo”, cải ác làm lành, cùng hướng tới chơn-lý, vậy nên “Tứ chúng hòa hợp, thì Phật-pháp phát triển mạnh mẽ.” LÀ DO CÓ NGƯỜI TU THỦ NHÃN NẦY ?


Tứ chúng hòa hợp là chỉ cho Tỷ-khưu, Tỷ-khưu-ni, Cư-sĩ Nam và Cư-sĩ Nữ trong Phật-pháp. Nếu nói rộng ra thì là sự “HÒA HỢP” trong Gia-đình, Xã-hội, Quốc-gia, Chúng-sanh, Pháp-giới…


Lời bàn:


Khi Quý-vị phát TÂM “Đại-Từ-Bi” thì đó chính là trì “Chú Đại-Bi và 42 Thủ Nhãn.”

hoặc là trì “ Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp” nầy thì tự nhiên “THÀNH TỰU” : 

 

 

1)      TÂM “TÙY HỶ”

2)     TÂM “HỶ XẢ”

3)     TÂM “Đại-Từ-Bi”

4)     TÂM “Bình-Đẳng”

5)     TÂM “Vô-Vi”

6)     TÂM “Vô-Nhiễm-Trước”

7)     TÂM “Không-Quán”

8)     TÂM “Cung-Kính”

9)     TÂM “Tỳ-Hạ”

10)  TÂM “Vô-Tạp-Loạn”

11)  TÂM “Vô-Kiến-Thủ”

12)  TÂM “Vô-Thượng Bồ-Đề”… 

 

 

ĐỀU TỪ “ĐÀ RA NI” NẦY LƯU XUẤT RA CẢ.



Tại sao vậy? Vì  “ĐÀ RA NI” là tổng tất cả pháp và trì tất cả nghĩa. Nếu hiểu theo 1 nghĩa, 1 pháp nào đó cố định, thì không gọi là “Đà-Ra-Ni.”




41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra 

 

Hô Lô Hô Lô Ma Ra . Hán dịch là “Tác pháp như ý”. Cũng dịch là “Tác pháp mạc ly ngã”.

 

Đây là Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp”. Trong bốn mươi hai ấn pháp, khi hành giả hành trì bốn mươi hai thủ nhãn ấn pháp này được gọi là “tác pháp”. “Như ý” nghĩa là tùy theo TÂM nguyện đều được như ý. Khi hành giả tu tập thành tựu ấn pháp này rồi, thì mọi việc đều được như TÂM nguyện nên gọi là “Như ý”.

 

Còn “Tác pháp mạc ly ngã” có nghĩa chính hành giả là người tu tập, không phải người nào khác. Nên khi hành giả tác pháp này, thì ấn pháp không rời khỏi hành giả và hành giả không rời khỏi ấn pháp. Pháp và ngã là một. Thế nên chẳng có pháp và cũng chẳng có ngã, pháp chấp và ngã chấp đều không. Đó là ý nghĩa của “Tác pháp mạc ly ngã”.

 

Hành trì “Ngọc-Hoàn Thủ Nhãn Ấn Pháp”. Có thể khiến tất cả chúng sanh đều vâng theo sự giáo hóa của hành giả. Dạy họ tu pháp gì, họ đều tu theo pháp môn ấy không sai lệch.


 


41. Hô Lô Hô Lô Ma Ra 

BÁT BỘ QUỶ THẦN VƯƠNG


 “VUA” của “BÁT BỘ QUỶ THẦN” 


( Theo trong KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng “Khi Qúy vị trì tụng câu chú Hô Lô Hô Lô Ma Ra, thì “VUA” của “BÁT BỘ QU THẦN” sẽ  “XUẤT HIỆN”, giúp cho Qúy-vị sớm thành tựu “NGỌC HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, nên  tất cả ước nguyện “THIỆN” đều được thành tựu, còn ước nguyện “ÁC” thì không thành tựu.

 

BÁT BỘ QUỶ THẦN VƯƠNG đã thành tựu  “NGỌC HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” , làm cho Qúy vị “TĂNG TRƯỞNG THIỆN CĂN, TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG.”

 

Nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ “NGỌC HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của BÁT BỘ QỦY THẦN VƯƠNG,  nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.

 

 

BÁT BỘ QUỶ THẦN VƯƠNG

 

 

1)   THIÊN

2)   LONG

3)   DẠ XOA

4)   CÀN THÁT BÀ

5)   A TU LA

6)   CA LÂU LA

7)   KHẨN NA LA

8)   MA HẦU LA GIÀ

 

 

NHƠN PHI NHƠN

(Đây cũng là danh xưng chung cho bát bộ quỷ thần)

 

THIÊN : Tiếng Phạm gọi là Đề-Bà, ta gọi là Trời. Các vị này do tu thập thiện nên hưởng phước thiên-nhiên, sự ăn mặc tùy niệm hiện thành.

 

LONG: Tiếng Phạm gọi là Na-Già ta gọi là Rồng. Loài này có thần thông biến hóa, hoặc giữ cung điện trời, hoặc giữ địa luân, hoặc làm mưa gió.

 

 DẠ XOA: Còn gọi là Dược Xoa, dịch là: Dõng Kiện Bạo Ác hay Thiệp-Tật, một loài quỷ rất hung mãnh, bay đi mau lẹ, có phận sự giữ các cửa khuyết cùng thành trì của trời.

 

CÀN THÁT BÀ: Dịch là Hương-ẩm, nhạc thần của trời Đế-Thích, dùng mùi thơm làm thức ăn.

 

A TU LA: Dịch là Phi Thiên, một loài thần có phước trời mà đức không bằng trời, có thần thông biến hóa song thân hình thô xấu, vì kiếp trước hay sân hận.

 

CA LÂU LA: Dịch là Kim Súy Điểu, một loại chim thần, cánh có lông sắc vàng tốt đẹp, hai cánh xòe ra cách nhau đến 3.360.000 dặm, có thần thông biến hóa.

 

KHẨN NA LA: Dịch là Nghi-Nhơn, một loại thần giống người nhưng không phải là người, vì trên đầu có sừng, ca múa rất hay, thường tấu pháp nhạc và ca múa cho trời Đế-Thích nghe.

 

MA HẦU LA GIÀ: Dịch là Đại-Mãng, hay Địa-Long tức là thần rắn.

 


NHƠN PHI NHƠN 

(Đây cũng là danh xưng chung cho bát bộ quỷ thần)

 

NHƠN PHI NHƠN: Loại quỉ thần hình như người mà không phải là người, hoặc có sừng, có cánh, có móng vuốt.

Đây cũng là danh xưng chung cho bát bộ quỷ thần, vì họ không phải là người mà biến ra hình người đến nghe Phật thuyết pháp. Kinh Xá Lợi Phất vấn nói: "Bát bộ đều là phi nhơn". 



Kệ tụng :

 

Quán âm thị hiện quỷ thần vương

Hàng phục chư ma thủ quy chương

Nhất thiết chúng sanh y giáo hối

Cường giả điều nhu nhược giả xương.


 

Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “NGỌC HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì VUA của BÁT BỘ QỦY THẦN sẽ  “XUẤT HIỆN”, đây là “BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM” hóa hiện ralàm cho chúng ma phải giữ trật tự theo quy cũ.

 

BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM còn dạy bảo khuyên răn tất cả AI tu “NGỌC HOÀN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” phải lấy “NHU HÒA NHẪN NHỊN”, ĐỂ ĐIỀU PHỤC NHỮNG KẼ “CAN CƯỜNG hay NÓNG GIẬN.”



 KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI XUẤT TƯỢNG

Hòa Thượng THIỀN TÂM Dịch ra VIỆT VĂN

 

KỆ TỤNG

Hòa Thượng TUYÊN HÓA Kệ tụng

 

 

ĐẠI BI CHÚ

 

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)


 


17. The Jade Ring Hand and Eye

 

 

The Sutra says: “For male and female servants, use the Jade Ring hand.”


The Mantra: Hu lu hu lo mwo la.

The True Words: Nan. Bwo nwo syin wei la ye. Sa wa he.



The verse:

 

Startle heaven, shake the earth, employ the ghosts and spirits.

Call the wind, command the rain, as if in joyful play.

Men are reverent, women respectful, as they all make obeisance.

With guest and host in harmony, the Way will flourish greatly.

 


41. HULU HULU PRA 

      

HULU HULU PRA means “doing Dharma as-you-will.” It also means “the doing of Dharma is not separate from me.”

It is the Jade ring Hand and Eye. Our cultivation of the Forty-two Hands and Eyes is called “doing Dharma.” “As-you-will” means accordance with the way we wish it to be in our hearts. When we have perfected the cultivation of Hand and Eye, it is “according to our heart, as-we-will.”

“The doing of Dharma is not separate from me” means that in cultivation it is oneself who must cultivate. One must do it oneself. As I cultivate the Dharma, the Dharma is not apart from me and I am not apart from it. The Dharma and I are one. Then, there is neither Dharma nor me, and the two attachment of self and Dharma are emptied. There is no attachment to self and no attachment to Dharma. That is what is meant by “not separate from me.”

The Jade Ring Hand and Eye, when cultivated, can cause all beings to obey your instructions. They will cultivate whatever dharma you tell them to cultivate, most obediently.





41. HULU HULU PRA 

 

Contemplating Sounds appears as a king of ghosts and spirits.

Who forces the demons to submit and follow the rules and regulations.

Each and every being relies on the teaching and instructions.

The strong are pacified, and the weak are able to flourish.




with the commentary of

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976



MAHAKARUNA  DHARANI


 

1. NAMO RATNATRAYÀYA

2. NAMO ARYA     

3. AVALOKITÉSHAVARAYA

4. BODHISATTVAYA

5. MAHASATTVAYA

6. MAHA KARUNIKAYA

7. AUM!

8. SAVALAVATI

9. SUDHANATASYA

10. NAMASKRITTVA NIMAN ARYA

11. AVALOKITÉSHAVARA LANTABHA

12. NAMO NILAKANTHA

13. SRI MAHAPATASHAMI

14. SARVAD VATASHUBHAM

15. ASHIYUM

16. SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGA

17. MABHATETU

18. TADYATHA

19. AUM! AVALOKA

20. LOKATE

21. KALATI

22. ISHIRI

23. MAHABODHISATTVA

24. SABHO SABHO

25. MARA MARA

26. MASHI MASHI RIDHAYU

27. GURU GURU GHAMAIN

28. DHURU DHURU BHASHIYATI

29. MAHA BHASHIYATI

30. DHARA DHARA

31. DHIRINI

32. SHVARAYA

33. JÁLA JÁLA

34. MÀMÀ BHÀMARA

35. MUDHILI 

36. EHY EHY 

37. SHINA SHINA

38. ALASHINBALASHÁRI

39. BASHÁ BHASNIN

40. BHARASHÁYA

41. HULU HULU PRA

42. HULU HULU SHRI

43. SARA SARA

44. SIRI SIRI 

45. SURU SURU 

46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA

47. BODHÀYA BODHÀYA

48. MAITRIYÉ 

49. NILAKANSTA

50. TRISA RANA

51. BHAYA MANE

52. SVAHA

53. SITAYA

54. SVAHA 

55. MAHA SITAYA 

56. SVAHA

57. SITAYAYE

58. SHVARAYA

59. SVAHA

60. NILAKANTHI

61. SVAHA 

62. PRANILA

63. SVAHA 

64. SHRISINHAMUKHAYA

65. SVAHA

66. SARVA MAHA ASTAYA

67. SVAHA 

68. CHAKRA ASTAYA

69. SVAHA 

70. PADMAKÉSHAYA

71. SVAHA

72. NILAKANTÉ PANTALAYA

73. SVAHA 

74. MOPHOLISHAN KARAYA

75. SVAHA

76. NAMO RATNATRAYAYA

77. NAMO ARYA

78. AVALOKITÉ

79. SHAVARAYA

80. SVAHA 

81. AUM! SIDDHYANTU

82. MANTRA

83. PATAYA

84. SVAHA 


Comments

Popular posts from this blog