Hồ-Bình Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ 14

 

Na Ra Cẩn Trì [49]

Án-- yết lệ, thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.

 

Kinh nói rằngNếu muốn tất cả người trong quyến-thuộc được hòa thuận nhau, nên cầu  nơi Tay cầm cái Hồ-Bình.”


Thần-chú rằng: Na Ra Cẩn Trì [49]

Chân-ngôn rằng: Án-- yết lệ, thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.



Kệ tụng:


Hồ-bình cam lộ nhuận quần manh
Cô mộc phùng xuân mậu hựu xương
Vạn bệnh kham trừ hiển đại dụng
Sinh sinh hóa hóa diệu vô phương.


(Nước Cam-lộ trong Hồ-bình làm cho hữu-tình vô-tình đều đồng viên Chủng trí

Như cây khô là “VÔ TÌNH” mà gặp mùa Xuân, còn đâm chồi lên cây tươi tốt

Thật là “Linh-Dược” có thể trừ được vạn bệnh cho chúng-sanh “HỮU” tình và “VÔ” tình

Làm cho sự sống thay đổi sinh sinh hóa hóa kỳ diệu không thể đo lường được.)



Ở Trung Hoa có trường hợp cây Chương [1] cầu giới và cây Bạch Quả [2] thụ giới. Vì sao chúng có thể thụ giới? Nếu nói chúng không có tình thức thì làm sao có thể biến thành hình người để đi thụ giới? Như thế chẳng phải là mâu thuẫn lắm sao! Thật ra, chẳng mâu thuẫn chút nào, do vì quý vị không biết được cảnh giới này nên mới cho là mâu thuẫn. Nếu quý vị biết được thì sẽ hiểu đó là việc hết sức bình thường. Vì chúng sống cùng con người trên thế giới này đã lâu, tuổi tác đã già, trải nghiệm cũng nhiều, lâu ngày dài tháng sẽ hình thành nên tính giống như con người, cũng chính là có “nhân”. 

 

Đã có nhân () thì sau đó sẽ có xúc cảm, đã có xúc cảm thì cũng sẽ muốn thụ giới. Trước khi chưa thụ giới, do không biết nên nó đã làm nhiều việc xấu, sau đó biết được những việc làm trước đây của mình là sai, thế là nó muốn thụ giới, thậm chí còn muốn xuất gia.

 

Bồ-tát Phổ Hiền giáo hóa hết thảy chúng sinh, không chỉ hóa độ chúng hữu tình mà tất cả hoa cỏ cây cối thuộc giống vô tình Ngài cũng đều độ hết, làm cho hữu tình và vô tình đều đồng viên Chủng trí [3], đồng thành Phật đạo, nên gọi là “Phổ Hiền”.


 

[1] Cây chương 樟樹: cây long não (camphor).

[2] Cây bạch quả 白果: cây mơ trắng (gingko).

[3] Chủng trí 種智: từ gọi tắt của Nhất thiết chủng trí, tức chỉ cho trí huệ của Phật.

 


 ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH 


LƯỢC GIẢNG

 

Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới

 

 Hán dịch: Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Pháp sư Bát Nhã vâng chiếu dịch.

Giảng thuật: Hòa Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành Hoa Kỳ, giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Đường, San Francisco, California.



Thông thường, người ta hiểu chúng sanh là hữu tình chúng sanh. Thật sự, theo lý luận, chúng sanh có hai: vô tình chúng sanh và hữu tình chúng sanh. Vô tình là y báo, hữu tình là chánh báo. Chánh báo và y báo luôn luôn đi liền với nhau. Không bao giờ có chánh báo mà không có y báo và không bao giờ có y báo mà không có chánh báo.


Cho nên hữu tình và vô tình luôn luôn không rời nhau, dù rằng hai.


Những vật chỉ có địa, thủy, hỏa, phong để làm nhân duyên hòa hiệp tạo thành một vật hữu hình, hữu sắc, có màu, có mùi vị, cứng mềm, nóng lạnh, nhiều ít, gọi là sắc, hương, vị, xúc. Bốn vi đó lại bị tạo ra bởi bốn đại năng tạo. Nếu vật chỉ có bao nhiêu đó, cộng thêm một đại chung là “không đại’’ thì gọi đó là chúng sanh vô tình. Nghĩa là nó chưa có tình thức, dù nó ở trong thân của mình cũng vẫn là chúng sanh vô tình, chứ không phải ở ngoài như đất đá dễ nhận hơn.


Tóm lại, trong thân của mình chỉ có bốn năng tạo là địa, thủy, hỏa, phong và bốn sở tạo là sắc, hương, vị, xúc thì đó là chúng sanh, nhưng là vô tình chúng sanh. 


Bây giờ nếu thêm căn đại và thức đại. Tánh chất của căn là có khả năng tiếp nhận bốn vi: sắc, hương, vị, xúc. Nếu một vật không có khả năng tiếp nhận của “căn đại’’ thì vật đó không có cảm giác. Nếu không có cảm giác thì không làm trung gian liên hệ để có sự hiểu biết. “Căn đại’’ là cái trung gian, mối liên hệ để phát sinh ra nhận biết, nhận biết đó là “thức đại”. “Thức đại” có khả năng biết để mà hiểu.


Như vậy, tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình như chúng ta và núi sông, cây cỏ, đất đá, đều không nằm ngoài sự cấu tạo hòa hiệp của bảy đại chủng (năng tạo). Các thứ bị tạo, cái được làm ra là sở tạo.


Chánh báo đại khái nói là hữu tình chúng sanh. báo thiếu căn, thức, nên nó thiếu tình thức, hiểu biết, gọi là vô tình. Nói chung là chúng sanh.




TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

Hòa thượng Thích Trí Tịnh



PHỔ NGUYỆN

 

Âm siêu dương thới, Pháp giới chúng-sanh,Tình dữ vô tình, Tề thành Phật-đạo.


Nam mô A-Di-Đà Phật

 

(KINH NHẬT TỤNG -Nghi Thức Sám hối)

 


49. Na Ra Cẩn Trì 


Na ra cẩn trì. Hán dịch là “Hiền ái” hoặc là “Hiền thủ” cũng dịch là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”. Nghĩa là người đứng đầu trong các bậc Thánh hiền, họ là thượng thủ, là bậc khó tìm cách bảo bọc, che chở cho chúng sanh, khéo độ thoát cho chúng sanh đến quả vị tối cao.


Đây là Bảo Bình thủ nhãn ấn pháp. Cũng gọi là Hồ Bình ấn pháp. Bình nước này có thể tẩy trừ mọi uế trược ở thế gian, cứu giúp chúng sanh thoát khỏi bệnh khổ. Bồ tát tu tập thành tựu ấn pháp này sẽ có năng lực hộ niệm cho toàn thể chúng sanh. Khi quý vị tu tập pháp ấn này thành tựu rồi, quý vị sẽ có khả năng cứu giúp mọi loài chúng sanh, giúp họ ngăn ngừa được mọi tai ương, chướng nạn. Nên còn được gọi là “Thiện hộ”, “Thiện đảnh”.





49. Na Ra Cẩn Trì

NGÀI LONG THỌ BỒ TÁT


(Theo trong KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng :  “Khi Qúy vị trì tụng câu chú Na Ra Cẩn Trì, thì Bồ-tát LONG THỌ sẽ  “XUẤT HIỆN”. Đây là đấng “HIỀN HỘ”, đã thành tựu HỒ BÌNH THỦ NHÃN ẤN PHÁP. Cho nên, có khả năng che chở bảo hộ cho Qúy vị sớm được “ĐỒNG THÂN PHÁP TÁNH, NHƯ CHƯ PHẬT VẬY”.  


Nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ “HỒ BÌNH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của Bồ-tát LONG THỌ, nghĩa là cũng đạt được như Ngài vậy.)



Kệ tụng :

 

Quán Âm thị hiện Long Thọ tôn

Phổ nhiếp quần cơ ly hỏa khanh

Phản bổn hoàn nguyên thành chánh giác

Vi trần phẫu xuất pháp giới kinh.



Còn theo “KỆ TỤNG” thì khi TRÌ TỤNG “HÔ BÌNH THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Bồ-tát LONG THỌ sẽ “XUẤT HIỆN”. Đây là “ỨNG THÂN” của Bồ-tát QUÁN THẾ ÂM thị hiện, thường dùng THỦ NHÃN NẦY, để cứu tất cả chúng sanh ra khỏi “HẦM LỮA” trong TAM GIỚI, trở về  với CHƠN TÂM BỔN TÁNH CỦA CHÍNH MÌNH, THÌ THÀNH TỰU ĐƯỢC CHÁNH GIÁC NHƯ CHƯ PHẬT VẬY.

Cho nên, ở trong VI TRẦN lấy ra “KINH PHÁP GIỚI”, tức là cảnh giới SỰ SỰ VÔ NGẠI PHÁP GIỚI của KINH HOA NGHIÊM vậy.

 

 

KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI XUẤT TƯỢNG

Hòa Thượng THIỀN TÂM Dịch ra VIỆT VĂN

 

KỆ TỤNG

Hòa Thượng TUYÊN HÓA Kệ tụng

 

 

ĐẠI BI CHÚ

 

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)




14. The Hu Bottle Hand and Eye.

  

The Sutra says: “For wholesome and harmonious retinues, use the Hu Bottle Hand.”


The Mantra: Now la jin chr.

The True Words: Nan. Jye li san man yan. Sa wa he.



The verse:


Sweet dew from the Precious Jug nourishes living things.

As dried up wood is touched by spring, it buds again and again.

Elixir for a myriad ills, its great function is revealed.

Infinite living transformations of incomparable wonder.

 


24. The Kundi Hand and Eye


49. NILAKANSTA 

  

NILAKANSTA means “worthy love, foremost worthy,” the foremost leader of the worthies. It also means “good protection, good crown.” The cultivator is able to protect all living beings and be mindful of them and to deliver them to the very highest position of enlightenment.

This is the Jeweled Bottle Hand and Eye, also called the HU Bottle Hand and Eye. This bottle can get rid of all the world’s filth, relieving living beings of all their illnesses. The Bodhisattva who cultivates this Hand and Eye is fully able to protect and be mindful of all living beings. When you have cultivated the Hand and Eye to accomplishment, you will be able to help all beings and to prevent all hardships and disasters.





49. NILAKANSTA 

 

Contemplating Sounds shows up as Venerable Dragon Tree,

Who, gathering those who are ready, helps them leave the fiery pit.

Finding our way to the source is realizing proper enlightenment.

The Sutra of Dharma Realm is unveiled from within a mote of dust.



with the commentary of

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976




MAHAKARUNA  DHARANI


 

1. NAMO RATNATRAYÀYA

2. NAMO ARYA     

3. AVALOKITÉSHAVARAYA

4. BODHISATTVAYA

5. MAHASATTVAYA

6. MAHA KARUNIKAYA

7. AUM!

8. SAVALAVATI

9. SUDHANATASYA

10. NAMASKRITTVA NIMAN ARYA

11. AVALOKITÉSHAVARA LANTABHA

12. NAMO NILAKANTHA

13. SRI MAHAPATASHAMI

14. SARVAD VATASHUBHAM

15. ASHIYUM

16. SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGA

17. MABHATETU

18. TADYATHA

19. AUM! AVALOKA

20. LOKATE

21. KALATI

22. ISHIRI

23. MAHABODHISATTVA

24. SABHO SABHO

25. MARA MARA

26. MASHI MASHI RIDHAYU

27. GURU GURU GHAMAIN

28. DHURU DHURU BHASHIYATI

29. MAHA BHASHIYATI

30. DHARA DHARA

31. DHIRINI

32. SHVARAYA

33. JÁLA JÁLA

34. MÀMÀ BHÀMARA

35. MUDHILI 

36. EHY EHY 

37. SHINA SHINA

38. ALASHINBALASHÁRI

39. BASHÁ BHASNIN

40. BHARASHÁYA

41. HULU HULU PRA

42. HULU HULU SHRI

43. SARA SARA

44. SIRI SIRI 

45. SURU SURU 

46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA

47. BODHÀYA BODHÀYA

48. MAITRIYÉ 

49. NILAKANSTA

50. TRISA RANA

51. BHAYA MANE

52. SVAHA

53. SITAYA

54. SVAHA 

55. MAHA SITAYA 

56. SVAHA

57. SITAYAYE

58. SHVARAYA

59. SVAHA

60. NILAKANTHI

61. SVAHA 

62. PRANILA

63. SVAHA 

64. SHRISINHAMUKHAYA

65. SVAHA

66. SARVA MAHA ASTAYA

67. SVAHA 

68. CHAKRA ASTAYA

69. SVAHA 

70. PADMAKÉSHAYA

71. SVAHA

72. NILAKANTÉ PANTALAYA

73. SVAHA 

74. MOPHOLISHAN KARAYA

75. SVAHA

76. NAMO RATNATRAYAYA

77. NAMO ARYA

78. AVALOKITÉ

79. SHAVARAYA

80. SVAHA 

81. AUM! SIDDHYANTU

82. MANTRA

83. PATAYA

84. SVAHA 




TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN

Hòa thượng Thích Trí Tịnh




Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.



1. Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ



Tại sao chúng sanh vô biên? 


Chúng sanh có tướng và tánh. Về tướng của chúng sanh có vô lượng vô biên. Nếu dùng giác quan hạn hẹp của loài người, chúng ta cũng thấy được chúng sanh vô cùng tận rồi. Về điểm này, kinh nói rõ pháp giới này có vô lượng vô biên thế giới, mỗi thế giới cũng rộng vô lượng vô biên, mà trên thế giới đó đều có chúng sanh. Vì vậy, sự tướng của chúng sanh là vô biên.


Về tánh của chúng sanh thì chỉ có một mà thôi, nhưng tánh của chúng sanh là tánh pháp giới, mà tánh pháp giới thì vô lượng vô biên. Do đó, tánh và tướng của chúng sanh đều vô biên, nên nói là chúng sanh vô biên.


Bồ tát thệ nguyện độ chúng sanh vô biên. Như vậy, chúng ta cần đặt câu hỏi:


Những gì là chúng sanh? Tại sao phải cần độ chúng sanh? Tại sao Bồ tát phải thệ nguyện độ chúng sanh?


Thông thường khi hồi hướng, chúng ta chỉ đọc suông chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Tuy nhiên, theo tôi nếu triển khai ba câu hỏi được đặt ra như trên thì giải thích cả mùa hạ này cũng chưa hết.


Đây chúng ta chỉ đề cập đến ba câu hỏi đó, còn về Bồ tát hạnh thì sẽ nói lược ở phần pháp môn vô lượng thệ nguyện học. 


Học làm gì? 


Học để độ chúng sanh. Do đó, câu hỏi thứ 4 là Bồ tát độ chúng sanh như thế nào và làm thế nào độ chúng sanh thì để giải thích ở phần sau.


Câu hỏi thứ nhất: Chúng sanh là những gì?


“Chúng’’ là đông nhiều. “Sanh” là từ trước chưa có mà nay có. Thí dụ năm trước bà mẹ chưa có con, năm nay mới sanh con. Theo luận phân tích thì “chúng’’ gồm những vật hữu hình, hữu sắc và có hình thức ở trong các thế giới của cả pháp giới này có bảy đại chủng: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại, căn đại và thức đại.


Như vậy, trong chúng sanh gồm có cả mình. Nhiều khi nghe nói mình là người xuất gia phải lợi tha, mới độ chúng sanh. Vì chỉ nghĩ đến người, đến vật khác thôi, mà quên mất mình cũng là chúng sanh. Quên mình là lỗi rất lớn.


Nói rằng độ hay giác thì phải độ mình, giác mình trước đã; vì mình là chúng sanh, bỏ sao được.


Mình bỏ mình mà mình đi độ ai? Mình bỏ mình mà mình đi giác ai?


Bản thân mình phải được độ, được giác thì mới độ người khác được, làm cho người khác giác ngộ được. Vì vậy, Bồ tát tự độ rồi độ tha, chứ không khi nào giác tha, tự giác. “Tự” đứng trước, “tha” đứng sau. Trong kinh luận chỉ nói Bồ tát là giác tha, độ tha, mà không có tự giác. Phật còn phải tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn. Với Phật, tự giác còn đứng đầu, huống chi là Bồ tát.


Vì thế , nói đến chúng sanh, phân tích chúng sanh là phân tích chính mình; mình cũng là chúng sanh. Thực tế, ai cũng biết người gần gũi, thân thiết với mình nhất chính là mình. Cho nên phân tích được, biết rõ được chúng sanh nơi chính mình thì sẽ biết rõ những chúng sanh khác, vật khác.


Thông thường, người ta hiểu chúng sanh là hữu tình chúng sanh. Thật sự, theo lý luận, chúng sanh có hai: vô tình chúng sanh và hữu tình chúng sanh. Vô tình là y báo, hữu tình là chánh báo. Chánh báo và y báo luôn luôn đi liền với nhau. Không bao giờ có chánh báo mà không có y báo và không bao giờ có y báo mà không có chánh báo. Cho nên hữu tình và vô tình luôn luôn không rời nhau, dù rằng hai.


Như đã nói ở phần trên, “chúng” là đông nhiều, ở trong đông nhiều đó, nó sanh ra, gọi là chúng sanh. 


Trong cái đông nhiều đó thì cái nào là đông nhiều? 


Không phải ở đây có 200 người là đông nhiều. Vì mỗi pháp có được là phải do nhiều nhân và nhiều duyên kết hợp lại. Có nhiều nhân và nhiều duyên, nên gọi là chúng; và từ nhiều nhân, nhiều duyên mà có, nên gọi là sanh. Chúng sanh nghĩa nó rộng như vậy. Nhiều người không biết chữ Hán, nên thường hiểu lầm chó, mèo, gà, vịt lúc nhúc ở chung một quốc độ như thế này, sống chung trên mặt đất như thế này, trong cùng một nhà như thế này, thì cứ nghĩ là chúng sanh. Không phải sống chung như vậy là chúng sanh. Chúng sanh phải hiểu theo nghĩa mà tôi vừa giảng.


Như trên đã phân tích, “chúng” là nhiều, gồm các vật hữu hình, hữu sắc cấu tạo nên do bảy đại chủng: địa, thủy, hỏa, phong, không, căn, thức. Đại chủng gọi đủ là thức đại chủng. Thí dụ gọi địa là đại chủng vì tính cách của nó có khắp các nơi.


Bảy đại chủng là những pháp có khả năng tạo thành những pháp hữu hình, hữu sắc, có hình thức ở trong pháp giới này, không nói riêng một quốc độ nào. Tất cả đều phải như vậy. Và khi nó cấu tạo như vậy với những pháp không có hình thức thì đầu tiên, nó tạo thành tứ vi. Vi là nhỏ đi với chữ đại là lớn.


Tứ vi là cái bị tạo ra (sở tạo), gồm: sắc, hương, vị, xúc; trừ thinh và pháp, vì thinh và pháp không có ở nhóm hữu hình, hữu sắc. Tứ vi do địa, thủy, hỏa, phong kết hợp lại mà thành. Ngoài ra, còn có một đại chung cho cả hữu tình và vô tình là “không đại”. Không có “không đại” thì không có gì thành được. Nhờ “không đại”mà thành tựu các hình sắc.


Ví dụ thân thể con người do “địa, thủy, hỏa, phong” và “không đại” kết hợp mà thành. Thật vậy, thân mình từ đầu đến chân, đến da, lục phủ ngũ tạng, ở đâu cũng có chất đặc cứng là “địa đại”. Máu cũng vậy, nếu được ép chung thì trong đó cũng có tánh chất của “địa đại”. Chất nước như máu là “thủy đại” làm thành, về “hỏa đại’’ là nhiệt độ, dù là âm độ. Ngoài ra, còn nhờ “phong đại” vì không có phong đại thì cái nào cũng đứng yên. Nhưng thực tế cái gì cũng luôn luôn động chuyển, dù nhiều hay ít. Thí dụ tôi ngồi yên thế này, nhưng máu vẫn chảy, tim vẫn đập, mạch vẫn nhảy, vẫn có hơi thở, tóc trên đầu vẫn mọc ra, móng tay vẫn dài ra. Sự tuần hoàn, tiêu hóa cũng động chuyển, từ rau cải ăn vào biến thành chất bổ dưỡng và chất bã thải ra. Luôn động chuyển trong thân mình do “phong đại’’ mà tạo thành. Chữ “phong” ở đây nghĩa là động chuyển, không phải phong là gió ở ngoài thổi ào ào hay gió của quạt.


Do bốn thứ: địa, thủy, hỏa, phong kết hợp lại, mới thành sự, thành việc. Nó đứng rời ra thì không thành việc gì cả. Nó phải đứng chung lại, gọi là hòa hiệp; trong kinh gọi là nhân duyên hòa hiệp. Từ “hòa hiệp” đi sau “nhân và duyên’’, thì những thứ: địa, thủy, hỏa, phong có khả năng làm cái gì đó; nó thuộc nhân hoặc thuộc duyên, rồi phải hòa hiệp mới thành.


Những vật chỉ có địa, thủy, hỏa, phong để làm nhân duyên hòa hiệp tạo thành một vật hữu hình, hữu sắc, có màu, có mùi vị, cứng mềm, nóng lạnh, nhiều ít, gọi là sắc, hương, vị, xúc. Bốn vi đó lại bị tạo ra bởi bốn đại năng tạo. Nếu vật chỉ có bao nhiêu đó, cộng thêm một đại chung là “không đại’’ thì gọi đó là chúng sanh vô tình. Nghĩa là nó chưa có tình thức, dù nó ở trong thân của mình cũng vẫn là chúng sanh vô tình, chứ không phải ở ngoài như đất đá dễ nhận hơn.


Tóm lại, trong thân của mình chỉ có bốn năng tạo là địa, thủy, hỏa, phong và bốn sở tạo là sắc, hương, vị, xúc thì đó là chúng sanh, nhưng là vô tình chúng sanh. Bây giờ nếu thêm căn đại và thức đại. Tánh chất của căn là có khả năng tiếp nhận bốn vi: sắc, hương, vị, xúc. Nếu một vật không có khả năng tiếp nhận của “căn đại’’ thì vật đó không có cảm giác. Nếu không có cảm giác thì không làm trung gian liên hệ để có sự hiểu biết. “Căn đại’’ là cái trung gian, mối liên hệ để phát sinh ra nhận biết, nhận biết đó là “thức đại”. “Thức đại” có khả năng biết để mà hiểu. Như vậy, tất cả chúng sanh hữu tình và vô tình như chúng ta và núi sông, cây cỏ, đất đá, đều không nằm ngoài sự cấu tạo hòa hiệp của bảy đại chủng (năng tạo). Các thứ bị tạo, cái được làm ra là sở tạo.


Đừng lầm “nhãn căn” hay con mắt là “căn đại”. Mắt là của tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong, làm ra; không phải do căn đại mà có. Nhưng nếu con mắt mà thiếu “căn đại’’, nghĩa là không có khả năng tiếp xúc với sắc trần, thì con mắt đó chỉ là cục thịt mà thôi.


Con mắt tiếp xúc được với trần cảnh là nhờ “căn đại”. Theo quan niệm vật chất thì “căn đại” là thị giác thần kinh. Nhưng thật ra thần kinh hữu hình, hữu sắc, không phải là “căn đại”. Khả năng tiếp xúc với sắc trần mới là “căn đại”. Phải có khả năng tiếp xúc, hay phải có “căn đại” mới tiếp xúc được với sắc trần. Không có khả năng tiếp xúc (căn đại) thì không thể thấy được, biết được. Cái sờ đến được là cái được tạo ra của bốn đại: địa, thủy, hỏa, phong, không phải cái được tạo ra của “căn đại”.


Cần phân biệt rõ “căn” khác với địa, thủy, hỏa, phong và “căn” khác với “thức”. “Căn đại”chỉ là khả năng tiếp xúc. Cái biết được là khả năng của “thức đại”.


Chỉ có Thánh mới phân tích được “căn” với “thức’’, còn phàm không biết, nhị thừa chưa phân tích được.


Trong Bát Thức Quy Củ có câu: “Ngu giả nan phân thức dữ căn”. Người ngu khó phân biệt “thức’’ với “căn”; cho đến trí huệ của Thánh nhị thừa cũng chưa phân biệt được. Pháp nhãn, Phật nhãn mới phân biệt được. Ngu ở đây chỉ cho hàng nhị thừa, thánh nhân, không phải là phàm phu mình đâu.


Chữ “phân” là phân biệt biết sự cấu tạo chúng sanh hữu tình là chánh báo, chúng sanh vô tình là y báo. Chánh báo là quả báo chánh. Y báo là chỗ dựa nương. Chánh báo và y báo lúc nào cũng đi đôi với nhau. Dù có phần quả báo chánh, nó vẫn không thành, nếu không có chỗ dựa nương.


Hiện tại ngũ ấm thân của mình là chánh báo, nó phải có y báo. Mình đứng trên đất, đất là y báo; mình ngồi trên ghế, ghế là y báo; cho đến nhà ca, quần áo, ăn mặc; thậm chí gió thổi, mặt trời... đều là y báo của mình cả. Chánh báo phải dựa trên y báo đó. Chánh báo đại khái nói là hữu tình chúng sanh. Y báo thiếu căn, thức, nên nó thiếu tình thức, hiểu biết, gọi là vô tình. Nói chung là chúng sanh.


Từ “chúng” đã biết rồi, còn “sanh” là có ra. Về “sanh” thì có phần “năng”, tức phần làm ra là thất đại và cái bị làm ra là thuộc “trần” gồm có 4 vi: sắc, hương, vị, xúc.


Và nói đến chúng sanh thì có biết bao nhiêu thứ. Nhưng hễ chúng sanh là có hữu tình và vô tình kết hợp lại, vì hữu tình đâu thì vô tình ở đó, chánh báo ở đâu thì y báo ở đó, không thể tách rời được.


Nhưng tóm lại, như trong kinh nói, gồm chung có chín loài chúng sanh: loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, loài có sắc, loài không có sắcloài có tưởng, loài không tưởng và loài phi tưởng phi phi tưởng.


Bốn loài chúng sanh được sanh ra theo cách: noãn, thai, thấp, hóa và trong đó cũng phân ra loài có hình sắc và không hình sắc. Loài có hình sắc sanh ra từ noãn là trứng, như loài chim; sanh ra từ thai như loài chó, mèo, con người; sanh ra từ thấp là ẩm ướt và hóa sanh thì ít thấy.


Quỷ có thể ở 3 loài sinh ra 4 thứ.

Loài thú có thể do nhiều loại sanh ra.

Loài người đa số do thai sanh, là loài có sắc. 

Loài thú cũng có loài có sắc. 

Các vị trời cũng có sắc.

Loài không có sắc

Loài có tưởng như mình đây.

Loài không tưởng như chư thiên (vô tưởng).

Loài không phải tưởng, không phải không tưởng (phi tưởng, phi phi tưởng)


Trong chín loài chúng sanh rất nhiều, không kể hết, nên gọi là chúng sanh vô biên:



12 CHỦNG LOẠI CHÚNG SANH


1)         Noãn

2)        Thai

3)        Thấp

4)       Hóa


5)        Hữu-sắc

6)       Vô-sắc

7)        Hữu-tưởng

8)       Vô-tưởng


9)       Phi-hữu-sắc

10)      Phi-vô-sắc

11)       Phi-hữu-tưởng

12)      Phi-vô-tưởng




KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

 

MƯỜI HAI CHỦNG LOẠI CHÚNG SINH

 

Dựa trên những tướng điên-đảo, xoay-vần đó, nên trong thế-giới có những loài noãn-sinh, thai-sinh, thấp-sinh, hóa-sinh, hữu-sắc, vô-sắc, hữu-tưởng, vô-tưởng, hoặc phi-hữu-sắc, hoặc phi-vô-sắc, hoặc phi-hữu-tưởng, hoặc phi-vô-tưởng.

A-nan, nhân trong thế-giới có hư-vọng luân-hồi, điên-đảo về động, nên hòa-hợp với khí, thành ra 84.000 loạn-tưởng bay-lặn, vì vậy, nên có mầm-trứng trôi-lăn trong cõi-nước; cá, chim, rùa, rắn, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tạp-nhiễm luân-hồi, điên-đảo về dục, nên hòa-hợp với tư, thành ra 84.000 loạn-tưởng ngang dọc; vì vậy, nên có bọc-thai trôi-lăn trong cõi-nước; người, súc, rồng, tiên, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có chấp-trước luân hồi, điên-đảo về thú, nên hòa-hợp với noãn, thành ra 84.000 loạn-tưởng nghiêng-ngửa vì vậy, nên có tế-thi thấp-sinh trôi-lăn trong cõi-nước; nhung-nhúc, quậy-động, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có biến-dịch luân-hồi, điên-đảo về giả, nên hòa-hợp với xúc, thành ra 84.000 loạn-tưởng mới cũ; vì vậy, nên có yết-nam hóa-sinh trôi-lăn trong cõi-nước; chuyển-thoái, phi-hành, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có lưu-ngại luân-hồi, điên-đảo về chướng, nên hòa-hợp với trước, thành ra 84.000 loạn-tưởng tinh-diệu; vì vậy, nên có yết-nam sắc-tướng trôi-lăn trong cõi-nước; hưu-cửu, tinh-minh, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tiêu-tán luân-hồi, điên-đảo về hoặc, nên hòa-hợp với ám, thành ra 84.000 loạn-tưởng thầm-ẩn, vì vậy, nên có yết-nam vô-sắc trôi-lăn trong cõi nước; không tán tiêu trầm, các loại đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có võng-tượng luân-hồi, điên-đảo về ảnh, nên hòa-hợp với ức, thành ra 84.000 loạn-tưởng tiềm-kết; vì vậy, nên có yết-nam hữu-tưởng trôi-lăn trong cõi-nước; thần-quỷ tinh-linh, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có ngu-độn luân-hồi, điên-đảo về si, nên hòa-hợp với ngoan, thành ra 84.000 loạn-tưởng khô-cảo; vì vậy, nên có yết-nam vô-tưởng trôi-lăn trong cõi-nước; tinh-thần hóa làm đất, cây, vàng, đá, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có tương-đãi luân-hồi, điên-đảo về ngụy, nên hòa-hợp với nhiễm, thành ra 84.000 loạn-tưởng nhân-y; vì vậy, nên có yết-nam, không phải có sắc mà có sắc, trôi-lăn trong cõi-nước; những giống thủy-mẫu, dùng tôm làm mắt, các loài đầy-nhẩy. 

Nhân trong thế-giới có tương-đẫn luân-hồi, điên-đảo về tính, nên hòa-hợp với chú, thành ra 84.000 loạn-tưởng hô-triệu; vì vậy, nên có yết-nam, không phải vô-sắc mà vô-sắc, trôi-lăn trong cõi-nước, chú-trớ, yếm-sinh, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có hợp-vọng luân-hồi, điên-đảo về võng, nên hòa-hợp với dị, thành ra 84.000 loạn-tưởng hồi-hỗ; vì vậy, nên có yết-nam, không phải có tưởng mà có tưởng, trôi-lăn trong cõi-nước; những giống tò-vò, mượn chất khác thành cái thân của mình, các loài đầy-nhẩy.

Nhân trong thế-giới có oán-hại luân-hồi, điên-đảo về sát, nên hòa-hợp với quái, thành ra 84.000 tư-tưởng ăn thịt cha-mẹ; vì vậy, nên có yết-nam, không phải vô-tưởng mà vô-tưởng, trôi-lăn trong cõi-nước; như con thổ-kiêu, ấp khối đất làm con, và chim phá-kính; ấp quả cây-độc làm con, con lớn lên, thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loài đầy-nhẩy.


Ấy gọi là mười hai chủng-loại chúng-sinh.

 


Câu hỏi thứ hai: Tại sao chúng sanh cần phải độ?

 

Không biết bao nhiêu khổ não, phiền toái bao trùm mỗi mỗi chúng sanh. Cho đến chư thiên cũng khổ não sanh ra và mất đi, huống chi những loài dưới chư thiên khổ não biết bao nhiêu, luôn luôn bị khổ bao vây. Vì vậy kinh Pháp Hoa nói Phật nhãn thấy các chúng sanh đều khổ, nhưng lại mê muội, sống trong cái khổ lấy đó làm vui. Ngoài ra còn có tám cái khổ mà Phật cho biết mọi người phải gánh chịu, như sanh ra khóc oa oa do ép ở thai, ra ngoài bị gió thổi rát. Vì khổ quá mà la khóc, không la khóc thì người ta làm cho la khóc. Cái sanh khổ là vậy.


Lúc lớn lên phải lo ăn lo mặc, làm việc lo thành bại, cả đời sống phải làm cho khổ lụy thân. Đến khi tuổi già lại càng khổ, chân tay mỏi mệt..., già lại sanh bệnh, vô số bệnh, rồi chết. Mà chết cũng khổ vì đâu phải chết dễ dàng. Thình lình bị tai nạn, hay không có tai nạn thì cũng bị giằng giật ngày này tháng kia rồi mới chết. Trong kinh nói, thần thức rời thân này còn khó hơn con rùa bị kéo thịt rời khỏi cái mai.


Sự sống phải kết hợp ba thứ: thức là quan trọng, thức rời thân thì đó là thật chết. Hơi ấm còn một chút ở thân thì thức chưa rời. Khi người chết còn một chút hơi ấm thì đừng đụng vô thân họ, nếu động đến họ sẽ đau khổ, khó chịu. Nếu thức còn thì có phân biệt, có niệm khó chịu là có sân, sân ở trạng thái vì tế. Không vừa ý là sân, từ không vừa ý đó nên phát ra hành động sân.


Nếu sân khởi lên thì đời sau không tốt lắm đâu. Nếu những người ở bên cạnh khóc than thì tưởng lúc đó họ chết, nhưng thực ra thần thức họ còn; nên họ cảm xúc được cái kêu khóc thì tham ái nhiễm. Cái niệm đó khởi lên thì đời sau không tốt.


Do đó, ta nên để yên người chết, cùng nhau tụng kinh, niệm Phật giúp cho thần thức có niệm lành, tốt. Do niệm lành tốt khởi lên mà đi đến nơi hưởng quả báo đời sau tốt.

 

Trong Quy Sơn Cảnh Sách có câu: “Tâm tự đa đoan, trọng xứ thiên trụy”, nghĩa là tâm rối bời, nhưng cái nào mạnh hơn thì cái đó kéo. Thí dụ , tâm tuy rối ren, nhưng nếu niệm lành mạnh hơn thì cái tâm lành đó sẽ kéo mình đến chỗ lành; nếu niệm không lành thì tâm sẽ sa vào chỗ không lành.


Do đó, người về thế giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà như trong kinh A Di Đà nói: Lúc lâm chung, nhờ thiện căn niệm Phật và Thánh chúng hiện tiền nên người đó chánh niệm rõ ràng. Chánh niệm của họ là niệm Phật. Tâm người đó nặng niệm Phật, nên họ vào cõi Phật.


Trong tám cái khổ mà Phật nói, có cái khổ vì cầu việc gì đó không toại nguyện. Nếu tạm thời toại nguyện, thì rồi nó cũng hư hỏng, nên gọi là “Cầu bất đắc khổ”. Có cái khổ vì những người mình thân ái, vật mình ưa chuộng mà phải xa lìa, mất mát, gọi là “Ái biệt ly khổ”. Ngược lại, người mình không ưa, làm mình buồn rầu mà lại gặp gỡ, phải gần gũi, gọi là “Oán tng hội khổ”. Nhất là khổ vì thân ngũ ấm này, nó luôn luôn đòi hỏi rồi nó không bình thường nữa. Có lúc thì sắc uẩn tăng, có lúc thọ, tưởng, hành, thức tăng. Mỗi khi nó tăng như vậy làm cho mình bị bức bách, phiền muộn. Do đó, thân này luôn luôn làm mình khổ . Đại chúng chịu khó tư duy, quan sát điều đó, cảm nhận được cái gọi là “ngũ ấm xí thạnh khổ”.


Tám điều khổ đó không ai tránh khỏi, dầu là người xuất gia, đại lão hòa thượng đi nữa cũng vậy; vì đại lão cũng phải già, bệnh, chết. Ngoài đời như vua chúa cũng không thoát khỏi tám điều khổ đó. Đó là cái khổ chung của chúng sanh hữu tình có chánh báo và y báo. Ngoài ra, hoàn cảnh ở cõi này có biết bao sự khổ. Nói chung là cái khổ trong vòng sanh tử luân hồi, chẳng những ở một đời hiện tại mà về quá khứ vô lượng đời cũng luôn luôn bị cái khổ như vậy. Bỏ thân này rồi đến thân kia, thì thân này khổ như vậy, thân kia cũng như vậy. Và hiện tại cho đến về sau luôn luôn khổ triền miên, nó xoay vần, sanh tử luân hồi khổ. Mà đã khổ thì cần phải thoát khỏi cái khổ đó. Vì vậy, tất cả loài chúng sanh hữu tình ở trong vòng sanh tử luân hồi chính là đối tượng của Bồ tát cứu độ. Bồ tát phải thệ nguyện độ chúng sanh, tức đưa họ ra khỏi sanh tử luân hồi.


Nhưng độ chúng sanh là việc làm rất khó trong tất cả việc khó. Muốn làm việc khó đó, nếu không có đại thệ nguyện thì không có nền tảng để đứng vững, làm cho được. Do đó, Bồ tát phải phát thệ nguyện rộng lớn, sâu vững.


Chúng sanh rộng lớn vô lượng vô biên và cái khổ của chúng sanh cũng vô cùng vô tận, nên Bồ tát thấy họ khổ phải độ. Đó là điều đầu tiên của Bồ tát, nhưng mục đích chính không phải chỉ làm cho chúng sanh khỏi khổ sanh tử luân hồi. Chính bản thân Bồ tát lại có điều quan trọng mà không vị Bồ tát nào thiếu được, đó là muốn thành Phật. Và muốn đạt quả vị Phật thì nhân hạnh phải trọn vẹn, trong đó từ bi là điều kiện cần thiết trước nhất.


Thiếu từ bi thì không thành Bồ tát được, vì từ bi là cơ bản đầu tiên để từ đó phát sanh ra công đức, phước huệ. Công đức viên mãn thì thành Phật. Từ bi là căn bản tất nhiên không thể thiếu được. Một đoạn trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm nói rõ điểm đó như sau ở điều thứ 9 là tùy thuận chúng sanh: 


"Chư Phật Như-Lai dĩ đại bi tâm nhi vi thể cố. Nhơn ư chúng-sanh nhi khởi đại bi, nhơn ư đại bi sanh Bồ-Đề tâm, nhân Bồ Đề tâm thành Đẳng-Chánh- Giác. Thí như khoáng dã sa tích chi trung hữu đại thọ vương, nhược căn đắc thủy chi diệp hoa quả tất giai phồn mậu. Sanh tử khoáng dã Bồ Đề thọ vương diệc phục như thị, nhất thiết chúng sanh nhi vi thọ căn, chư Phật Bồ- Tát nhi vi hoa quả, dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng-sanh, tắc năng thành tựu chư Phật Bồ-Tát trí huệ hoa quả.


Hà dĩ cố? Nhược chư Bồ-Tát dĩ đại bi thủy nhiêu ích chúng sanh, tắc năng thành tựu A-Nậu-Đa-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Đề cố. Thị cố Bồ-Đề thuộc ư chúng sanh, nhược vô chúng sanh, nht-thiết Bồ-Tát chung bất năng thành Vô-Thượng Chánh-Giác."


Đoạn đó có nghĩa là: “Chư Phật Như Lai lấy tâm đại bi làm thể của mình. Có kinh khác nói chư Phật không có tâm niệm nào khác. Ngài không phải như những người hay những chúng sanh có đủ tất cả tâm niệm. Phật chỉ có tâm từ bi mà thôi. Ngoài tâm từ bi ra, Phật không có tâm niệm nào khác. Do đó trong đoạn kinh vừa nhắc đến thấy rõ ràng đại bi tâm là cái thể của chư Phật, nhân đại bi tâm mà phát bồ đề tâm. Mình thì thường nói phát bồ đề tâm, thượng cầu hạ hóa, là trên cầu thành Phật, dưới độ chúng sanh.


Bồ đề tâm là A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm. Dịch tắt là tâm đại giác ngộ, tâm giác ngộ hoàn toàn là tâm Phật. A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm là tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thượng cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là đúng rồi, còn tại sao phải hạ hóa chúng sanh?


Muốn thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không thể không hóa độ chúng sanh. Vì không độ chúng sanh thì không thể rèn luyện tu tập thành tựu hạnh đức, trí huệ để trọn nên quả Phật. Thật vậy, có muốn làm mới học hỏi, có học hỏi việc làm đó mới tốt. Nhờ làm việc nên có kinh nghiệm, nhờ kinh nghiệm lần lần nghề mới giỏi. Vì nghề giỏi đạt đến cứu cánh mới hoàn toàn thành tựu được.


Không nên nghĩ rằng Bồ tát phải độ chúng sanh, nhưng chính Bồ tát có bổn phận phải độ mình. Vì có độ chúng sanh là thực hiện từ bi tâm mới đủ công hạnh Bồ tát. Do độ chúng sanh mà phước huệ Bồ tát được viên mãn, mới thành Phật. Do đó Bồ tát độ chúng sanh chính là tự độ bản thân Bồ tát.


Tóm lại, vì chúng sanh khổ, Bồ tát khởi tâm thương. Tình thương của Bồ tát rộng lớn, bình đẳng, không xen ghét thương, không thấy có không, lấy bỏ, cũng không thấy mình thấy người. Tình thương bình đẳng đó mới là từ bi tâm. Nếu tình thương không bình đẳng là còn có phân biệt hai thứ như : mình, người, thương, ghét, cho, không cho, độ, không độ, nhiều và ít; đó không phải là từ bi của Đại thừa Bồ tát.


Từ bi của Đại thừa Bồ tát không có hai thứ, nên trong kinh diễn tả bằng từ “vô nhị”, “bất nhị”, hay “pháp môn bất nhị”, “bất nhị pháp môn”, “pháp môn vô nhị’’, nghĩa là pháp môn không có hai.


Mà muốn không có hai thì ph ải bình đẳng. Bình đẳng của đạo Phật khác hơn bình đẳng của người đời dùng. Bình đẳng người đời dùng rất nhiều thứ, nhưng nó đồng với nhau. Bình đẳng trong Phật pháp là duy nhất, là một. Một tuyệt đối, không phải một đối với hai, ba để được bình đẳng.


Để được tâm từ bi, hạnh từ bi của vị Bồ tát, thì phải bình đẳng, phải vô ngã. Vì có ngã, có người, là có chúng sanh, có đủ thứ; như vậy nó trái với bất nhị, vô nhị rồi, nó bất bình đẳng rồi. Chẳng những không có ngã mà còn có pháp nữa. Vì có pháp thì còn phân ra pháp cao, pháp thấp, pháp tốt, pháp xấu, pháp Phật, pháp chúng sanh, đủ thứ, thì cũng bất bình đẳng. Vì vậy, muốn bình đẳng vô nhị, bất nhị, phải vô ngã, vô pháp mới được.



2. Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn


Thực hiện câu nguyện thứ nhất “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” nghĩa là phải có tâm từ bi, bình đẳng, vô ngã, vô pháp. Và cần liên kết câu nguyện này với câu nguyện thứ hai “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Vì muốn được vô ngã, vô pháp thì phải bắt đầu từ đâu? Không phải muốn là được. Muốn vô ngã thì vô ngã, muốn vô pháp thì vô pháp; dễ như vậy, chúng sanh cần gì phải tu, chúng sanh là Phật hết rồi.


Chúng sanh không phải là Phật, dầu rằng trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tại sao hiện tại chúng sanh không phải là Phật được? Vì chúng sanh đang ở trong quả khổ sanh tử luân hồi, là do y báo chánh báo nằm trong cảnh vô thường biến đổi, có rồi mất, nên gọi là sanh tử. Cái đó là cái khổ. Quả khổ đó phát sinh từ cái nhân gọi là nghiệp nhân, mà nghiệp nhân là việc làm phát xuất từ thân, khẩu, ý. Thân làm việc lành, việc dữ. Miệng cũng có lời hay, lời sai trái và ý cũng vậy, nghĩ điều hay, điều dở. Như vậy, thân khẩu tạo cái lành, cái ác. Nhưng tạo cái ác thì ở trong sanh tử đã đành. Còn cái lành thì có cái lành trong sanh tử, có cái lành ngoài sanh tử. Lành trong sanh tử là lành của phàm phu. Lành ngoài sanh tử là lành của bậc Thánh.


Đối với người tu trong Phật pháp, cái lành trong sanh tử không phải là mục đích, đó chỉ là sự tạm bợ trong thế gian. Người tu hành phải làm cái lành ngoài thế gian, ra ngoài sanh tử. Pháp chúng ta học gọi là hữu lậu, vô lậu.


Lậu là lậu hoặc, nghĩa là nó rơi, rớt, lọt; đó là ý nghĩa của phiền não . Phiền não là gì? Là thứ làm cho thân tâm nóng nảy, bồn chồn, bức rức, không thư thái, thanh thản. Những thứ đó tạo ra như vậy, thì nó lại phát sinh ra nghiệp lành dữ trong sanh tử luân hồi.


Việc ác bỏ ra rồi, nhưng việc lành còn dính líu thì không vượt dòng sanh tử được; chỉ tạm thời ít khổ mà gọi là vui, là cái vui tạm trong sanh tử thôi. Cũng như Phật nói hiện tại loài người chúng ta ở trong lục đạo sanh tử luân hồi là thuộc về thiện đạo, tức thuộc loại lành. Chữ đạo có nghĩa là con đường.


Con đường lành đó ở trong sanh tử như vậy do đâu? Vì nó kèm theo cái lậu ho ặc phiền não là chính là đầu mối đ iều khiển sanh ra nghiệp lành hữu lậu. Do nghiệp lành hữu lậu đó mà hiện tại mình hưởng quả người về nhân đạo thuộc thiện đạo trong lục đạo.


Nhưng nếu suy nghĩ lại trong thiện đạo của loài người, không hề có chánh y báo thật vui. Đường lành phải vui, mà thật vui không có, chỉ vui tạm, hoặc có vui thì vui đó chỉ là sự đối đãi với cái quá khổ , rồi mình lấy khổ ít mà cho là vui; nên nó vẫn là cái nhân để thành sự khổ. Vì vậy, cái vui mà loài người coi là thật không được Phật pháp công nhận. Trong kinh Pháp Hoa có câu: “Dĩ khổ vi lạc”. Chúng sanh lấy khổ làm vui, như người gánh nặng, gánh bên vai mặt rồi đổi qua gánh bên vai trái thì thấy khỏe, đỡ đau, đỡ mệt một chút thì cho nó là vui; thật thì khổ thay đổi thôi. Như đói được ăn thì mừng lắm, vui lắm. Nhưng cái ăn đó có thực vui không? Ăn rồi thì cần tiêu hóa, không tiêu hóa được thì nặng nề khó chịu, mà một thời gian sau đói trở lại. Như vậy đã lấy cái không vui cho là vui, rồi cái mình cho là vui đó chính là cái nhân để thành cái khổ sở tới. Cái khổ hiện tại của mình mà tìm không ra. Còn cái vui chân thật có được là vì trụ trong Phật pháp nên luôn luôn nhàm chán thế gian.


Việc học rộng mênh mông, có cái nói về tánh, về thể. Nhưng nếu mình quên sự tướng, quên mình hiện tại là phàm phu bị quả báo loài người trong vòng lục đạo luân hồi thì khó tiến lên được. Phải biết vị trí mình đang đứng là phàm phu. Học rộng biết nhiều thì được, nhưng quan trọng là hiểu đúng điểm phát xuất để tiến trên con đường đạo, phải từng bước từ thấp cuối cùng, rồi lần bước lên. Nếu không có quan niệm nhàm chán sanh tử khổ thì không thể tu hành pháp giải thoát của Hiền thánh được. Vì có nhàm chán, bỏ cái này, mình mới làm cái kia. Nếu không nhàm bỏ cái này thì vẫn nắm lấy cái này, ăn ở chỗ này mà thôi. Giống như phần nhiều ai cũng biết niệm Phật. Nhưng mục đích niệm Phật để làm gì? Để được y báo, chánh báo ở Cực Lạc thế giới, nghĩa là sanh nơi Tịnh độ.


Tâm niệm chánh hằng ngày là mến luyến thân cảnh này, như vậy dĩ nhiên không thể thoát ra khỏi thân cảnh này được. Do đó, nhàm chán là điều đứng đầu. Chính vì vậy mà pháp phổ thông trong ba thừa như Tứ đế chẳng hạn, nói đến Khổ đế trước nhất. Phật nói đây là khổ, các ông phải biế t rõ ràng như vậy. Nếu điều thứ nhất đó mà không nhận thức được thì nói các điều sau chỉ là nói chơi, hý luận, không được gì hết. Do đó phải biết khổ, phải thấy khổ để nhàm chán cái khổ đó. Không muốn còn cái khổ đó nữa, thì mình mới tìm con đường ra khỏi cái khổ.


Vì vậy, đầu mối chủ động của sanh tử luân hồi là phiền não, h ữu lậu phiền não. Trong kinh luận nói mười phiền não chánh là tham, sân, si, mạn, nghi và năm ác kiến là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.


Trong mười phiền não có phiền não do nhiều đời huân tập đã thành, không cần học hỏi, không cần tác động bên ngoài mà phiền não đó v ẫn khởi lên khi đã có thân này. Nó đồng thời khởi lên, cùng chung với thân khởi nên gọi là câu sanh phiền não.


Có những phiền não không đồng thời có với thân này, mà phải chờ sự chạm xúc, chờ hoàn cảnh, học hỏi, phân biệt phải quấy, mình người... để nó sanh khởi lên, gọ i là phân biệt phiền não. Phân biệt nghĩa là có sự hiểu biết, sự phân tích sai khác, rồi mới khen chê, lấy bỏ và từ đó mới phát khởi lên có tham, sân, si v.v... Các thứ phiền não đó khởi lên trong đời hiện tại khi có thân này rồi, do các giác quan tiếp xúc với cảnh ngoài để tạo thành cái khổ gọi là phân biệt phiền não.


Về phân biệt phiền não, tôi đại lược nói con số. Theo phần chung của tam thừa, những phiền não về phân biệt có 88 thứ. Khi người tu hành do quán trí thấy rõ được lỗi của phân biệt, chứ không phải nói theo văn tự. Thấy được cái lỗi của phân biệt, nghĩa là không phân biệt mà rời được phân biệt, thì những phiền não về phân biệt không còn, Phật pháp gọi đó là kiến đạo, thấy đạo. Nhờ thấy đạo mà các phân biệt phiền não bị dứt trừ, cho nên có thể gọi nó là kiến sở đoạn hoặc.

 

Hoặc là cái mê lầm, từ riêng của phân biệt phiền não. Phân biệt phiền não này do “thấy đạo” mà dứt hết, gọi là kiến đạo sở đoạn hoặc, nói tắt là kiến hoặc.


Tiếp theo nói về câu sanh phiền não là phiền não cùng chung thân này, khi thân này có thì nó có. Nếu tư duy tu tập theo pháp môn của Phật, tập trung tư t ưởng vào đề mục mà Phật dạy, lần lần tâm không tán động, trụ lại mộ t chỗ. Khi tâm đã trụ lại một chỗ duy nhất gọi là nhứt tâm, hay định. Định đó đ úng với pháp đức Phật dạy thì đó là định chân chánh, gọi là chánh định.


Khi có chánh định, tâm không tán động nữa. Tâm không tán động thì những món phiền não đó không có chỗ để phát được, nó bị cột lại, gom lại, bị đè xuống, bị tóm gọn. Nhờ chánh định làm cho tâm đứng yên, do tâm đứng yên mà lần lần thoạt từ nội tâm phát sáng ra. Khi nội tâm phát sáng ra thì những hoặc nhiễm phiền não không còn khởi được nữa và nó bị dứt trừ. Do tư duy tu tập thành tựu định huệ mà dứt được những câu sanh phiền não, nên gọi là tư sở đoạn hoặc, gọi tắt là tư hoặc. Nếu tư hoặc phân ra ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc có rất nhiều, nên khó dứt.


Về kiến sở đoạn hoặc, khi mình thấy được đạo, là thấ y rõ lỗi của phân biệt và rời bỏ cái phân biệt đó thì phiền não này liền dứt, nó dứt một lượt, không có tuần tự.


Còn tư sở đoạn ho ặc, nghĩa là phiền não do tư duy tu tập để dứt thì nó lại có rất nhiều ph ần. Nếu ở Dục giới chia làm 9 phần có thượng, trung, hạ . Thượng thì có thượng thượng, thượng trung, thượng hạ , cho đến hạ cũng có hạ thượng, hạ trung, hạ hạ. Do đó có cái thô, cái tế của nó, mới chia ra 9 phần.


Sắc giới thì có 4 cõi thiền, vô sắc giới thì có tứ không, thành 8.


Mỗi từng đều có 9 phẩm như vậy cả. N ếu nhân lên thì Dục giới là 1, Sắc giới có 4 từng, Vô sắc giới có 4 từng. Vậy tất cả là 9 nhân 9 phẩm là 81 phẩm. 81 phẩm đó không thể dứt mộ t lượt được. Sự tư duy tu tập mà thành định huệ của mình thì chỉ dứt được từng phẩm theo tuần tự mà thôi.


Đại lược để nói kiến hoặc và tư hoặc, mình thấy nó đã có rất nhiều như vậy. Chẳng những tham, sân, si, mạn, nghi, cùng ác kiến, mà nó chia ra nhiều phẩm như thế đó. Cho đến trong kinh nói rằng tổng số bao quát của nó có tới 84.000 thường gọi là 84.000 trần lao. Trần lao là từ riêng của phiền não. Đó là nói tổng quát. Trong kinh có chỗ nói rộng ra nữa thì nó vô lượng.


Ngoài ra còn có phần chủ chốt, chỗ dựa của phiền não. Không có cái gì tự nhiên mà có, phải có từ đâu. Phiền não cũng vậy, trong kinh nói nó có từ vô minh bất giác.


Chúng ta ai cũng có tánh thể, thường gọi là tâm hay tâm tánh. Bổn lai của tánh thể là gì? Phàm phu chúng ta không ai biết được điều này, nên gọi là bất giác, là vô minh. Vô minh là không sáng biết, bất giác là không biết. Chính cái không biết tánh thể sẵn có của mình, không biết được cái có của mình là đầu mối sanh ra tất cả phiền não. Từ phiền não đó sanh ra cái nghiệp hữu lậu, nghiệp vô lậu để kết thành nguyên nhân của tất cả cái lành dữ, mà có ra quả báo khổ vui. Hay nói theo chiều ngược lại thì tất cả quả báo do nghiệp nhân, nghiệp nhân do đầu mối phiền não mà phiền não dựa trên vô minh bất giác.


Nói về vô minh bất giác, trong kinh luận phân ra rất phức tạp. Vì phức tạp nên phân chia các bực Bồ tát, từ sơ phát tâm Bồ tát, rồi thập Tín, thập Trụ, thập Hạnh, thập Hồi hướng, thập Địa cho đến Đẳng giác, Diệu giác thành Phật.


Để dứt trừ vô minh bất giác, nghĩa là không nhận biết được tâm tánh bổn lai sẵn có của mình, phải tu tập từ bực như vậy, không đơn giản. Gộp chung lại, từ vô minh đến tư hoặc, câu sanh phiền não, kiến hoặc, phân biệt phiền não, tất cả như vậy vô cùng vô tận. Do đó mới nói phiền não vô tận. Phiền não vô tận như vậy, nhưng Bồ tát cũng quyết dứt trừ cho hết.


Phiền não vô cùng vô tận mà không phát thệ nguyện, nhất định là không làm tới nơi tới chốn được. Phải nhờ thệ nguyện làm nền tảng, chỗ dựa vững vàng để không bị thối lui. Dứt trừ phiền não không dễ dàng, nếu không có đại nguyện, đại lực thì không thể dứt trừ được nó. Hoặ c có dứt trừ châng nữa thì đến phần nào mệt mỏi rồi dừng lại ở đó, không dứt trừ sạch được.


Muốn dứt trừ sạch phiền não, phải có chỗ đứng thật vững, đó là đại thệ nguyện. Cho nên thệ nguyện rộng lớn thứ hai của Bồ tát là dứt trừ phiền não, dù nó có vô tận vô biên.


Tôi xin nhắc sơ qua về vô minh bất giác để hiểu dễ hơn khi đọc luận Khởi Tín phân chia rõ như thế này. Từ nơi bất giác mới có vọng động. Bất giác là chẳng thấy biết tâm tánh bổn lai của mình. Đừng nghĩ là vô lượng kiếp trước hay lúc nào, mà ngay hiện tại, rõ ràng là mình không thấy biết nó khởi lên cái vọng động. Vọng động có phần n ăng và phầ n sở. Có vọng động thì có đối tượng. Có đối tượng thì có bên đây, bên kia là phần năng, phần sở. Từ phần năng, phần sở, mới có sự phân biệt nối tiếp không ngừng. Nếu cái phân biệt đó không nối tiếp chẳng ngừng thì mình dễ dàng trở lại cái tánh bổn lai của mình.


Vì có sự nối tiếp không ngừng đó mới có sự nắm lấy. Do nắm lấy sanh ra hành động. Có hành động thì có kết quả của nó là quả khổ. N ếu từ hành động tính ngược lại về trước, thì đó là cái nghiệp. Nắm lấy là chấp thủ, tức chấp ngã câu sanh hay chấp ngã phân biệt.


Trong sự nấm lấy có sự nối nhau không dứt, gọi là tương tục. Cái nối mãi không ngừng là do phân biệt, trong luận gọi là trí. Tại sao gọi là trí? Vì nó đứng trước cái nốì luôn, nắm lấy cùng với hành động. Nế u nó đứng dưới cái nối luôn, n ắm lấy hành động thì nó là sai lầm, gọi là thức, không gọ i là trí nữa. Phần trên đã nói cái trí do năng sở mà có và năng sở thì từ vọng động mới có. Vọng động từ nơi bất giác là chẳng thấy biết tâm tánh bổn lai của mình. Thiền tông đi tắt, nhất quyết thấy được tâm tánh mà thôi. Cái đầu mối mà được thì các cái dưới m ất h ết, cái đầu mối mất thì các cái dưới không có giá trị gì nữa. Do đó người ta gọi là đi tắt.


Nhưng làm sao mình tâm kiến tánh? Nó rõ ràng vậy đó, nhưng các huynh đệ đừng nghe vậy mà ham, phải ghi nhớ là hàng đại căn đại trí mới có thể chỉ trong một đời này mà mình tâm kiến tánh được. Còn người tầm thường không hiểu tới nơi tới chốn, rồi khởi sanh phiền não, khởi nghiệp tạo tội, thiện ác phải lẩn quẩn trong sanh tử luân hồ i mãi mà thôi. Không phải dễ dàng được đâu, vì thứ bực đi quá xa như vậy.


Từ tư hoặc, kiến hoặc là từ chỗ nào? Từ chỗ phân biệt, đến nối tiế p, đến n ắm lấy, mới hành độ ng, dẫn đến kết quả. Kiến hoặc, tư hoặc nằ m ở chỗ nắm lấy. Và phần đầu mối là vọng tưởng bất giác là phần vô minh hoặc.


Phân rõ như vậy rồi, mình nhất quyết tu, vì bổn tâm c ủa mình, đâu phải của ai mà tự nơi chính mình. Điểm đầu tiên rõ ràng đơn giản lắm là mình có tánh thể , tạm thời dùng ngôn ngữ như vậy để phân tích. Tánh thể đó là bổn tâm, bổn tánh của mình mà mình không nhận biết được, không thấy được của mình. Nếu cố gắng mình có thể thấy, vì bổn tâm đó là cái sẵn có của chính mình.


Muốn thấy bổn tâm của mình, như trong kinh Lăng Nghiêm Phật nói rằng mở gút, có nhiều gút quá rồi thì mình phải lần lần gỡ mà thôi. Phật thí dụ có 9 gút, nếu huynh đệ nghiệm ra sẽ thấy đúng vậy. Từ bất giác, không biết sanh ra vọng động, có năng sở, có phân biệt, có nối luôn, rồi có nắm lấy (chia ra câu sanh và phân biệt). Do nắm lấy mà có hành động, do hành động mà có kết quả. Như vậy có phải là 9 gút không? Sợi đây cột 9 lần, không thể mở gút thứ nhất ở trong được, phải mở gút th ứ 9 ở chót đây trước. Mở được gút thứ 9, rồi thứ 8, rồi thứ 7..., rõ ràng vậy.


Do đó, biết quả khổ của mình, rồi nhàm chán; đó là mình cố gắng mở gút thứ 9. Rồi lần qua gút th ứ 8, mình ngăn nghiệp, không cho xảy ra, rồi tới phần thứ 7 là kiến hoặc trừ đi, rồi thứ 6 là tư hoặc phải dứt bỏ. Gỡ lần lần cho đến gút thứ nhấ t cũng được mở tung thì bất giác không còn nữa; lúc đó là đại giác ngộ, thành Phật. Rõ ràng như vậy.


Phật nói pháp vì mình, vì chúng sanh. Phật dùng Phật nhãn thấy rõ tất cả mọi chúng sanh đều có khả năng thành Phật như Ngài, chỉ tại mình không cố gắng mà thôi. Vì ai cũng có bản tánh đó cả, có thể được như vậy cả, nên đại chúng phải hết sức cố gắng siêng tu.


Muốn ngăn nghiệp quả thì giới hạnh làm đầu, rồi tu tập pháp môn, phải niệm Phật, phải tham thiền, để mình trừ phân biệt, kiến hoặc, tư hoặc. Phải có định huệ mới trừ được, lần lần tuần tự lên. Từ phàm phu tới Thánh không phải dễ dàng được, mà không chịu từ khởi điểm này để tu để bước tới thì vẫn đứng lại hay sụt lùi mà thôi. Nếu không có bước đầu tiên, thì làm sao có bước cuối cùng; huống n ữa là từ phàm bước lên bực hiền thánh, mỗi từng bực như vậy đều có cảnh giới mình hưởng thụ cả.


Vì vậy, đừng nghĩ rằng thành Phật thì lâu xa, khó khăn. Nếu chưa thành Phật, mà rời được phần nào phàm phu sanh tử của mình thì cảnh giới cũng là phi phàm, phi thường lắm, vì nó trên phàm phu này. Nhưng cần nhứt là đừng tham đắm, trụ lại, cứ đi mãi đi mãi, không ham dừng lại.

 

Chúng sanh trong sanh tử luân hồi có thân là chánh báo, cảnh là y báo; mà thân và cảnh đều khổ, nó ở trong vòng vô thường. Vô thường là có sanh có diệt. Cảnh có đó rồi mất đó, thay đổi luôn. Thân cũng vậy, có rồi mất, ở trong vòng lẩn quẩn mà thay đổi sanh diệt như vậy. Vì vô thường, thay đổi, có sanh có tử, có rồi mất, từ đó gây ra cái khổ.


Cái khổ của phàm phu trong vòng sanh tử này không thể kể hết. Đại khái có 8 điều khổ : sanh, già, bệnh, chết, cầu được mà không được, phải thất vọng. Thất vọng là n ỗi khổ lớn, thường mình người tu ít nghĩ đến sự khổ , thất vọng. Chúng ta thấ y người đời phần nhiều bỏ nhà bỏc ủa ra đi là thất vọng, bỏ thân này tự tử cũng do thất vọng mà ra. Những người thân ái luôn luôn muốn được gần gũi thì lại bị hoàn cảnh xa lìa khổ ái biệt ly quá rõ. Người thân ái mình chết thì cũng là bi ệt ly. Người ra đi khổ, người sống còn lại với công việc cũng rất khổ . Ái biệt ly là nỗi khổ lớn. Oán thù có thể tổn hại mình, gây khó khăn cho mình, mà phải gần gũi là rất khổ, gọi là oán tăng hội khổ.


Khổ thứ 8 mà ng ười không học đạo ít lưu ý, nhưng người học đạo chúng ta lư u tâm là ngũ uẩn xí thạnh. Thân mình kết hợp bởi 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Sắc uẩn hay nhục thân hữu hình, hữu sắc của mình, từ đầu đến chân, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, không thể điều hòa được, sanh ra các thứ chướng ngại, làm cho phải khổ.


Về sự nhận lấy, cảm xúc, lãnh thọ thuộc thọ uẩn, thường thường mình lãnh lấy những cái không vừa ý thì nhiều, nên phải kh ổ. Huống nữa là tâm niệm mình muốn, muốn được, hay đòi hỏi cho được. Đòi hỏi đó gây ra nhiều phiền toái cho bản thân người đó, thuộc về thọ uẩn xí thạnh.


Tưởng uẩn thế nào? Luôn luôn trong tâm niệm mình có sự suy tư, suy nghĩ, đưa đến sự tưỏng tượng. Tưởng tượng suy tư gây ra nhiều phiền muộn lo lắng đủ thứ. Do đó, khi tưởng uẩn khởi lên thì làm mình khổ.


Hành uẩn là những gì? Hành uẩn là tất cả tâm sở của mình, ngoại trừ thọ tâm sở, tưởng tâm sở. Hành do sự biến động, luôn luôn biến đổ i, vừ a vui đ ó, lạ i giận đó, thương đó, ghét đó; nó khởi lên đủ thứ . Tất cả tâm niệm khởi lên, dù là tâm sở thiện hay tâm sở bất thiện, đều thuộc về tâm sở. Tất cả tâm sở đó thay đổi, như vậy dù là tâm sở lành cũng làm cho con người không được yên. Huống chi những tâm sở thuộc phiền não, nó làm người ta phải nóng bức. Do đó kỳ thực hành uẩn luôn luôn phát khởi, không lúc nào dừng. Hễ mìmh có tâm niệm là có tâm sở. Như vậy, tâm luôn luôn loạn động, nên tạo ra sự bức bách, phiền não khổ.


Thức uẩn là gì? Là sự thấy, nghe, nếm, ngửi, có cảm giác, đến ý nghĩ, suy tư biết được quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng phân biệt, hiểu biết được việc hiện tại là nhờ thấy, nghe. Thấy nghe thì nhiều, mà còn thêm cái phân biệt phả i quấy, tốt xấu, chánh tà, Thánh phàm, v.v… Tất cả phân biệt chánh tà đó là do thức uẩn.


Từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 5 uẩn đó bộc phát, sanh khởi lên, đó là ngũ uẩn xí thạnh, không lúc nào nó đứng yên, mà cũng không lúc nào nó chìm xuống cả. Như ngọn lửa bừng lên hoài nên gọi xí thạnh mà mình mang nơi thân, nên trong kinh gọi nó là gánh nặng trọng đại.


Ngũ uẩn còn có tên gọi là ngũ ấm. Uẩn là cái tích tụ một khối, một nhóm lại. Thí dụ như sắc uẩn có con mắt, lỗ tai, có da, có thịt; sắc có một khối như vậy.


Thọ cũng có khổ vui kết lại một khối. Tưởng là xét biết. Biết bao sự suy tư, tưởng tượng hằng ngày của mình cũng là một khối, chứ không phải là một. Có nhiều thứ hợp lại một đống, một khối, gọi nó là uẩn.

 

Hành cũng vậy, biết bao nhiêu là tâm sở, hàng chục tâm sở kết thành một khối là hành uẩn. Thức cũng vậy, nhưng cái biết thấy, biết nghe, cũng kết thành một khối, gọi là thức uẩn.


Từ uẩn là một khối kết hợp lại, nhưng nó lại làm cho mình mê muội, không sáng suốt nhận lấy thể tánh bổn lai thanh tịnh của mình, sẵn có chính nơi đó.


Tại sao mê muội, không nhận được? Bởi vì nó luôn luôn không nhìn lại cái gì mình sẵn có, mà nó duyên theo cái không phả i là mình. Cũng giống như đại chúng nhìn lên, đây là bàn tay của Hòa thượng. Rõ ràng là đại chúng duyên theo cái không phải của mình. Cái của mình thì quên đ i, không bao giờ trụ lại, mà chỉ nhận đại khái. Tôi lấy thí dụ nh ư vậy để quý vị suy nghĩ, coi kỹ thì th ấy đúng hằng ngày mình duyên theo cái không phải là mình, sống trong cái không phải là c ủa mình. Vì báo thân ngũ uẩn này mà nó như vậy, cho nên nói ngũ uẩn là ngũ ấm.


Ấm là che dậy, trùm kín, không cho phát sáng; nó không cho nhận thật. Duy Thức muốn cho rõ, gọ i là ngũ thủ uẩn. Chữ “thủ” là chấp lấy, nắm lấy, lấy. Hễ chấp lấy là sai, vì chấp lấy là có năng, có sở, tất nhiên là nhận lấy cái gì không phải của mình, nên sai lầm.


Thân người dù là Thánh hay phàm đều gọi là ngũ uẩn. Thân Bồ tát, Bích chi, La hán, thân Phật c ũng gọi là ngũ uẩn. Nhưng phàm phu lại sai lầ m, mê muội, che đậy, nên Duy Thức cho nó là ngũ thủ uẩn (5 thứ thủ uẩn), vì nó duyên lấy, chấp lấy, thủ lấy, nhận lấy, sai lầm. Thủ là nắm lấy, có chỗ gọi là kiến chấp, nói cho sát là luôn luôn sống trong kiến chấp.


Mê lầm, che đậy là ấm, và muốn cho rõ nghĩa cái lỗi của nó, thêm chữ “thủ ”. Thủ rồi u ẩn, đó là sai lầm chấp kiến, gọi là ngũ thủ uẩn, có từ chung là ngũ uẩn. Riêng phàm phu sanh tử mình là ngũ ấm. Nếu dùng chữ uẩn cho phàm phu sanh tử, thì thêm chữ “thủ”đứng trước. Duy Thức học dùng chữ đó như vậy rồi thì thân mình đang mang là gánh nặng, gánh khổ, là chỗ che đậy làm cho mình không nhận được chân tánh, cũng như làm cho thể tánh của không khởi lên được. Chân tánh có nguyên, không bị tổn giảm, nhưng không phát hiện được vì bị thân ngũ uẩn che đậy.


Đại chúng nên biết rằng muốn không bị thân ngũ uẩn che đậy là điều không đơn giản. Người ta th ường nói hễ còn thân thì còn khổ, chết mình hết khổ. Nhưng phải biết không bao giờ không có thân. Nếu thân này hoạ i thì nó có thân kế, không bao giờ gián đoạn; gián đoạn là thời gian ngắn còn không có. Thí dụ trong đại chúng hiện giờ có một người nào ngã ra không thở nữa là chết. Nếu người đó thực chết thì liền có thân khác, không bao giờ không thân. Nếu thân kế chưa thành được (chưa đầu thai) thì nó có thân chận giữa là trung ấm thân. Lúc đó, nó liền hiện ra trung ấm thân.


Trung ấm thân là gạch nối trung gian để có thân chánh báo ở đời kế . Thân chánh báo đời k ế đó s ớm hay muộn, mau đầu thai hay chậm tùy theo nghiệp hoặc, tùy theo duyên kết hợp; mà khi chưa có thì không phải không có thân, nó có trung ấm đặt trung gian. Cái thọ của thân trung ấm mắt Phật thấy rõ ràng.


Thân trung ấm đã đầu thai thì thân ở cái thai đó, nên thân trung ấm chết. Nhưng n ếu không có duyên và nghiệp chưa kết thành quả được thì thân trung ấm chỉ sống 7 ngày thôi. 7 ngày chết thì liền có thân trung ấ m thứ hai. Trong kinh Phật dạy 7 ngày phải làm tuần thất để hồi hướng phước đức cho người chết. Lúc đó người chết không phải là chết, vì có thân trung ấm. Họ là người sống nhưng sống v ới thân trung ấm. Làm tuần thất để thân trung ấm chưa đi đầu thai, nó chết đi, thì thân trung ấm thứ hai thế vô, nhờ phước đức đó mà thân trung ấm thứ hai của họ được tốt hơn.

 

Nếu ngược lại, bà con, quyến thuộc, con cháu vì người chết mà sát sanh, làm những việc tội thì thân trung ấm thứ hai cũng bị ảnh hưởng xấu hơn. Theo kinh dạy, thân trung ấm thay đổi không quá 7 thân, thân trung ấm thứ 7 là thân trung ấm cuối cùng. Sau khi thân trung ấm thứ 7 đó trải qua 7 ngày đêm, nó phải chết, không thể kéo dài hơn được, nó cũng không có thân trung ấm thứ 8, thứ 9 nối tiếp; nên người đó nhất định phải đầu thai. Lúc đó, nếu cái duyên đúng cái nghiệp để có thân sau, đúng cái nghiệp để có cái báo. Nếu không có thì đụng đâu tạm bợ đó để có cáí thân trong lục đạo.


Vì vậy, đến 49 ngày mà mình làm tuần thất thứ 49 là cuối cùng của thân trung ấm thứ 7. Nhờ phước đức của người sống hồi hướng thì quyết định đầu thai tốt.


Nếu cái duyên không đúng theo nghiệp đầu thai, mà tạm đầu thai, thì thường tạ m bợ ở loài mau chết, hoặc tạm bợ vào chỗ ẩ m ướt, thành cái gì đó để rồi 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 7 ngày, rồi chết thân thực trong lục đạo. Khi chết rồi, bắt đầu có thân trung ấm thứ 1, rồi cứ tuần t ự nh ư vậy, khi nào thực theo để mà cảm thân sau, gọi là đầu thai thật sự để có thân trong lục đạo.


Như vậy tuần thất 49 rồi có cần tiế p tục làm phước nữa không? Nếu không kịp đầu thai, duyên đâu tạm đó thì hoặc làm con trùng ở nơ i ẩ m ướ t, lúc đó tạm bợ mà thôi. Rồi trong thời gian ngắn, 5 – 7 ngày gì đó, m ạng con trùng chết đ i, tức nhiên bắ t đầu có thân trung ấm lại. Do đó, sau 49 ngày cũng vẫn làm phước đức h ồi hướng cho người thân của mình đã chết; không phải làm phước sau 49 ngày là vô ích, trừ khi người đó đi đầu thai rồi. Nếu đầu thai làm trờí, đượ c thân trời. Tuy trời vẫ n còn ở trong lục đạo, nhưng mình làm phước đức thì ông trời thấy cho vui vậy thôi, chứ không thêm gì. Vì phướ c đức thêm cho trời cũng cả vấn đề. Còn người chết được vãng sanh thì không làm được gì, họ không cần gì nữa.

 

Mình làm phước đức gì cũng không bằng phước đức ở Tịnh độ họ tạo ra.


Nếu tái sanh làm người cũng không ảnh hưởng gì, chỉ trừ đầu thai làm quỷ, ở địa ngục thì sự cầu siêu có ảnh hưởng, còn loài thú không ảnh hưởng. Chúng ta lưu ý trong Phật pháp gọi là ngạ quỷ cũng có nhiều hạng. Hạng đại phước đức thì mình cũng phải kính trọng, gọi là ông thầ n, ông thánh chẳng hạn. Có những vị phước đức không nhiều như ông thần hoàng, thổ địa, thần nhà, thần cây chẳng hạn và cũng có loài kém phước đức hơn nữa.


Nhưng tất cả những hạng đó, dầu là ông thần lớn đại phước đức trtong loại quỷ, đều phải có cái khổ đói. Tùy theo phước đức ít hay nhiều mà bị khổ đói ít hay nhiều. Trong kinh thuật lại có loạ i quỷ thấy đồ ă n mà không ăn được, như gần tới miệng thức ăn biến thành lử a than. Như trong kinh Vu Lan, bà Thanh Đề đọa vào ngạ quỷ. Ngài Mục Kiền Liên đem bát cơm tới, bà thấy cơm thì mừng. Trong kinh nói rõ khi cơm tới miệng, nó biến thành than lửa. Ở xa thấy nước uống được, lại gần thấy toàn là lửa hay thứ gì đâu, không uống được, tại nghiệp của họ làm cho họ không ăn, không uống được. Đói khát làm cho nó khổ, đó là những loại quỷ mà đói khát nó lớn, nhiều. Như trong Lục đạo tập , có ông Tú tài thấy người bạn đến thăm mình. Ng ười bạn đó chết lâu rồi. Thấy người bạn ăn mặc như ông quan ở địa phương, cũng có năm, ba người lính theo hầu. Những người theo hầu đứng ngoài, ông bạn vào trong nhà ngồi nói chuyện. Anh ta nói rằng sau khi chết mới được làm chức quan nhỏ, bị sai đi công tác chỗ này chỗ kia. Hôm nay đi ngang đây nhớ tình bạn ghé thăm ông. Ông kia mới hỏi anh là ông quan nhỏ sao mà sắc mặt như người đói, xanh xanh vậy? Anh kia mới nói ở trong loài này, dù các ông lớn ở trên cũng không thoát khỏ i cái khổ vì đói. Chúng tôi thì đói ít hơn hạng dưới. Hạng dưới còn đói khổ nhiều hơn chúng tôi. Chúng tôi còn có dịp được ăn uống, còn các hạng dưới có món ăn mà ăn không được, có thức uống cũng không uống được; cho đến có hạng thân mình thật to lớn mà cuống họng nhỏ như kim, nên không nuốt thứ gì được hết.


Ông Tú Tài mới h ỏi có thể nào khỏi khổ đó không. Anh kia trả lời rằng người ở dương gian cúng cho, cúng đúng pháp, nếu được ăn một bữa thì khỏi khổ vì đói một năm. Ông Tú Tài hỏi thế nào là cúng cho ăn đúng pháp. Anh kia nói:


Trước nhứt là đồ ăn đó không phải thuộc về người nào khác.

Quyết định món đồ ăn đó là để cúng cho người đó.

Những món ăn đó phải tinh khiết.


Phải có chỗ ăn được, nếu chỗ đó có một vị thuộc loài chúng tôi mà vị đó có quyền không cho chúng tôi vô, thì chúng tôi cũng không vô được để ăn. Thí dụ trong nhà có ông thần nhà (trạch thần) không cho các con quỷ khác vô thì chúng cũng không vô ăn được. Như vậy, cúng ở gốc cây lớn hay bên bờ suối là cách tốt nhất, ở chỗ đó thong thả, không ai ngăn cấm.


Điều kiện sau cùng là phải vái đúng tên họ người đó là tôi dâng cúng cho người đó, thì người đó mới được ăn. Còn đem ra đó để thì không thuộc của ai, ai cũng có thể giành được. Cũng xưng tên họ của mình là ai, là người gì đang cúng cho người đó.


Thủ tục như vậy cũng không đơn giản, cho nên mình cúng sơ sơ cũng khó khăn lắm, không biết làm sao nói được. Trong Lục đạo tập, ông đó nói rõ cách cúng đúng pháp cho quỷ thần. Quỷ thần đó đó không phải hồn ma bóng quế gì, họ có thân rồi, nhưng là thân quỷ, là một đạo trong lục đạo. Nếu cúng đúng pháp, họ hưởng một lần như vậy khỏi khổ một năm, khỏi khổ vì đói.

 

Câu chuyện của ông thần đến thăm người bạn vừa nói cho thấy rõ việc cúng tế cầu siêu thí thực của chúng ta trong tuần thất đúng theo Phật dạy. Trong kinh Địa Tạng, Phật cũng nói rõ ràng. Đừng nghe những người tà kiến bất tín rồi sanh nghi ngờ. Mình chỉ tin lời Phật. Nhiều kinh khác cũng nhắc chuyện đó. Trong Phạm Võng có nói 1 tuần thất đến 7 tuần thất làm những việc phước đức, thứ nhất là tụng kinh, hồi hướng phước đức cho hương linh hưởng. Người sống hưởng phước nhiều hơn vong, như kinh Địa Tạng nói 6 phần thuộc người sống, 1 phần thuộc người chết. Cả người sống và người chết đều được nhờ.


Có người nói với tôi rằng có người bài bác việc đó. Hạng tà kiến nói bậy, mình đừng tin. Tin những gì Phật nói vì Ngài là bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Phàm phu mê muội nói theo ý riêng của họ làm sao đúng được. Đưa tờ giấy che ngang mặt là họ không biết gì hết, không thấy gì hết, làm sao biế t mà nói cho trúng. Vì vậy, mình nói gì y theo kinh pháp mà thôi. Mình biện luận thì phải theo giáo lý, lời trong kinh làm bằng cớ cần thiết nhứt dẫn chứng ra, gọi là thánh giáo lượng; thiếu không được. Vì vậy, các vị cổ đức giảng giải thường nhắc là trích trong bộ luận nào, rút ra từ bộ kinh nào.


Bồ tát thấy chúng sanh sống trong vòng khổ như vậy. Bồ tát không phải Phật, nên ít nhiều gì cũng có khổ; trừ Phật ra, tất cả đều là chúng sanh. Như vậy, Bồ tát thệ độ chúng sanh vô biên, mà Bồ tát cũng là chúng sanh, nên Bồ tát phải tự độ, độ tha.


Muốn khỏi khổ của thân ngũ ấm trong vòng lục đạo, phải tìm ra nguyên nhân của nó. Nguyên nhân đó được Phật dạy trong kinh, gần nhất là nghiệp do thân khẩu ý tạo ra, kết thành.


Đại chúng đã biết thân có 3 nghiệp, miệng có 4 nghiệp, ý có 3 nghiệp; cộng lại 10 nghiệp. Nếu sai lầm là nghiệp ác, nếu chuyển đổi, đừng cho sai lầm là nghiệp thiện. Nhưng nghiệp thiện hay ác đều tạo nên chánh báo, y báo trong sanh tử luân hồi, đều chịu khổ ít hay nhiều. Nếu thiện nhiều thì khổ ít, ác nhiều khổ càng nhiều. Do đó trong lục đạo luân hồi đều khổ, kể cả chư thiên cũng khổ. Đối v ới loài người thì chư thiên vui hơn, chứ không phả i hết khổ, vì còn ở trong vòng sanh tử vẫn là khổ . Cái khổ của chư thiên ít so với cái khổ của mình quá nhiều, nên mình cho là chư thiên rất vui, nên vui đó thuộc về đối đãi, không phải vui tuyệt đối. Trong các loài cũng có sự so sánh khổ ít nhiều như vậy.


Nguyên nhân khổ vui, gần nhứt là do 10 nghiệp lành hay ác của thân khẩu ý phát sinh; nhưng chủ động tạo các nghiệp đó là từ đâu? Riêng về thân, thì thân như khúc gỗ, như cây, như cọng cỏ; miệng cũng vậy. 


Cái gì điều khiển nó? Chính tâm điều khiển, nói thông thường gọi là lòng của tôi, cái tâm của tôi. Nếu nói một chữ tâm thì dễ bị lộn, thêm vô chữ “thức” để thấy đó là cái tâm phân biệt, điên đảo vọng tưởng. Từ nơi tâm thức đó tạo ra cái gì? Lúc nó ham muốn, lúc nó giận hờn, lúc thương, lúc ghét…, nó có đủ thứ như vậy. Do tâm thức đó điều khiển thân khẩu ý này tạo thành mười nghiệ p, nên tâm thức quan trọng nhấ t. Theo kinh nói có năm loại phiền não điều khiển mà thành cái nghiệp trong vòng sanh tử gọi là ngũ trụ phiền não.


Kiến hoặc phiền não chia ra 88 thứ. Kiến hoặc phiền não này do nơi đâu? Do vì không thấ y được tánh lý chân thậ t mà có quan niệm sai lầm (quan niệm sai lầm có 88 thứ). Như vậy, nếu thấy tánh lý chân thật thì 88 thứ ấy sẽ mất.


Vì vậy, hoặc phiền não này do thấy tánh lý chân thật mà mất.


Thấy là kiến, nói tắt là kiế n; nói cho đủ là thấy tánh lý chân thật, trong kinh gọi là đế (đế nghĩa là chân thật). Nhờ thấy được tánh lý chân thật, nên các phiền não này mất, gọi là kiến sở đoạn hoặc.

 

Khi dứt được kiến sở đoạn hoặc thì mới có thể đụng chạm đến những món hoặc khác sâu hơn thường được gọi là tư hoặc hay tu hoặc. Nhờ sự suy tư tu tập dày công theo pháp môn Phật dạy mới có thể dứt các phiền não này, chứ không phải đơn giản như trên là thấy tánh lý chân thật.


Các thứ phiền não này do t ư duy tu tập mà dứt, nên gọi là tư sở đoạn hoặc (tư là tư duy tu tập). Trong các phiền não do tư duy tu tập dứ t được, có loại ở dụ c giớ i, gọi là dục giới tư hoặc; có loại do sắc giới tư hoặc mà dứt, nghĩa là phải trụ thiền định sắc giới mới dứt, không phải do tán tâm này mà trừ được nó.


Tư hoặc nằm ở các vị có báo thân ở cõi Sắc, gọi là tứ thiền. Có những tư hoặc của những vị có báo thân ở cõi Vô sắc thì phải tu tập từ định vô sắc là pháp của Phật mới dứt được nó ở cõi Vô sắc.


Có 3 loại tư hoặc: tư hoặc ở cõi Dục, tư hoặc thuộc cõi Sắc và tư hoặc ở cõi Vô sắc; cộng với kiến hoặc là 4 loại. Chủ chốt nhấ t Phật nói là vô minh hoặc, cái hoặc phiền não mà tên nó là vô minh. Đến đây phải tu quán hạnh của các đại Bồ tát, tuần tự m ới dứ t được nó; phàm phu sanh tử hay nhị thừa không thể động đến nó được. Như vậy, phải đi suốt qua quan ải kiến ho ặc và 3 quan ải khó khăn nữa của tư hoặc, mới động đến phần vô minh hoặc này. Nếu kiến tư hoặc còn nguyên, không lay động được, là còn phàm phu thì làm sao dụng đến vô minh hoặc này được. Phải là Bồ tát đại thừa, tức đại Bồ tát mới đối trị được vô minh hoặc.


Theo kinh nói, vô minh hoặc có nhiều phẩm, nhiều từng. Hễ dứt được một từng thì đó là mộ t bực của Bồ tát. Như trong kinh Lăng Nghiêm Phật phân tích rõ từng bực của Bồ tát và mỗi từng bậc thì cảnh giới tu tập như thế nào. Với bực Bồ tát Càn huệ địa, rồi bước lên là các bực Bồ tát là 10 bực Tín, 10 bực Trụ, 10 bực Hạnh, 10 bực Hồi hướng. Rồi lướt qua 4 bực gia hạnh với 10 bực Địa, gọi là Thập Địa Bồ tát và cuối cùng là bực Đẳng giác Bồ tát. Qua bực này mới là Phật hoàn toàn.


Qua mỗi từng như vậy, phải dứt được một tầng vô minh, cả vấn đề lớn, không phải thường. Cho nên khi vào bực Đại thừa Bồ tát rồi, không phải phàm phu như mình, thời gian không kể được. Từ bực Bồ tát đến Phật, phải trải qua a tăng kỳ kiếp, không phải thời gian tầm thường như mình.


A tăng kỳ là vô số. Nói vô số vậy, nhưng thực nó có con số. Quý vị chịu khó mở phẩm A tăng kỳ của kinh Hoa Nghiêm, ta thấy rõ hơn con số a tăng kỳ bao nhiêu vạn… na do tha… rồi đến a tăng kỳ.


Theo Phật nói năm tháng thế gian của mình, cứ lấy 100 năm làm 1 tuổi thọ của con người để lượng định con số . Lấy số 84.000 là tuổi thọ cao nh ất của loài người. Cứ 100 năm giảm 1 tuổi, giảm lần đến còn 10 tuổi thọ, gọi là kiếp giảm. Từ tuổi thọ tăng lên 100 năm thì thêm 1 tuổi thọ lên đến 84.000 tuổi thọ, gọi là kiếp tăng. Một giảm, một tăng là 1 tiểu kiếp. 20 lần tiểu kiếp là 1 trung kiếp. 4 lần trung kiếp là 1 đại kiếp. Đại kiếp là 80 lần giảm, 80 lần tăng. Nếu trong kinh nói tắt là “kiếp” thì đó phải là đại kiếp, nếu nói”trung”là trung kiếp, nói”tiểu”là tiểu kiếp.


Phàm phu mà vào được Bồ tát vị là việc không đơn giản. Như mình đây, biết chừng nào vào được Bồ tát vị. Từ Bồ tát vị cho đến Phật, tính bằng A tăng kỳ kiếp, không phải tính bằng số thường. Từ vô minh hoặc phải trải qua thời gian tính bằng A tăng kỳ.


Nếu trong kinh nói vị nào vượt thời gian để thành Phật, thì không phải vị đó thành liền, không cần mất thời gian. Nói như vậy là không đề cập đến thời gian tu tập, mà chỉ nói thời gian thành công thôi. Nói tốn ít thời gian nhằm sách tấn người tu không bị chán ngán vì thấy thời gian lâu dài quá; thực ra phải tuần tự tu như vậy. Nếu vượt thời gian thì làm sao có 57 bực như kinh Lăng Nghiêm nói. Qua mỗi từng bực phải dứt cái gì, thành công cái gì, được tam muội gì, được Đà la ni nào, phát được trí huệ th ế nào, rồi mới dứt được phần vô minh nào, lên bực Bồ tát nào, mà tới 57 bực Bồ tát như vậy. Không phải bực cầu thang của mình mà bước đi liền liền được! Lên một bực được bao lâu rồi, rèn luyện thế nào rồi, thành công thế nào, rồi bước lên nữa đến năm mươi mấy bực vào Bồ tát địa thì có Càn Huệ địa, 10 Tín, 10 Trụ, 10 Hạnh , 10 Hồi hướng, Gia hạnh, 10 Địa, Đẳng giác, Phật. Tất cả là 57 bực. Quý vị thấy thời gian như thế nào, không phải xa như vậy rồi chán ngán. Được Càn huệ địa Bồ tát là quý lắm rồi.


Như Ngài Thiên Thai Trí Giả là vị Tổ Pháp Hoa tông. Khi ngài sắp lâm chung, Ngài nói đáng lẽ tôi vào vị Thập tín, nhưng vì tôi lãnh đạo chúng sớm quá, làm lợi cho người mà mình bị thiệt. Vì lãnh đạo chúng thì công phu tu tập thiền định phải gián đoạn, lo lắng mọi việc, tạo tượng, làm chùa này, chùa kia, đủ thứ hết, rồi lo điều hòa chúng như thế nào; nên tôi chỉ đến bậc Càn huệ địa mà thôi. Kinh Pháp Hoa nói ở bực Càn huệ địa thì lục căn thanh tịnh, từ đó lên bực Sơ tín. Càn huệ địa hiện thân Phậ t ở 100 thế giới không có Phật, cũng hiện 8 tướng thành đạo và thuyết pháp như Phật.


Phật thì phải đủ 10 đức hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri… Phật Thế Tôn, không phải tự vỗ ngực xưng tên mình là Như Lai…


Có người nói được Thế Tôn rồi mới Chí Tôn. Chí Tôn là từ rỗng, không chỉ cho cái gì hết. Thế Tôn là bậc tôn quý của phàm phu mà cả các bậc thánh. Thế Tôn là bậc tôn quý riêng, Chí Tôn thì các ông vua tự xưng cũng được.


Sanh tử khổ lớn, phải gánh chịu quả báo. Quả nào cũng có nhân, đó là thế gian nghiệp. Muốn hết quả báo khổ, phải dứt nghiệp nhân của nó. Nhân không thì tất nhiên không có quả. Nhân là phiền não, phiền não thì vô tận.


Vì thế, muốn ra khỏi sanh tử của vô lượng vô biên chúng sanh là việc rất khó, nhưng phải quyết định dứt trừ cho hết. Đại chúng biết phiền não là nhân gây ra nghiệp, gây ra quả khổ như vậy, nên phả i dứt nó. Phiền não thì vô tận gồm có 1 kiến hoặc, 3 tư hoặc, cùng với vô minh hoặc. Nay muốn dứt nó, không phải muốn là được, mà phải làm cái gì để dứt nó. Những cách đó là phương tiện mà Phật đã dạy kỹ. Chỉ vì không thấy biết tâm tánh bổn lai thanh tịnh, nên tạo ra biết bao nhiêu là vô minh phiền não như vậy. Nghe đơn giản, nhưng khi có phiền não hoặc rồi thì rất phức tạp, vì nó bất đầu sanh thêm vô số phiền não khác.


Nếu phân tích kỹ, trong kinh nói có 84.000 trần lao. Trần lao là tên khác của phiền não. Phiền não nghĩa là làm phiền nhiễu, não loạn, làm khổ cho chúng sanh. Ngoài ra, phiền não cũng là sự biến đổi, ô nhiễm, nên gọi nó là “trần” tức là bụi. Nó biến đổi, ô nhiễm, rồi nó làm cho khó khăn, chướng ngại, khổ não, gọi là “lao”. Trần lao còn gọi là “hoặc” nghĩa là mê lầm, cũng là phiền não.


Phân tích thì có 84.000 phiền não trần lao, nên Phậ t cũng có 84.000 pháp môn để đối trị. Đại khái, nếu lấy loài người làm tiêu chuẩn, nói về sai ph ạm, thì có 250 thứ tội lỗi (Tỳ kheo). Thí dụ như không được sát sanh để đối trị việc sát sanh. Vì vậy phải có pháp môn để ngăn chặn những gì liên quan đến sát sanh; còn ngăn khơi khơi không thể được. Phải tu đại bi tâm, phải luyện tập đại từ tâm.


Từ một sai lầm nhỏ suy ra các sai lầm lớn, đại khái là 250 sai lầm đó cũng có mặt trong 4 oai nghi: lúc đi, lúc đứng, ngồi, nằm tạo thành 1.000 lỗi lầm. (4 oai nghi x 250 = 1.000) 


Chính thân mình có lỗi lầm thô hiệ n ra mà có giới c ấm ngăn. Nói v ề giới có giới tụ. Tụ thứ nhất là nhiếp luật nghi có 1.000 pháp lành phải rèn luyện. Đối tượng của pháp lành là pháp ác. Pháp lành hay thiện pháp ở tụ thứ hai là nhiếp thiện pháp, gồm 2.000 pháp lành. Ngoài ra, còn có những lỗi lẫm đối với chúng sanh, nên tụ thứ ba là nhiêu ích hữu tình. Như vậy 3 tụ tịnh giới có 3.000 pháp.


Lấy loài người làm tiêu chuẩn và lấy người xuất gia làm chuẩn rõ hơn 1 người tại gia, để thấy hết cái lỗi lầm lộ ra. Nghiệp thân có 3, khẩu có 4, tất cả là 7. Lấy 3.000 pháp (vừa nói) x 7 = 21.000.


Động cơ từ đâu có tên phiền não? Động cơ chủ chốt có 4 : tham dục, sân hận, ngu si và đẳng phần. Đẳng phần ngh ĩa là 3 thứ: tham dục, sân hận, ngu si đều có phiền não bằng nhau, không coi cái nào nặng hơn cái nào.


Lấy 21.000 x 4 = 84.000 trần lao phiền não. Đối trị phiền não phải có pháp môn. Nếu tham dục thì phải quán bất tịnh...


và còn cần quán thêm nhiều nữa mới đố i trị được. Đọc kinh Đại Bửu Tích thấy có nhiều hạnh của Bồ tát, mỗi hạnh là một pháp môn.


Pháp môn rèn luyện đã thành hạnh Bồ tát thì đối tượng phiền não mới hết. Mình hiểu rõ ràng tất cả, gọi là hiểu biết đúng và có thể dò biết được là công phu tu hành của mình đúng. Nếu đối trị được phiền não là đúng, đối trị không được là thực hành sai. Cũng giống như mỗi phiền não trần lao là người bệnh, mỗi bệnh phải dùng một thứ thuốc. Mình dùng thuốc không hết bệnh, mà còn bệnh thêm, nghĩa là đã dùng thuốc sai. Nếu bệnh hết hay giảm là dùng đúng thuốc.


Vì vậy, có hiểu biết chính xác, nhưng phải thực hành. Thực hành là thước đo sự hiểu biết của chúng ta và làm được là cả một vấn đề. Nhiều khi một người bình thường không hành đạo gì cả, mà lúc họ lâm chung, có đủ điều tốt hiện ra. Dù ta không thấy họ hiện tướng tu hành, nhưng thiệt họ đã tu, đã rèn luyện khắc phục thân tâm họ hằng ngày.


Có người làm như tu hành tinh tấn lắm, có danh vọng lắm, được gọi là ông Thượng tọa; nhưng khi ông ta lâm chung, không có gì tốt cả và mê muội. Có người bào chữa tại nghiệp đổ. Không phải nghiệp đổ gì cả. Nếu họ tu hành chân chánh, uống thuốc đúng mà bệnh sanh nhiều là nghĩa thế nào? Tu hành như uống thuốc mà lại thêm bệnh rồi bào chữa tại dồn nghiệp, dồn quả. Tu chân chánh thì không nên thốt lời đó; để lời bào chữa đó cho người không hiểu, vì mình càng bào chữ a là càng sai lầm. Phải xét xem mình có uống thuốc đúng hay không, tu hành chân chánh trang nghiêm hay không. Kết quả không tốt là biết thuốc không đúng rồi. Tôi nói như vậy là có c ả tôi trong đó nữa. Khó lắm! Cho nên phải biết phiền não trần lao cho rõ, thuốc phải cho đúng. Hễ biết bệnh mà dùng thuốc đúng thì nhứt định bệnh bớt dần dần rồi hết. Đó là điều quan trọng đối với người tu trong Phật pháp, phải chú trọng điều đó hơn hết. Nếu không, hàng ngày ở trong chánh pháp mà mình đi sai là thực hành tà pháp, không hiểu thuốc, không biết bệnh, chỉ phớt qua theo danh từ. Nói cho người khác nghe hấp dẫn, nhưng thực hành mổ xẻ bệnh thì mình khó biết lắm; nên cần phải nắm rõ pháp môn là vậy. Thí dụ trong lúc thực hành h ạnh từ bi, nhưng chưa hẳn là biế t rõ hạnh từ bi. Không biết rõ hạnh từ bi, làm sao thực hành trúng được. Mà trong đạo Phật lấy hạnh từ bi làm chánh. Thiếu hạnh từ bi không gọi là Bồ tát, Phật; thiếu từ bi là chúng sanh mà thôi. Từ bi trong phạm vi hạn hẹp chỉ là từ bi của Thanh văn nhị thừa, không phải từ bi của Bồ tát Đại thừa.


Như vậy bước đầu vào từ bi tâm, thấy đã khó, không phải chuyện dễ. Phải tập trung tư tưởng, dần dần vào chánh định về “từ”, nghĩa là được Từ tâm tam muội, không phải tán tâm mà tham thiền. Từ là ban vui, bi là cứu khổ ; từ bi là tình thương muốn cho người an vui, khỏi khổ. Vui là vui thế nào?


Tình thương bình đẳng là tình thương mà không có thương. Phải như vậy mới được. Vì tình thương mà có thương là đối với ghét. Tình thương không có thương là không có đối với ghét, gọi đó là tình thương bình đẳng. Điều này phải nắm cho được rồi thực tập như thế nào? Phải luyện từ từ, như đối với thân của mình, đối với người thân của mình, có bạn tu, đồng học.


Tập luyện tình thương này với người nào mình thương nhứt, rồi từ đó khai triển lên. Chọn một người chưa thương để tập luyện tình thương cho họ, thì khó lắm. Chọn ng ười nào mình thương nhứt r ồi mình tập trung tư tưởng, làm sao cái thương đó không có lợi dụng gì cả, không có sự luy ến ái gì cả. Luyến ái là ái, không phải thương của từ bi. Ái là có dục nhiễm, đó là ô trược, phiền não, không phải đức tánh thanh tịnh của Thánh. Đem tất cả cái vui củ a mình cho người đó, lấy cái vui của ng ười đó làm cái vui của mình, không còn chút gì trở ngại trong việc làm đó. Và ng ười đó hơi kh ổ là mình khổ. Với tình thương như vậy, không có nâng niu chiều chuộng, không có lợi dụng, không có danh tiếng. Phải tập trung tư tưởng nhiều để luyện được tâm mình như vậy.


Và kế đó, đến người thứ nhì mà ta thương nhứt. Ta phải rèn luyện tình thương giống như với người thứ nhứt, rồi đến người thứ ba cũng thế. Lần lượt nâng tình thương đến nhiều người, phải tập trung tư tưởng nhiều lần lên đến tộ t đỉnh từng người như vậy, cho đồng nhau, mới có sức nóng của chánh định từ tâm, như cây cọ lửa đã nóng lên.


Như Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát tập luyện, phải có thời gian, không cho thụt lùi, không cho mất. Mình cũng vậy, phải tập luyện, đừng gấp, tùy căn cơ của mình.

 

Từ người hợp tánh, hợp ý, ta tạo tình thương với họ dễ nhứt, cho đến phải tập trung tư tưởng để tạo tình thương với người mà ta không thương được. Tình thương tiến từ số không đến đỉnh cao là cả vấn đề.


Tiếp theo, mình nghĩ đến những người hơi khó thương. Tập trung tư tưởng để tạo tình thương với họ. Đến đây tập luyện gần thành rồi thì cũng phải tập đi tập lại cho tất cả các người ta hướng đến đều có đồng một tình thương như nhau.


Sau cùng đến hạng người mình ghét, cũng chia ra 3 hạng: ghét nhiều, ghét vừa, ghét ít. Trước nhứt, mình chọn người ghét ít để tạo tình thương với họ. Mình cũng tập trung tư tưởng tạo tình thương giống như người thứ nhứt (bậc thượng). Những người mình ghét cũng như gai trong mắt, tạo tình thương với họ khó lắm. Gặp người ghét ít xong, mới tiến đến người ghét nhiều. Với người ghét ít, cũng tập trung tư tưởng tạo tình thương lên đế n bằng như thương người dễ thương nhứt (thượng thượng). Trong cuộc sống thế nào cũng có những hạng người như vậy.


Rồi mình nhắm đến người ghét như đại thù, cũng thương họ như người dễ thương nhất. Ví như những ngườ i ngư phủ nghèo ở nước mình, họ gặp ác thú thì nhập Từ tâm tam muội làm cho ác thú cũng phải gục đầu theo và họ bước lên đầu nó để đi. Mình đem tình th ương cho người đại thù đưa lên đến tình thương bậc thượng thượng được, thì Từ tâm tam muội thành tựu. Lúc đó lên đến chánh định từ tâm, chứ không phải diệt trừ ác được. Không tập trung tư tưở ng thì không th ể lên chánh định từ tâm. Ở đây chỉ mới nói Từ tâm tam muội, chưa phải là chánh định từ tâm. Người tập trung tư tưở ng đ em Từ tâm tam muội cho tất cả chúng sanh. Người tại gia tu tập cũng đượ c, nghĩa là tình thương cho gia đình, hàng xóm mà không có phân biệt gì cả. Đem Từ tâm tam muội cho đến cả tỉnh, cả nước, cả thế giới, rồi đến tất cả pháp giới. Cả chúng sanh loài người, rồ i đến loài khác như chó, mèo là loài chúng sanh mà ta dễ tập nhứt và ph ải th ương cho được cả những loài v ật khó thươ ng. Rất khó, phải luyện công phu lắm mới được, nh ư những con ru ồi, muỗi, kiến khó thương. Như con muỗ i, ta đuổi mà nó cứ bay đến hoài, khó thương, hay con kiến cắn mình.


Tuy nhiên, quán thân của mình khi chết, nó thúi, không giúp ích gì cho chúng sanh nào. Nếu cho muỗi hút máu, nó no thì cũng không làm ác gì; mà mình nhờ thân này làm lợi ích cho chúng sanh, ban vui cứu kh ổ được cho con muỗi. Ông trờ i không thể cho máu, không ban vui cứu khổ được cho con muỗi. Mình làm như vậy thì lần lần được đại bi tâm của Đại thừa.


Nhị thừa cũng có từ bi tâm, đối với vật cũng có tình thương. Bồ tát Đại thừa cũng thấy nhàm chán chúng sanh, nhưng không xa lìa. Cái khổ không riêng mình, mà tất cả chúng sanh đều chưa thoát hết khổ, nên Bồ tát cũng dấn thân vào, không bỏ. Bồ tát ở trong khổ mà làm cho chúng sanh thoát khổ, làm không giới hạn cho đến cùng tận đời vị lai.


Nhị thừa thấy khổ , nên muốn mình và người cùng thoát khổ, màng ười không thoát khổ thì mình thoát khổ . Bồ tát thấy chúng sanh kh ổ vì phiền não, mà phiền não của họ không bao giờ hết. Thấy thế mà Bồ tát vẫn ở trong đó, nhưng không nhiễm.


Do đó, Bồ tát luôn được tự tại. Ở trong lục đạo, Bồ tát cũng sanh ra, lớn lên, làm việc, rồi chết. Nhưng Bồ tát nguyện tự tại để không trầm luân sanh tử theo nghiệp hoặc như phàm phu. Việc độ sanh rất khó, vì không phải lúc nào chúng sanh cũng nghe lời. Vui thì họ làm, lúc thì họ chống không làm. Nhưng Bồ tát vẫn tiếp độ dẫn dắt. Người nào chưa dẫn dắt được thì để đó, lần lần rồi dẫn d ắt và mãi mãi như vậy cùng tận vị lai. Như Bồ tát Địa Tạng nguyện: “Chúng sanh chưa thành Phật thì tôi chưa thành Phật”. Nh ư vậy là Bồ tát Địa Tạng thành Phật sau chúng sanh. Nhưng sự thật, Ngài không thành Phật sau chúng sanh đâu. Tâm hạnh Địa Tạng vẫn độ chúng sanh và chúng sanh thấy ông vẫn là Bồ tát. Khắp pháp giới đều thấy, như Phổ Môn Quan Âm.Bồ tát hiện 32 thân ứng hóa, khắp pháp giới đều có thân Quan Âm. Sức tự tại của Ngài do từ bi tâm mà thành tựu.


Mình luyện tâm từ bi đối với các loài chúng sanh, gọi là chúng sanh duyên từ bi; nghĩa là nhờ có chúng sanh làm đối tượng mà người hành đạo luyện được tâm từ bi vô lượng đối với khắp các loài trong pháp giới. Từ đó, ta trở thành vị Bồ tát. Thành Bồ tát không còn có nghiệp nữ nhân. Tuy nhiên, vì nguyện lực mà Bồ tát hiện thân nữ nhân. Bồ tát không có nghiệp người nữ, nghiệp nữ thì có báo của nữ.


Từ và bi đi đôi với nhau. Có tâm từ thì không sân, hận, thù; dễ sanh ra tình thương. Tâm từ trong sạch không có ái nhiễm, không lợi danh. Thự c hiện lòng từ hướng về các đối tượng: thượng, trung, hạ. Về đối tượng mà mình dễ khởi lòng thương (bậc thượng) cũng có 3 hạng: người mình thương nhất (bậc thượng), người mình thương v ừa (bậc trung), và người mình thương (bậc hạ). Về đối tượng bậc trung cũng có 3 hạng và với đối tượng là người thù, cũng có 3 hạng: thượng, trung, hạ. Đối với loài vật, tâm từ cũng hướng đến 3 đối tượng: thượng, trung, hạ.


Như vậy, có tất cả 9 phẩm đối tượng để mình luyện tâm từ. Đối với người mà mình hận thù nhất cũng đều khởi tâm từ đưa họ đế n an vui, khỏi khổ. Lấy chúng sanh (người, vật) làm đối tượng để phát tâm từ bi.


Lòng từ bi của bậc Thánh không có ngã, không có nhân (không có đối tượng). Mình còn đối tượng là từ bi thế gian, nên chưa phải Thánh.


Muốn được từ bi của bậc Thánh, phả i tu tập xóa bỏ ngã chấp, phải sáng tỏ, ngộ nhập vào thể tánh củ a tất cả pháp. Vì thể tánh của các pháp là vô ngã. Chưa nhập thể tánh thì ngã chấp chưa dứ t được. Th ể tánh của các pháp bình đẳng, không sai biệt (đồng nhất), còn tướng của các pháp có sai biệt. Người đã nhập vào thể tánh thì ngã không còn, tướng người cũng không có.


Muốn dứt trừ ngã chấp để được vô ngã cứu cánh, phải nhập vào thể tánh không sai biệt của tất cả pháp. Đối với tam thừa, từ “vô ngã”có khác nhau. Theo tiểu thừa, phải vô ngã để thành Thánh, trừ được chấp tướng ngã. Muốn vậy, trước hết trừ phân biệt vọng kiến (phân tích việc này việc kia). Thí dụ chấp có thân mình, có tên tuổi mình và cho ngã là mình. Có cái ngã là nhiều đời cho ngũ uẩn là của mình, là mình (câu sanh ngã chấp). Trừ được câu sanh và phân biệt ngã chấp là vô ngã theo nhị thừa.


Theo Đại thừa không phải chỉ bao nhiêu đó, vì muốn vô ngã phải nhập vào thể tánh bình đẳng do tu học tứ hoằng thệ nguyện của đại Bồ tát.


Có thể đi tắt, không đi từ phân biệt, câu sanh mới vào thể tánh rốt ráo bình đẳng vô ngã, để không còn nhân tướng, ngã tướng. Đi thẳng, để vào được vào thể tánh bình đẳng của tất cả pháp, gọi là đốn giáo Đại thừa. Như Thiền sư tu Thiền thấy tánh, thấy tâm, là minh tâm kiến tánh. Thấy tâm thấy tánh nghĩa là nhập vào thể tánh bình đẳng. “Nhập vào” thể tánh là “minh”, là “kiến”. Còn năng, còn sở, nghĩa là còn có “cái thấy”, “cái sáng”, “cái bị thấy”, “cái bị sáng”, hay còn đối tượng là chưa nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt. Có hai thứ là có sai biệt rồi, không phải bình đẳng vô sai biệt.


Chú ý ở mức tu, nếu một niệm sai thì tu nhứt định thành sai, không thành đúng được. Có người hỏi tụng kinh Kim Cang là rối tâm loạn trí, vì kinh Kim Cang phá tướng, phá ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả v.v… nghĩa trong kinh Kim Cang là vô tướng, mà nếu còn có tướng, nghĩa là thấy những cái sai biệt, có đây có kia, là trái ngược với kinh, thì tụng kinh Kim Cang như vậy không hạp rồi. Nếu người tụng kinh Kim Cang, lòng không để ý chấp việc này việc kia, tâm bình thường, không nghĩ việc gì hết, không nặng lòng về mình và người, không thắc mắc thì tốt. Còn có nặng lòng, chấp tướng thì không tốt. Gặp cảnh trái lòng sanh thắc mắc, gặp cảnh thuận lòng sanh ái nhiễm, không được lợi ích gì, mà lại sanh tật bệnh. Đó là mình phá mình, không phải kinh phá. Từ đó suy ra các việc khác.


Tụng kinh thì mình phải có ít nhiều tương ưng. Tụng như vậy mới lợi ích, mặc dù thực hành không đúng trọn vẹn ý kinh, nhưng cũng phải có phần nào tương ưng. Nếu không được một chút tương ưng nào thì cũng có gieo hạt giống phước cho tương lai, chứ không được lợi ích thiết thực.


Tất cả pháp Phật dạy đều đem lại lợi ích cho chúng sanh. Tại sao không đem lợi ích, mà có hại? Vì tâm khẩu trái nhau, nên không được lợi ích, đó là mình tự hại, chứ không ai hại mình. Như thuốc có loại thoa ngoài da, mà mình uống là làm ngược, làm cho mình bệnh thêm.


Phật nói pháp là thuốc, phải dùng đúng mới lợi ích. Pháp Phật có 84.000 pháp môn để trị bệnh 84.000 phiền não chúng sanh. Bệnh gì có thuốc nấy, phải biết rõ bệnh mới dùng thuốc đúng, hết bệnh. Vì vậy, người tu hành phải gần gũi thiện tri thức, không gần họ thì có hại; vì họ biết đúng bệnh và biết chỉ cách dùng thuốc.


Mình ở thời này thiện căn kém, không có phước đức nhiều, thời mạt pháp đã vào sâu rồ i. Nếu gặp ác tri thức hay tri thức thường, có hại, không được lợi ích. Thiện tri thức khó gặp, phải là bậc Thánh hiện thân, như xưa có Thiền Tổ gặp thầy đắc đạo. Bây giờ đi sâu vào mạt pháp rồi, thầy thiện tri thức là Hiền, là Thánh khó gặp lắm, không phải các vị bỏ mình tại mình phước kém, chướng sâu. Các vị hiện thân phải theo nhân duyên. Duyên chúng sanh đáng được gặp mới gặp, còn chúng sanh không có duyên gặp, dù các vị có đến, mình cũng theo người tầm thường. Mình thích người tà, người sai hơn, còn người chánh mình không thích.


Như vậy muốn không lạ c đường thì n ươ ng theo kinh mà thôi, nhứt định theo kinh, vì bây gi ờ kinh có nhiều rồi. Ngày xưa còn khó vì kinh phải chép tay, in bảng gỗ . Nh ưng lúc ấy thiện tri th ức đầy dẫy mà đến với các vị thầy đó, không cần kinh gì cả; họ chỉ d ạy mình là được. Bây giờ kinh phổ thông rồi, không có thiện tri thức thì mình phả i siêng, tìm hiểu kỹ lắm mớ i được; nếu sai một chút là có hại lớn. Như kinh A Di Đà nói “chấ p trì”, ít ai hiểu được. Phậ t nói không sai, tại mình không hiểu rõ. Nếu chấp trì đúng như kinh nói, nhứt định có kết quả.


Phải biết rõ bệnh mình, biết rõ pháp môn Phật dạy, biết rõ phương thuốc. Rồi phải siêng năng dùng thuốc đúng cách. Phải siêng năng lắm m ới được. Không siêng năng là dùng thuốc không đúng cách. Thí dụ 6 giờ uống thuốc mà 10 giờ mình uống là không đúng cách.


Bởi vậy, siêng năng là đúng phương pháp. Phật dạy pháp môn nào cũng phải tinh tấn, thiếu tinh tấn là không được rồi. Nên nhớ kỹ, biết rõ điều đó, biết rõ bệnh, biết rành thuốc, biết cách dùng, rồi phải siêng năng.


Giải đãi, phóng dật là tối kỵ với người học đạo. Giải đãi là không chịu làm cho nó tiếp tục thăng tiến, phóng dật là chạy theo sai quấy, trái ngược với thanh tịnh. Như vậy thì khó được lợi ích theo pháp Phật dạy.

 

Nếu người hành đạo có thể nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt của các pháp giới, lúc đó tự nhiên như vậy, mình và pháp chỉ là một mà thôi, là một thể tánh bình đẳng. Do đó, từ tình thương rộng lớn, trong sạch, đem lợi ích an vui và cứu khổ cho mọi loài cũng như cho chính mình. Ảnh hưởng đó khi nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt rồi thì tác dụng của sự ban vui cứu khổ không có giảm, mà nó mất tướng đối tượng mình và người; nên chúng sanh khổ thì tự nhiên đại bi làm cho hết khổ. Nếu chúng sanh muốn an vui thì tự nhiên sức từ lực làm cho an vui; không có sự phân biệt, suy xét, tâm niệm, nên gọi là pháp tánh duyên từ hay pháp tánh duyên từ bi.


Nói chung, từ bi là một, vì lấy pháp tánh là tánh thể của tất cả pháp bình đẳng vô sai biệt làm duyên để nó thể hiện tác dụng đại từ đại bi, cho nên gọi là pháp tánh duyên từ bi. Đó là mức đại từ đại bi thứ hai. Mức đại từ đại bi này mà thành là đạt đến địa vị của các Địa thượng Bồ tát, Pháp thân Bồ tát, không phải bậc thường.


Như đại chúng nghe nói bố thí tam luân không tịch chẳng hạn, không thấy người bố thí, không thấy người thọ nhận, không thấy vật, tiền của, hay phương tiện gì để mà bố thí. Không thấy ba cái đó, vì người bố thí luôn luôn ở trong pháp tánh, thể tánh bình đẳng vô sai biệt của tất cả các pháp. Vì thế, cũng có đầy đủ những việc như: mang đồ đem cho, cho người cần một cách tự nhiên, cần mặc thì cho mặc; nhưng vị đó không thấy người cho, người nhận, món đồ. Như vậy người đó bố thí không ngã, không nhân, không có ngã sở, vì họ nhập vào nơi tự nhiên, sống trong thể tánh bình đẳng vô sai biệt; không phải gắng gượng mà được. Nói theo Thiền tông, phải mình tâm kiến tánh, sống trong tâm tánh đó.


Minh tâm kiến tánh chưa phải đủ đâu, phải làm sao sống trong tâm tánh đó, không phải sống ở giả tướng. Mình bây giờ sống trong giả tướng, điều này thấy rõ; nên cần cố gắng làm sao để minh tâm kiến tánh rồi sống trong tâm tánh. Đầu tiên là không thấy giả tướng n ữa, rồi thấy tâm tánh, rồi phải hòa vào tâm tánh mà sống trong đó.


Khi đã vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt rồi thì tác dụng nó rộng lớn lắm; vì thể tánh vô lượng vô biên như hư không vậy, cho nên chỗ nào cũng có tác dụng của nó. Còn nếu có ngã, có nhân là hữu hạn, vì làm cho người này thì không làm cho người kia được, làm ở đây thì không làm ở chỗ khác được. Vào thể tánh vô sai biệt thì như h ư không, chỗ nào cũng có hư không, nên tác dụng của nó bao trùm khắp tất cả. Như quý vị tụng phẩm Phổ Môn thấy đức Quán Thế Âm Bồ tát, đối với chúng sanh đáng được độ thì có Bồ tát đến độ, độ đúng theo chỗ đáng độ. Như vậy trong khắp pháp giới, người cần thì vô lượng vô biên, Ngài đều thấy chỗ họ cần. Và Bồ tát Quan Âm đáp ứng cho tất cả chúng sanh được toại nguyện theo đúng cầu xin của họ. Thí dụ như chúng sanh rớt xuống nước, nếu nhứt tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát thì không bị nước cuốn trôi nhận chìm. Nếu khắp chúng sanh bị rớt xuống nước, tất cả chúng sanh ấy nhứ t tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm, thì tất cả cũng đề u được thoát nạn. Nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt tất cả pháp có tác dụng lợi ích không hạn lượng, không thể dùng tâm ý suy nghĩ được, không thể nói cho cùng được; nên trong pháp gọi là bất khả tư nghì. Bất khả tư là không thể suy nghĩ được, bất khả nghị (là nghị luận) nghĩa là không thể lấy lời, lấy văn, lấy chữ mà mô tả, mà đến v ới nó được. Chữ nghị mình đọc là nghì. Dùng từ đó chỉ rõ tác dụng của các thù thắng mà người ta có được.


Tác dụng bấ t khả tư nghị do đâu? Do nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt của tất c ả pháp, nên không có hai, như hư không; vì thế trong kinh lấy hư không làm thí dụ.


Trong kinh Kim Cang, Phật nói Bồ tát bố thí không cầu quả báo thì phước rộng lớn như hư không vậy. Câu đó mô tả Bồ tát sống, nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệ t của tất cả pháp; nên nhất cử nhất động gì đều như hư không bình đẳng vô sai biệt có ảnh hưởng rộng lớn, kết quả rộng lớn và phước đức của vị đó cũng rộng lớn, không có sai biệt hữu hạn.


Cho nên đường tu của mình đủ thấy nó rất xa, cần phải hiểu biết để làm mục tiêu hướng đến, nhờ đó mình không có tâm tăng thượng mạ n. Nếu không, thì mình có phước đức m ột chút ít gì, rồ i tự đắc, t ự cao, sanh kiêu mạn. Đượ c chút ít tưởng là nhiều, được nhỏ tưởng được lớn, được thấ p tưởng mình được cao, như vậy là tăng thượng mạn. Tă ng thượng mạn thì nhứt định ch ướng đạ o, nó ngăn trở đường đạo không thể tiế n được. Tăng thượng mạ n trong đạo chỉ là giả dối, không phải chân chánh. Trong kinh nói rõ như vậy. Khi nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt, t ạo thành pháp tánh duyên từ cho đến viên mãn cứu cánh, thì đó là “vô duyên từ bi”. Mình nghe ch ữ “vô duyên” thấy kỳ, như ng đến vô duyên từ bi thì chỉ có Phật mới được; ngoài ra không bậc nào được từ vô duyên.


Từ vô duyên nghĩa là không cần duyên gì hết, nó tự nhiên được như vậy. Tác dụng tự nhiên trong kinh nói là vô tâm ý, vô thọ hành. Không có tâm ý, không có thọ hành mà có thể thành tựu việc cứu độ hằng hà sa chúng sanh ở thế giới vô lượng vô biên.


Muốn rõ tác dụng của vô duyên từ bi, nên coi lại kinh Duy Ma Cật, bài kệ tán thán ở đầu kinh này như câu “Dĩ vô tâm ý, vô thọ hành, hàng phục tất cả ngoại đạo…”. Như vậy, chỉ dùng một âm thanh, một lời nói mà tất c ả chúng sanh đều tùy theo loại mình hiểu được. Như ông trời thì hiểu Phật nói tiếng trời, đâu phải Đế Thiên Đế Thích mà nghe tiế ng người. Cõi trời Quang Âm dùng ánh sáng làm tiếng nói thì thấy Phật dùng ánh sáng để nói. Cũng như loài người, mỗi nước đều có một thứ tiếng riêng, thì tiếng của Phậ t cũng theo tiếng của mỗi nước. Nhưng Phật đâu có nghĩ phân biệ t thế nào, chỉ nói một thứ thôi mà mỗi người hiểu biết được theo tiếng của mình. Trình độ hiểu cũng tùy theo căn cơ của mình Người ng ồi gần, người ngồi xa cũng vừa nghe. Đó là mục tiêu mình biết để tiến tu, vì mình là Phật tử cũng sẽ thành Phật, giống như đứa trẻ rồi sẽ thành người lớn.


Như Ngài Mục Kiền Liên ngồi gần Phật nghe như vậy, ngồi xa cũng nghe giống như vậy, ra khỏi Ta Bà cũng nghe như vậy. Cái gì của Phật đều bất tư nghì như vậy cả . Các vị Bồ tát nhập vào thể tánh bất khả tư nghì đều như vậy cả, nhưng giữa Phật và Bồ tát có hơi khác biệt một chút mà thôi. Thấy pháp môn Phậ t dạy được như vậy, mình phải cố gắng sao tiến tu giống như vậy.


Từ bi tâm có từ bi của thế gian và từ bi xuất thế gian, nghĩa là từ bi của phàm và từ bi của Thánh. Từ bi của thế gian là còn ngã, còn nhân, thấy có mình, có người. Mình luyện Từ bi tam muội còn nhân, còn ngã là từ bi thế gian. Nếu phá được ngã kiến, nhân kiến (ngã chấp, nhân chấp), được từ bi của tiểu Thánh (Tiểu thừa). Còn nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt là tâm từ bi của bậc Thánh Đại thừa, Bồ tát Địa Thượng; viên mãn cứu cánh đến vô duyên từ bi của Phật. Vì thế, việc tu hành của mình phả i nhận cho rành rẽ, mục tiêu, mục đích, thì bước đường tu của mình không sai, không ngã mạn, không có tăng thượng mạn; vì mình biết rõ đang đến vị trí nào, không phải ở thấp mà thấy mình cao, chưa được mà thấy mình được.


Đây là ảnh hưởng của Từ tâm tam muội mà tôi nói trong kinh. Tình thương thì lúc nào cũng thương, nh ưng Từ bi tam muội mà luyện được thì tác dụng của nó khó có thể lường lắm. Nhân như thế nào mà chúng sanh khỏi khổ được vui, trong trường hợp này tác dụng của Từ bi tam muội tự hiện lên, khả năng và kết quả của Bồ tát hành đạo tự nhiên như vậy.

 

Trong kinh nói Ngài Văn Thù nhập Từ tâm tam muội, ma vương thấy cung điện của họ đều lung lay, muốn sập, họ đứng không vững. Lần lần họ biế t là do Ngài Văn Thù nhập định. Họ chạy đến nơi Văn Thù ở thì m ới được yên, vui vẻ, an tâm. Từ tâm tam muội có tác dụng như vậy.


Tác dụng làm cho thiên ma, ma vương kinh sợ chạy đến khẩn cầu tha cho nó, nhân đó mới thuyết pháp cho nó nghe được. Gọi đến không đến, bảo nghe không nghe, lúc đó Văn Thù nhập Từ tâm tam muội không phân biệt; cuối cùng các ma quy y Phật pháp. Lợi ích như vậy. Vì nghiệp ma là nghiệp ác, vì phước báo thiên ma đã hết thì phải đọa tam đồ ác đạo. Nhờ Từ tâm tam muội mà chuyển được ma tâm, ma nghiệp thành thiện tâm, thiện nghiệp, nên hết khổ được vui. Đúng là kết quả của tác dụng từ bi. Ngài Văn Thù nhập Từ tâm tam muội không có tác dụng như vậy.


Quên được thân, quên được cảnh, chỉ vào một niệm đó thôi, gọi là nhứt tâm. Nhứt tâm đó là tam muội, là chánh định. Nếu còn có niệm thấy cảnh, thấy thân là chưa vào chánh định, tam muội. Phải tuần tự tu hành mới được. Nếu từng đầu mà tập trung tư tưởng quên thân, quên cảnh rồi thì về sau là vào chánh định được. Tuy nhiên, từ nhận thức như vậy đi đến kết quả là một việc khác, không đơn giản.


Vào được chánh định quên thân, quên cảnh, từ đó về sau, cứ trong định đi lần lần, chứ không phải tán tâm. Phải nỗ lực tu tập pháp Phật dạy, vì tất cả pháp môn đều nhằm dứt trừ cho được tán tâm ban đầu. Về niệm Phật cũng vậy, từ quên thân quên cảnh, chỉ một niệm. Niệm Phật nhứt tâm thành ra chánh định. Nhứt tâm là tên khác của chánh định.


Nhứt tâm là tâm chỉ có một, không có hai. Mình niệm tán tâm là có vô s ố, kể những cái sai khác. Đạt được nhứt như là cả vấn đề, phải tu luyện mới được; nếu không thì mình chỉ có ngôn ngữ, vă n tự, dù có hiểu biết cũng chỉ một ít, không phải là mục tiêu trong Phật pháp.


Mục tiêu, mục đích của Phật pháp, pháp môn nào cũng lấy chánh định làm gốc. Bố thí, trì giới cũng vậy, cũng lấy chánh định làm gốc, đâu phải giới thường. Như trì giới có luật nghi giới, có định giới, huệ giới. Từ tán tâm, phải nương vào giới luật đầu tiên để luyện tập, dù chưa phải là cái đích trong Phật pháp.


Bố thí cũng vậy, bố thí phát xuất từ tán tâm thì khác. Từ đó luyện tập dần lên, chuyên tâm nhứt ý lại, để tiến lần lần lên bố thí ba la mật. Cái nào c ũng có ba la mật đứng sau; không chánh định, chánh huệ, làm sao thành ba la mật.


Tất cả pháp môn Phật dạy từ hình tướng thông thường, từ tán tâm đưa đến chánh định, chánh huệ theo phạm vi pháp môn đó. Kết quả các pháp môn Phật dạy dù rằng hàng vạn hàng muôn, một pháp môn nào đi đến đích của nó thì cũng như nhau, không cần phải sử dụng tất cả pháp môn.


Tất cả pháp môn nào cũng lấy định và huệ làm kết quả. Đã vào giới, định, huệ thì đều có một vị bình đẳng. Nhưng tại sao có nhiều pháp môn vậy? Vì chúng sanh nhiều bệnh, có người nặng tình ái, nặng hận thù, có người đần độn quá, người thì lanh lợi quá, có người lơ đãng... Đạ i khái như thế, nếu nói chi tiết thì nhiều lắ m. Căn cơ phù hợp với pháp môn nào thì theo đó mau thành công. Nếu không biết că n cơ của mình ra sao thì phải tập. Thí dụ niệm Phật hợp thì niệm Phật, ngồi thiền hợp thì ngồi thiền, lạy Phật hợp thì lạy, tụng kinh hợp thì tụng… Nghĩa là nghiệ m xem làm cái đó, thân tâm mình có lợi ích hay không, lợi ích như thế nào và phiền não hằng ngày của mình được nhẹ đi.


Thí dụ tôi phân tích rõ vì đã trải qua, như gặp việc hằng ngày thấy nặng nề, phiền toái, bức rức, không biết làm sao cởi mở được. Như vậy, tất nhiên bị phiền não làm cho não phiền. Mình thử niệm Phật vài b ữa, nếu gặp cảnh cũ mà thân tâm được nhẹ nhàng; như vậy là hạp rồi, mình cứ tiếp tụ c niệm Phật. Nếu niệm Phật đúng mà không bớt phiền não là biết không hạp với pháp này, đổi sang ngồi thiền, yên lặng thì thấy thân tâm nhẹ nhàng, không bức rức, băn khoăn, nặng nề. Như vậy là hạp với pháp thiền thì tiếp tục áp dụng pháp này. Nếu ngồi tréo chân thấy bức rức hơn nữa là không hạp, thì qua pháp môn khác. Các thiện tri thức biết rõ căn cơ của mình mà chỉ dạy thì được kế t quả. Còn mình bây giờ phải nương theo kinh, đừng cố chấ p. Mình tu pháp môn gì cũ ng không nên bài bác những người tu các pháp môn khác, vì tất cả pháp môn đều của Phật dạy. Thiề n, niệm Phật, bố thí, trì giới đều của Phật dạy. Mình bài bác là bài bác pháp, bài bác Phật, tội này không nhẹ, nên lưu ý.


Trong kinh Phật nói không có tội nào nặng bằng tội chống báng pháp, nhứt là pháp Đại thừa, phải đọa Vô gián địa ngục. Đọc kinh Pháp Hoa, quý vị thấy rõ quả báo của người tùy hỷ, người chê bai kinh Pháp Hoa như thế nào. Quý vị biết quả báo đó không phải một đời, mà nhiều đời như vậy, thời gian không biết lúc nào hết. Phải cẩn thận lắm đối với pháp Đại thừa, phải kính trọng. Mình không làm cũng phải trọng, vì đó là phương thuốc vô thượng của Phật dạy cho chúng sanh. Nếu sơ ý một chút, mình chê người đó, kỳ thực là mình chê pháp, chê pháp là chê Phật rồi.


Chê pháp, chê Phật thì tội nặng, chính cái đó làm hại mình; vì người chê pháp, chê Phật, làm sao thành công được, phải cẩn thận. Thí dụ mình tu thiền được kế t quả tốt thì c ũng phải tán thành người niệm Phậ t. Vì biết đâu pháp đó hợp với người ta, mình tán thán là giúp tinh tấn, tịnh tâm cho người ta. Mình tán thán, niệm Phật là tán thán chánh pháp của Phật, cũng chính là tán thán Phật. Tán thán pháp và tán thán Phật được công đức rất lớn.



3. Pháp môn vô lượng thệ nguyện học


Mình phước ít, tội nhiều, nên sanh làm người ở thời kỳ mạt pháp. Nếu có thiện căn phước đức nhiều thì mình tiến lên thế giới khác rồi, chứ đâu phải làm thân người chịu tám sự khổ như nay. Trong đại hội, tôi có nói điều mình nghĩ trong kinh Hiền Ngu rằng các người thân cận hỏi Phật ông Đề Bà Đạt Đa ở đời là anh em chú bác với Phật, cũng thân thuộc lắm, trong đạo ông là đệ tử của Phật. Phật là thầy cũng xứng đáng lắm. Tại sao lúc nào ổng cũng luôn luôn hại Phật? Thật v ậy, ổng hại Phật, tới chết thôi. Phật nói đâu phải đời này mà vô lượng kiếp trước, ổng cũng hại tôi như vậy. Như kiếp xa xưa tôi làm con rận trong y ông Tỳ kheo. Lúc ổng nhúc nhích, tôi mới ăn, như cắn ngoài da vậy thôi; mà khi ổng yên lặng, tôi cũng yên lặng, nằm không nhúc nhích. Do đó ông Tỳ kheo không bị chướng ngại gì hết, vẫn để yên vậy cho tôi sống. Nhờ vậy tôi mập béo lắm. Bữa đó, có con bọ chét nhảy lên; nó thấy tôi béo mập quá, nó ham nên ở lại đó. Nhưng lúc nào ôn Tỳ kheo nhúc nhích thì nó nhát, nó sợ, nằm ép, không dám động đậy gì; mà khi ổng yên lặng, nó dạn, mới cắn. Lúc ổng yên lặng là ngồi Thiền, ổng ngồi thiền không được, nên đem y hơ lửa, hai đứa chết hết. Phật nói thời xa xưa vô số kiếp, báo thân tôi là con rận mà ổng vẫn theo báo tôi; đừng nói chi ngày nay, đời nào ổng cũng hại tôi.


Tôi đọc chuyện này cách đây bốn mươi mấy năm rồi. Tôi nghĩ trong kinh Phật nói rằng vô lượng vô biên kiếp trước mình cũng có đồng với Phật. Có Phật là có mình, báo thân Phật là con rận, Đề Bà Đạt Đ a là con bọ chét; thì lúc đó mình làm ông gì, con gì, không lẽ mình dưới con rậ n, con bọ chét nữa hay sao. Mình cũng có báo thân, biết đâu mình lúc đó là người, là trời, hay ít ra mình cũ ng trên mức con r ận. Tại sao con rận đó bây giờ thành Phật Thích Ca, còn Đề Bà Đạt Đa là Pháp thân ở cả nh gi ới bất tư nghì gi ải thoát. Còn mình lẹt đẹt là phàm phu sanh tử luân hồ i như thế này. Nếu mình không thức tỉ nh thì vô lượng vô số ki ếp về sau, mình cũng nh ư thế này, cũng lẩn quẩn, mãi lên xuống như thế này, gọi là luân hồi.


Trong kinh nói Phật Thích Ca không phải mới thành Phật, ngồi cội bồ đề cách đây mấy chục năm. Ngài đã thành Phật từ nhiều kiếp, nhiều năm về trước rồi, bây giờ chỉ ứng hiện thân ở thế giới Ta bà này độ chúng sanh. Tại mình không tu, đi trật đường, lẩn quẩn ở nơ i phàm phu, hoặc nghi ệp khổ, khổ sanh nghiệp hoặc, rồi hoặc nghiệp sanh khổ. C ứ vậy lẩn quẩn hoài mà không ra được. Bây giờ mình biết rõ Phật pháp, nguyên nhân của khổ báo, biết rõ pháp môn để thoát kh ỏi. T ại sao không n ắm cho vững để ra kh ỏỉ sanh tử luân hồi này, mà để kẹt mãi thế này (Xem Đường về Cực Lạc, phần tự thuật đầu quyển).


Mình cần lưu ý cẩn thận. Mình may mắn lắm, gặp Phật pháp trong thời mạt pháp. Trong thời kỳ mạt này, đã mạt rồi thì càng mạt thêm. Sau này chánh pháp của Phật càng đi lùi. Nếu chánh pháp không lần lần đi lùi thì Phật nói sai mà Phật không bao giờ nói sai, tại mình nghĩ thế này thế kia. Sau này trong giáo hội, hội hè rùm beng, cái cốt tủy trong đó lần lần phai hết, không còn được cái tinh túy nữa; lần lần nó sai làm sao mà nắm được. Bây giờ không nắm được, càng về sau làm sao nắm được. Mình phải cố gắng trong đời này, đừng bỏ qua.


Pháp môn vô lượng, mình không có tham vọng biết nhiều, nhưng cũng phải biết mộ t ít. Từ cái biết ít, lầ n lần mình tiến vượt thêm. Nên nhớ thệ nguyện học của Bồ tát không phải như cái học của mình; ngh ĩa là học đến đâu là làm xong đến đó và có kết quả đến đó. Còn mình thì học ào ào mà làm không được gì. Đó không phải là mục đích đức Phật ra đời dạy chúng ta.


Biết Phật pháp quý, không phải chỉ quý ở chỗ đó là con đường chân chính, sáng suốt để đưa mình ra khỏi sanh tử luân hồi đến Thánh quả giải thoát tự tại, đầy đủ thiện căn công đức; mà quý ở chỗ biết cho rõ rồi thực hành cho được thì những thiện căn công đức mới thành tựu. Nếu không làm thì không có kết quả.


Không làm thì không được gì hết, Phật ví như người suốt ngày nói đến ăn thì không bao giờ no, như người nói về phương thức làm bánh, như hình bánh vẽ trên giấy. Bây giờ mình đọc chữ, nghe giảng vậy đó thì không bao giờ có cái bánh thậ t trong tay để ăn cả. Mà rồi suốt ngày mình nói là các bậc A la hán có tam minh, lục thông, bát giải thoát; nói Bồ tát có bao nhiêu công đức, những lục độ; như Phật cũng vậy, có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, thập lực, tứ vô sở úy, thập bát bất cộng. Tất cả những công việc mình nói đó cũng như người lượm được quyển sổ tài chánh của ông nhà giàu, suốt ngày cầm đọc thì cũng không được một đồng nào, một món châu báu nào.


Do đó phải biết cho rõ, rồi phải làm đúng pháp. Thực hành được một pháp môn này thì qua một pháp môn khác. Cũng có những pháp môn khi thành rồi thì lại biết được những pháp môn khác. Nhưng phải tuần tự, từ được ít, đế n được nhiều, đầy đủ viên mãn. Nếu không thì mình chỉ học suông, cái biết cũng không biết đúng, vì có thực hành mới có kinh nghiệm, mới biết tới nơi tới chốn. Nếu không, chỉ là biế t trên văn tự . Vì thế Phật nói rằng hơn 40 năm thuyết pháp, Ngài không nói một câu nào, tiếng nào. Dù cái lý củ a Phật pháp vô thượng cao siêu, nhưng cái sự rõ ràng chỉ cho người học đạo thì Phậ t pháp không phải là lời nói, chữ nghĩa; mà Phật pháp là phải thành tựu được cái pháp đó.

 

Như vậy, Phật pháp không có ở lời nói, ở văn tự. Giống như tôi nói lửa nóng, viết chữ lửa nóng thì trong lời nói đó không có lửa, trong chữ viết không có lửa. Pháp Phật cũng vậy, lấy cái đó để suy gẫm ra, nên Phật thường dạy hễ nghe thì nghe cho thật rõ, nhớ cho kỹ, không để sai sót, gọi là văn huệ, tức cái huệ về nghe. Nghe rồi phải suy gẫm, để thành cái của mình, như nắm bắ t được trong tay vậy. Cái suy gẫm là tư, cũng gọ i là tư huệ. Vì khi đã suy gẫm rồ i, mình được một cái, có sáng kiến, có phát minh. Sau cái văn là cái tư, tu huệ. Nếu chỉ “văn” thôi thì không có lợi ích gì. Phật dạy rất kỹ, chỉ tại chúng ta không y theo đó phụng hành thôi. Sau bộ kinh nào cũng có “tín thọ phụng hành”. Mình thiếu phần này, chỉ nghe suông, “tín thọ” còn không có, huống chi là “phụng hành”. Như vậy làm sao thành công được.


Tôi nhắc nhở như vậy, điều cốt yếu quan trọng ở người học đạo là lời nào Phật dạy cũng đều là pháp môn cả. Phật mở miệng nói là thành pháp môn, thành pháp rồi. Tại sao gọi là pháp môn? Tất nhiên pháp là cái cửa vào đạo, từ đây mình biết pháp môn Phật dạy để đối trị trần lao phiền não của tất cả chúng sanh. Căn cơ chúng sanh có nhiều, do đó trần lao phiền não có nhiều thứ. Pháp môn c ủa Ph ật cũng theo đó để đối trị, như đại khái có hai thừa pháp ở thế gian còn trong vòng sanh tử luân hồi và pháp ba thừa xuất thế. Nếu làm được pháp xuất thế là ra khỏi sanh tử luân hồi.


Hai thừa thế gian là nhân thừa và thiên thừa. Tại sao ở thế gian có lục đạo là trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Đại khái có sáu loài nhiếp hết tất cả loài chúng sanh trong vòng sanh tử, mà chỉ có hai thừa pháp Phậ t dạy cho nhân thiên; vì các đường kia thuộc về đường ác; còn nhân thiên ở nơi thiện. Do đó Phật dạy đạo lợi ích thì dạy lành, dạy thiện thôi, nên Ngài dạy về nhân thừa, thiên thừa. Thí dụ nếu người giữ đúng ngũ giới thì nhất định được thân người. Nếu giữ không đúng năm điều đó, không bảo đảm được thân người, sẽ sa vào bốn đạo kia. Do đó, giữ năm giới để thoát khỏi nghiệp quả bốn đạo không thiện kia, để vững đường thiện ban đầu này là thân người.


Nếu mình không sát sanh là giữ được một phần của đạo người, có thân người ở đời này và đời sau. Nếu được như vậy, lại phóng sanh cứu khổ con vật hoặc con người. Có thể đối với người hại mình, mình dư sức hại lạ i, nhưng lại thả họ đi; hoặc mình tìm cách, hay dùng tiền mua chuộc, dùng thế lực để tha họ, có nghĩa là phóng sanh cho người, không phải chỉ phóng sanh cho loài khác. Nếu mình phóng sanh các loài thì được lợi ích rộng lớn lắm, vì cuộc sống xung quanh mình có không biết bao nhiêu sự rình rập, sẵn sàng giết hại lẫn nhau. Những kẻ bị hại được thả ra là họ được lợi rồi và những người làm hại cũng thoát được tội sát hại, thoát khỏi khổ vì tội đó.


Giữ giới thứ hai không trộm cướp, mà còn bố thí, cúng dường, giúp đỡ những người thiếu th ốn và cả loài vật, sẽ được thiện căn công đức. Hồi hướng thiện căn công đức đó cho đạo xuấ t thế thì được thiện căn công đức về xuất thế. Vì thế nên lưu ý điều đó và lấy đó để suy ra các việc khác.


Thừa thứ hai là thiên thừa, theo đó Phật dạy các pháp để giữ vững được thân trời hay được thân trời vị lai. Đại khái có thập thiện nghiệp, ngoài ra chi tiết rất nhiều. Thập thiện nghỉệp bao trùm cả nhân thừa, vì có thiện ở nhân thừa rồi mới cộng thêm nữa đến thiên th ừa. Thiên thừa có y chánh báo cõi Sắc và cõi Vô sắc thì trên thập thiện của thiên thừa cõi trời Dục, vì ở đó đã thành tựu 12 thiền định.


Thật vậy, muốn được quả báo của cõi Vô sắc phải tu tứ thiền, tứ định, tứ vô lượng tâm. Thành tựu th ập thi ện và 12 định đó gọi là định thế gian hay thiền của thế gian; đó là tột đỉnh của pháp thế gian. Nếu thêm lên nữa là pháp xuất thế gian, ở pháp xuất thế, người đó phải trọn vẹn nhân thừa và thiên thừa, cho nên các bậc tiến lên Thánh vị đề u phải tu nă m giới, thập thiện, tứ thiền, tứ định, tứ vô lượng tâm. Nếu ta không bước nấc thang dưới này, làm sao lên nấc thang cao hơn được.


Do đó, người học đạo phải có giới điều và những thiền định như vậy. Từ mức đó bước lên tam thừa. Pháp tam thừa xuất thế gian này có pháp Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, pháp Bồ tát. Đại thừa Bồ tát nối hai thừa: Tiểu thừa (Thanh văn thừa) và Trung thừa (Duyên giác thừa). Ta đừng ngại tiểu thừa và trung thừa, vì hai thừa này được nói đến trong kinh; mà kinh nói là Phật dạy rõ ràng, không vì tự ái hay vì lý do gì mà giấu nó.


Trường học của mình cũng có 3 cấp: tiểu, trung, đại; pháp Phật cũng có tuần tự như vậy. Vị Thánh xuất thế ở bậc tiểu, bậc trung thì kết quả ở hạng tiểu, hạng trung, là đại thì kết quả hạng đại. Trong kinh Duy Ma Cật ghi các Thanh văn và Bồ tát đến thất của Duy Ma Cật thấy việc làm của đại Bồ tát. Các vị tiểu thừa A la hán khóc như mưa, vì thấy việc làm của Bồ tát mà vô lượng kiếp họ làm cũng không được.


Thấy Tiểu thừa và Đại thừa rõ như vậy thì mình đừ ng ngại. Nếu có người vì tự ái nói thì mình đừng cãi với họ, vì trong cuộc đời này chấp ngã lớn lắm. Tự là ngã, tự ái là ngã ái. Trong Phật pháp ngã ái là điều bị cấm, người tu phải diệt trừ nó trước nhất. Vì vậy, mình học đạo không nên nói tự ái, người đời nói được. Học đạo mà không trừ ngã ái thì nhứt định không được gì, mà còn để nó lớn thêm nữa là nghĩa sao?


Trong tam thừa, mình nghe nói rằng Tứ đế hạn cuộc cho Thanh văn thừa, Thập nhị nhân duyên hạn cuộc cho Duyên giác thừa (Trung thừa) và Lục độ vạn hạnh cho Bồ tát thừa (Đại thừa).


Nhưng nên nhớ Đại thừa phải tu đầy đủ các pháp: Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ vạn hạnh; không phải tu Lục độ vạn hạnh, rồi bỏ Tứ đế, Thập nhị nhân duyên. Đường đời như bài toán phải từ cộng tr ừ nhân chia, rồi tới phân số, đại số. Nếu nghe đại số rồi làm đại số, bỏ cộng trừ nhân chia không học, thì làm sao được.


Người tu Đại thừa phải tu tập tất cả pháp của Tiểu thừa, Trung thừa và Đại thừa mà mình đang luyện tập. Ví dụ như Bồ tát tu tập Tứ đế thì Tứ đế vẫn là Đại thừa Tứ đế. Cũng giống như quý huynh đệ học trường đời, tốt nghiệp Đại học thì người đó cũng có làm toán cộng trừ; nhưng là cộng trừ của người đại học.


Do đó, Bồ tát cũng phải tu tập Tất cả pháp. Mình thuộc Đại thừa Phật giáo phải hiểu điều đó, phải tôn trọng các pháp Tiểu thừa, tôn trọng giới Tỉểu thừa, hình thức Tiểu thừa; vì đó là những điều mà mình phải học, phải làm. Nên hiểu rõ cái đích là Đại thừa, tức thành Phật, không phải cái đích ở A la hán, Tu đà hoàn; trong khi Tiểu thừa đặt cái đích ở Tu đà hoàn cho đến A la hán mà thôi. Người ta gọi A la hán là Phật, vì theo họ, cái đích tới đó là cao nhất rồi.


Nói mình Đại thừa Phật giáo, nhưng sự thật cái được của Tiểu thừa, mình cũng chưa được đâu. Thí dụ không có ai vỗ ngực xưng là tôi được Tu đà hoàn, vì việc đó không dễ đâu. Khi được quả Tu đà hoàn, có hiện tượng gì trước nhứt? Vị Tu đà hoàn đã vào dòng Thánh, nên hiện tượng trước nhứt mà vị đó biểu lộ là “ly ngộ sát” (không giết lầm). Người còn giết lầm là biết chưa được bậc Tu đà hoàn.


Vị Tu đà hoàn được đạo lực tự nhiên như vậy, vì quả đó có khả năng, có công đức hiện ra; không phải cái suy nghĩ vì suy nghĩ thì không còn lầm nữa. Giáo hội ngày xưa chia ra từng cấp bậc theo tuổi hạ lớn nhỏ để gọi là Thượng, Trung, Hạ tọa bậc Thánh. Vị đắc quả Tu đà hoàn có tuổi hạ bao nhiêu chăng nữa, các vị kia cũng phải nhường, dù tuổi hạ lớn cũng thua vị Tu đà hoàn nhiều. Khi vị Tu đà hoàn chỉ có một, hai hạ, có thể là Sa di, nhưng người 20, 30 tuổi hạ cũng không dám ngồi trên.


Nhưng làm sao biết được để tôn lên hàng Thượng tọa? Dĩ nhiên vị này phải biểu lộ điều trước nhứt là “ly ngộ sát”. Thử như thế nào để biết là ly ngộ sát? Vị đó nếu đi ngang bầy kiến, chân không chấm đất, không đạp lên bầy kiến. Tự nhiên đạo lực của vị Tu đà hoàn có tác dụng như vậy, trong kinh gọi là đạo lực của Tu đà hoàn nhậm vận, nghĩa là nó tự nhiên ly ngộ sát. Thân của Tu đà hoàn từ đầu đến chân có ảnh hưởng cách chúng sanh bị hại là 3 tấc tàu (10 phân). Dù cho vị đó cầm cuốc cu ốc đất, con trùng con cũng cách lưỡi cuốc 10 phân, do đạo lực của người đó như thế, không bao giờ đụng vào nó.


Vị Tu đà hoàn cũng hiện thân là Sa di, cư sĩ, làm đủ việc. Vị này còn thân trong loài người, loài trời nhiều lần mới thành La hán ra khỏi tam giới. Nếu vị đó cu ốc con trùng đứt làm hai thì không phải là Tu đà hoàn, chỉ là phàm phu chư a có quả nào trong bậc Thánh. Nên lưu ý điểm đó. Thậm chí người ta còn thử Tu đà hoàn như thế này: Để những con vật đó trong vũng bùn, nếu đạp vũng bùn đó, các con vật sẽ chết. Nhưng tự nhiên chân vị Tu đà hoàn không dụng bùn, tự nhiên chân vị đó cách con vật, không phải cách bùn. Nếu không phải Tu đà hoàn thì chân lún xuống bùn, nếu là Tu đà hoàn thì chân không lún bùn và chân cách con vật 10 phân. Như vậy quý vị thấy bậc Thánh khác phàm phu lắm.Đó là một điểm nhỏ trong các điểm khác, quý vị cứ lấy điểm đó để nghiệm thì biết rõ liền mình có ở Thánh quả nào hay không.


Điểm đầu tiên mà mình chưa có thì biết mình chưa có gì cả. Đó là cách thử dễ lắm để biết mình tới đâu.


Nếu tự xưng là A la hán thì bắ t vị đó phải có thần thông thập bát biến, hiện thân lớn, hiện thân nhỏ, một thân biến thành trăm ngàn thân, trăm ngàn thân hiệp thành một thân, đi trên nước như đi trên đất bằng, đi trên không như đi trên đất, trên đầu ra lửa, dưới chân tuôn nước... Đủ thập bát biến như vậy mới là A la hán, thiếu một cũng không được.


Vì vậy, đọc sử quý vị thấy sau khi đức Phật nhập diệt, Ma Ha Ca Diếp triệu tậ p các A la hán trong động để kiết tập kinh điển. Các việc phân chia xá lợi, xây tháp là việc c ủa cư sĩ làm, không phả i việc củ a mình. Để giữ được pháp thì phải kiế t tập kinh điển. Kiết tập lúc đó là đọc bằng miệng, không ghi trên giấy. Ai nhớ thì đọc thuộc lòng. Nhưng các vị A la hán, mỗi người chỉ nhớ được một ít, chỉ có Ngài A Nan nhớ tất cả lời Phật dạy trong đời, như chai nước này rót qua chai nước kia không một giọt ra ngoài. Ngài A Nan giữ gìn lời Phật nói cũng như cái chai giữ nước vậy. Nhưng Ngài A Nan không được dự vì còn hữu lậu, chưa phải là A la hán. Ngài A Nan thấy buồn, trong đêm đó ráng tu tập. Ngài đã đắc quả A na hàm, chỉ chưa chứng A la hán, nên chỉ tinh tấn trong một đ êm đó thì Ngài chứng A la hán. Ngài liền đi đến gõ cửa động, xin vào dự hội. Ngài Ca Diếp biế t A Nan đã đắ c A La hán, nhưng mu ốn thử cho các người d ự hội thấy đúng như vậy. Ca Diếp liền bảo A Nan nếu th ật là A la hán thì cần gì phải mở cửa, tự nhiên ở ngoài bước vô thôi. Tự nhiên bước vô, đâu cần mở cửa, thần thông của A la hán như vậy đó. A la hán là vô ngại, nên đối với địa, thủy, hỏa, phong không sợ gì.


Pháp môn của Phật phải học, phải hiểu, phải biết, phải làm, phải được. Dĩ nhiên mình phải làm, nhưng được thì tự nhiên nó hiện ra rõ ràng, không phải được mà ngầm ngầm không thể hiện bên ngoài. Như vua A Dục khi tin Phật pháp, lập thệ nguyệ n là tất cả vị xuất gia, không luận người đức lớn hay đức nhỏ, Ngài đề u đảnh lễ riêng từng người một, không phải chỉ lễ chung. Có ông Sa đi đi vào rừng vắng, vua được báo vội vàng tới đó lạy. Lạy xong 3 lạy, ông nói: “Thưa Ngài vì tôi có lời nguyện cho tâm được an, do đó tôi đảnh lễ Ngài, xin Ngài đừng nói cho người khác biết việc này”. Ông Sa đi 7 tuổi đó nghe nói như vậy liền nhìn qua lề đường thấy cái bình bể mà người ta liệng bỏ bên lề đường. Ông vén y bước vào bình bể đó rồi bước ra, làm như vậy 3 lần mới nói với vua:n”Bệ hạ có thấy, nhưng đừng nói cho ai biết. Lúc đó vua Dục liền cúi xuống lạy nữa và nói: “Thật Ngài là bậc Thánh mà tôi không biết”. Thánh là vậy đó.


Hoặc câu chuyện các ông Sa đi tắm sông giỡn rần rần, vua Ba Tư Nặc mới nói với bà Mạt Lợi phu nhân rằng: “Thầy của bà đó”. Bà đành lặng thinh. Nhưng mấy người dưới đó biế t chuyện, nên tắm xong lên bờ đắp y ngồi xếp bằng, rồi để cái bát ở đằng trước, tự nhiên bay lên hư không. Khi họ bay ngang qua thì bà hoàng hậu liền nói với vua: “Bệ hạ thấy không, thầy của tôi đó”.


Nói để thấy Phật pháp rất đáng quý trọng, để mình bỏ tánh tăng thượng mạn, chưa được mà nói được. Chưa đắc được quả Thánh, còn là phàm phu sanh tử thì phải cẩn thận, thân người khó bảo đảm lắm, không phải dễ đâu. Khi đắc được quả vị nào thì nó phả i hiển hiện rõ ràng, như người tu tập được sơ thiền là tứ duy, tứ đại cõi Dục trở thành tứ duy, tứ đại cõi Sắc. Cái thân của họ thấy y như vậy, không có gì khác hết, nhưng tính chất bên trong đã thay đổi rồi. Tính chất hiệp lại tạo nên thân của người đó là tứ duy (sắc, hương, vị, xúc), tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong), đã đổi thành cái chất của cõi Sắc, chứ không phải cái chất của cõi Dục trước đó nữa.


Nếu mình không biết thì ngạc nhiên tại sao có vị tổ bị chặt đầu mà không thấy máu phun ra, lại thấy sữa trắng. Vì đó là Thánh, thân của họ như loài người, mà chất cấu tạo không phải của cõi Dục này nữa; chất đã thay đổi khác rồi, nên thân không phun ra máu, mà nó trắng như sữa vậy. Lưu ý việc đó trong kinh dạy rõ ràng, vì mình không gặp hay là học chưa tới, chưa hiểu rõ được các điểm đó. Phật dạy tỉ mỉ lắm, còn việc học của mình không được nhiều. Dầu kinh sách được giảng rộng, thuyết nhiều, nhưng không đ i sâu vào cái rõ ràng. Ở đây tôi nói cái rõ ràng cho huynh đệ nghe. Như quán Thập nhị nhân duyên thì quán hạnh làm sao? Không phải đơn giản. Quán vô minh không phải quán người khác, mà quán chính thân mình đây là thập nhị nhân duyên. Nh ư tôi có sanh, có lão rồi, từ vô minh tới đây có đầy đủ hết, chỉ còn thiếu cái tử nữa thôi, chứ không còn thiếu gì nữa. Do đó mình quán chính mình đây, đầu tiên là quán vô minh.


Phật dạy quán vô minh như thế nào? Mình quán đời mình về quá khứ, vì từ đó nó bắt đầu. Thân trước của thân này là thân trung ấm. Từ thân trung ấm sanh ra niệm ái, niệm dục mà Phật dạy đó là vô minh của đời mình. Do niệm dục ái mới làm cho chất tứ đạ i, tứ duy hòa h ợp (tinh cha, huyết mẹ; nói huyết mẹ chứ đó là cái noãn tinh của bà mẹ). Hai cái đó hợp lại thành một. Ban sơ nó là hai, nhưng do niệm dục ái làm cho hai cái đó hiệp lại thành một; trong kinh nói nó lớn như hột đậu (tùy theo đậu). Con người có người lớn người nhỏ, hột đậu cũng vậy, có hột lớn hột nhỏ. Rồ i do nhờ sức thân lực của bà mẹ mà nó lên xuống (khí lực của bà mẹ thở lên xuống). Nó cứ ngày biến một lần, 40 lần 7 như vậy là đúng 9 tháng 10 ngày. Trong kinh nói lúc đầu là ca la lả, mỗi 7 ngày biến một lần, đều có tên. Phật nói đủ những việc trong thai, có 40 tên như vậy, không phải dễ nhớ được. Cái đầu của 12 nhân duyên mà mình không nhớ, rồi cả vấn đề phức tạp, đâu phải chuyện dễ. Do đó, mình phải biết đủ, rồi ngồi tập trung tư tưởng lại, không còn nghĩ việc gì khác nữa, cũng như người nhập định vậy. Đem cái niệm đó của mình ra quán, đối với thân trung ấm người nam, người nữ có niệm dục ái đó. Mình quán tưởng như vậy, rồi có ra ca la lả lúc tuần thất ban đầu, nó lần lần tăng trưởng lên, rồi sau đó nó hiệp thành sự sống. Có thần thức của thân trung ấm vào trong đó, tức cái nghiệp của đời trước duy trì cho nghiệp đời kế, gọi là mạng căn thọ noãn thức. “Thọ” là thời gian sống, chỗ khác gọi là có hơi ấm. Nếu không có hơi ấm thì nó rã, không sống được và chủ chốt là thần thức.


Rồi phải tập trung tư tưởng, vì vậy định lực phải nằm trong thọ noãn thức, cái định lực nằm trong cái hột mà tinh huyết hợp lại một như hột đậu, không có niệm nào khác tản ra. Nếu không nhập định thì không thể được, suy nghĩ này suy ngh ĩ kia lộn xộn hết rồi. Cho nên tu tập Thập nhị nhân duyên này đạt đến bậc Bích chi Phật, Duyên giác không phải bậc thường được.


Huynh đệ thấy kết quả đó, rồi mới tư duy qua “hành”. Từ vô minh, hành, đến thức phân biệt mà có cái hiện tại, chứ không phả i thần thức đầu tiên từ thân trung ấm nhập vào. Rồi từ đó đến “danh, sắc, lục nhập, thọ... đến sanh”. Trong kinh dạy tỉ mỉ lắm, đó là cả vấn đề phức tạp, không phải chuyện dễ. Theo đó mà quán là quán thuận, thuận là từ vô minh cho đến sanh, lão, tử; rồi quán nghịch trở lại để trừ diệt. Nếu thuận thì sanh tử luân hồi mãi mãi, quán nghịch để trừ diệt, để biết quả do nhân mà ra. Nếu nhân không có thì quả không còn, quả không sanh ra.


Đó là đại lược về quán Thập nhị nhân duyên phức tạp như vậy. Bất cứ pháp môn nào Phậ t dạy đều có sự phức tạp, cho nên cần học kỹ, nhớ cho rành, theo đó tu tập cho đ úng. Phật d ạy các pháp môn xuất thế đều phải có định lực, nếu không có định lực là không thành được gì cả. Vì do niệm m ới tư duy; nếu tán tâm thì niệm lạc hết, nên kết quả thành là nhờ niệm lực.


Thí dụ đại lược danh từ Tứ đế (khổ, tập, diệt, đạo) là cả vấn đề, không phải chuyện thường. Phật nói đây là khổ, đây là tập, đây là diệt, đây là đạo; các ông phải biết. Nhưng biết thế nào là khổ, cả vấn đề. Phải biết cho rành, biết chừ ng nào nó nhàm, ghê sợ. Nếu biết sơ sơ như mình, nó còn ham thêm nữa, chứ đâu có sợ, có nhàm. Biết đến chừng nào không có niệm quyến luyến đến nó nữa. Phải sợ, phải nhàm, mới nghĩ đến khổ này từ đâu có ra. Nhân của khổ mình thường gọi là phiền não; nó làm chủ, nó gây nghiệp mới có cái khổ là quả. Mà đã biết nhân rồi thì phải trừ cái nhân đó cho hết cái khổ, mới là chứng quả “diệt”.


Muốn được quả Niết bàn tịch diệt như vậy, tất nhiên phải làm cái gì trừ được nhân đó, chứ không phả i muốn là được. Tấ t c ả đạo hạnh phải tu đại khái có 37 phẩm trợ đạo (4 niệm xứ, 4 chánh cần, 4 như ý túc, 5 căn, 5 lực, 7 giác chi, 8 chánh đạo).


Khởi đầu tu tập 4 niệm xứ không phải chuyện thường. Nếu không vào chánh định thì không thể quán được. Cái quán đó phải phát trong chánh định. Như quán thân bất tịnh, phải quán làm sao thân dơ nhớp từ ngoài da đến trong xương, tủy, lục phủ ngũ tạng rất là dơ. Bây giờ ai thử lấy dao rạch da mỏng bên ngoài quẹt lên mặt người khác coi họ chịu không. Chắc chắn không ai chịu, máu tanh hôi dơ quá, chứ phải thường đâu, phải rửa sạch thôi. Còn trong người chứa phân, nước tiểu đầy hết, không có gì là không tanh hôi. Thân của mình chết rồi thì còn thúi hơn nữa, không có xác của con thú nào thúi bằng xác người. Tôi biết rõ vì nhà ở bờ sông, con trâu chế t sình ở sông, người đi trên bờ cũng không sao, mà có thây ma thì cách 50 – 70 thước là không chịu nổi mùi rồi.


Mình thấy con người lúc sống đã dơ, chết cũng rất dơ, dơ nhớp lắm, không phải chuyện thường. Rồi phải quán sao từ dơ đến dòi tủa ra, rã ra thành những đống máu mủ, đến lòi xương, đến xương tan ra. Cả vấn đề mà phải quán như trong kinh nói rõ là nhắm mắt, mở mắt cũng thấy rõ ràng như vậy, chứ không thấy gì khác nữa.


Nếu người đó nhập vào cái quán như thế thì dầu sấm sét nổ một bên cũng không nghe, dầu có mùi thật thơm nổi lên cũng không biết. Nếu lúc đó thấy xương trắng thì chỉ thấy xương trắng mà thôi, không thấy cái gì khác nữa. Quán thân bất tịnh là như vậy, không phải chỉ nói suông. Quán thân bất tịnh tới mức tham tâm mất di. Mang cái thân bọc thúi như vậy đây, dơ thế này, thử ba ngày không tắm coi ai dám đến gần không. Nó như vậy, nói chi trong đó lòi ra thứ gì. Phải quán như vậy, không phải quán sơ sơ là được.


Rồi tới quán “thọ thì khổ”như thế nào? Kinh Pháp Hoa nói: “Tất cả là khổ, chúng sanh mê lầm lấy khổ làm vui”. Chẳng có gì là vui, toàn là khổ, phải quán làm sao thấy thực cái khổ đó. Thí dụ như quán tâm vô thường thì nhận thấy tâm của mình, rồi thấy nó vô thường. Nhưng không thấy tâm mình, làm sao thấy nó vô thường được. Mà cái tâm còn lăng xăng lộn xộn thì làm sao thấy tâm được. Vì vậy, phải trụ định, có định tâm mới quán tâm vô thường được. Và kế đến là quán pháp vô ngã.


Trong Tứ niệm xứ có quán riêng biệt từng phần mà được cái riêng đó, như người được định thấy bất tịnh, thấy trong định như vậy, cho đến thấy vô ngã. Có cái riêng là biệt tướng niệm xứ và tổng hợp những riêng biệt này thành tổng tướng niệm xứ.


Những phiền não tập khí của mình khó trừ lắm, nếu không quán cái phiền não đó, cái tham, sân, si, mạn, nghi, phú, hận, não, tật, xan… khó trừ lắm, không phải dễ đâu vì những thứ đó có sẵn một cách sâu thẳm, cứng rắn, bền bỉ. Nếu không dùng pháp đối trị thì khó mà trừ được nó.


Qua Tứ niệm xứ tới Tứ chánh cần, nếu ta cứ đọc như thế này: “Việc ác đã có ráng trừ, việc ác chưa sanh đừng cho nó sanh. Việc lành chưa có thì cho nó sanh, sanh rồi cho nó tăng trưởng”. Cứ đọc như vậy hoài, ác vẫn còn, thiện vẫn không có. Phải làm cách nào chứ.


Có những ác thế gian và những lỗi mà bậc Thánh vẫn còn, cho đến cái thiện cũng vậy, có cái thiện thế gian và thiện xuất thế gian. Phải làm sao để ác được ngăn trừ, làm sao cho thiện sanh ra. Thiện căn công đức sanh ra không phải là chuyện thường, dễ đâu. Phải học, phải siêng năng, phải luôn luôn không rời, phải làm sao tăng trưởng nó lần lầ n. Mình phải có khả năng thật sự như vậy, nghĩa là nó tự nhiên ngăn ác, dứt ác, tự nhiên nó sanh thiện và giữ thiện. Không sanh thiện là không được rồi, cho nên trong Tứ chánh cần, cái sanh thiện là cái mở đầu. Nếu có thiện sanh thì ác không sanh được, thiện sanh thì ác tự nhiên dứt.


Trong Tứ niệm xứ, vô ngã đứng đầu; cho nên có người tu tắt quán vô ngã, không quán cái kia. Nếu quán vô ngã thì các pháp quán kia nằm trong vô ngã, nên không cần phải quán nữa. Vì vậy mà ngã đứng sau, nhưng chủ chốt của nó là vô ngã.


Tứ chánh cần cũng vậy, dứt ác, ngăn ác, sanh thiện đều cần thiết. Thí dụ sanh thiện là việc cần, vì biết bao nhiêu điều lành mà mình không có, không làm cho nó có thì không thể được. Phải làm sao cho thiện sanh ra.


Rồi kế đó là Tứ như ý túc hay còn gọi là Tứ thần túc không phải chuyện thường, vì người có thần thông mới được. Thí dụ nghe nói là dục niệm, tinh tấn, nhứt tâm thì th ấy thông thường quá, chẳng dè những thành quả đó thuộc về thần thông, nên mới gọi là như ý. Túc nghĩa là thần thông, như ý là muốn cái gì thì hiện cái đó; muốn bay là bay, muốn xuống đất là xuống đất, muốn qua vách là qua vách, muốn lớn thì như núi, muốn nhỏ thì như kiến, muốn nhiều thì vô lượng; tùy theo lực của người đó, muốn không hiệ n diện thì người kế bên cũng không nhìn thấy. Có chỗ gọi đó là thần túc thông.


Rồi rèn luyện đến 5 căn, 5 lực, Thất giác chi. Thất giác chi nằm trong giác ngộ, cho nên mấy chi đó ở trước cũng có, như tinh tấn, niệm ở 5 căn, 5 lực cũng có. Tứ như ý túc cũng có tinh tấn. Niệm cũng vậy, nó ở trong phạm vi của giác ngộ, nên gọi là phẩm chi của giác ngộ hay giác chi. Chưa giác ngộ thì chưa gọi được như vậy. Từ đó mới lên Bát chánh đạo hay Bát Thánh đạo. Ở đây mình đi tắt, giảng Bát chánh đạo nói các người phải cố gắng tu Bát chánh đạo; trong khi mấy cái kia chưa có thì làm gì có Bát chánh đạo. Nó chánh rồi mới thành đạo, phải không? Nó thành thứ này, thứ kia, nhưng thứ nào cũng có tên chánh trong đó; như kiến gọi là chánh kiến, chỉ nói “kiến” thôi thì không được.


Thế nào là chánh kiến? Phải trải qua đủ các thứ bậc trước và hoàn thành Thất giác chi rồi, mới nói đế n Bát chánh đạo. Đến Bát chánh đạo đều là bậ c Thánh cả, không phải bậc phàm nữa, nên cũng gọi là Bát Thánh đạo; trong đó có ngữ, có nghiệp, có mạng. Như vậy không phải mình không có ng ữ, nghiệp, mạ ng. Nhưng mình là phàm phu tục tử đ âu thế gọi là chánh ngữ, Thánh ngữ; vì phải là bậc Thánh mới được Thánh ngữ. Vì thế ng ười ta phải rèn luyện từ ch ưa viên mãn đến viên mãn. Cho nên mình không hiểu, trong 37 trợ đạo phẩm mình cứ nắm lấy Bát chánh đạo, luôn luôn đi giảng Bát chánh đạo thôi. M ấy cái trước chưa có làm gì giảng Bát chánh đạo, làm sao gọ i bằng chánh, bằ ng Thánh. Thí dụ như chánh kiến chẳng hạn, cũng nói sơ sơ, đừng có tà kiến vậ y thôi. Không phải vậy. Đị nh hu ệ phải được viên thành, kể cả Tứ như ý túc, Tứ niệm xứ chưa có thì làm sao nói đến Bát chánh được. Vì vậy ph ải biết m ấy điểm đó rồi thực hành mới thành công, còn không biết, ch ỉ nói suông thôi, chưa đạt được vị trí đó mà cứ nghĩ đ ã được, rồi làm cái khác thì không thể thành công. Nó khó là vậy.


Về Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Thập nhị nhân duyên, Tứ đế ; nghe Lục Tổ nói thấy dễ lắm. Như bố thí dễ, có tiền là bố thí được. Bố thí mà không thấy có mình thí, không thấy người nhận, không thấy có tài vật đem thí, cũng không thấy có việc làm bố thí nữa; mới gọi là bố thí của Bồ tát Đại thừa. Còn bố thí mà đem của ra cho như mình là phàm phu bố thí, không phải là Bồ tát bố thí. Cho đến trì giới, nhẫn nhục... thiền định; chẳng hạn tứ thiền, tứ không, tứ vô lượng tâm, 12 thiền này là thế gian thiền. Tiểu thừa Thanh văn còn chưa được nữa, nói chi đến thiền của Đại thừa Bồ tát là bực thứ năm trong Lục độ ba la mật.


Ba la mật là cứu cánh rốt ráo, đáo bỉ ngạn, nó hoàn toàn lắm rồi. Muốn được như vậ y, đầu tiên làm sao đừng thấy có mình, đừng th ấy có người, cũng đừng thấy có pháp. Tu tới từng đó rồ i thì bố thí mới thành ra bố thí của Bồ tát là độ thứ nhất trong lục độ.


Luyện làm sao đừng thấy có mình là vô ngã, đừng thấy có người là vô nhân; không ngã tướng, không nhân tướng, rồi không có chúng sanh tướng, cho đến các pháp tướng đều không có. Còn ở đây thấy có mình, có người, có của, có việc làm, thì cái đó phàm phu hoàn toàn rồi. Tôi nói để huynh đệ suy nghĩ rồi lần rộng ra.


Nói Lục độ, nói đúng phải là Thập độ, Thập ba la mật. Lục độ gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và bát nhã ba la mật. Không nói huệ, vì sợ lộn với thế gian cũng nói trí huệ. Nên nói bát nhã là tiếng Phạn cho khỏi lộn.


Bát nhã ba la mật thì phải thế nào? Mình nhớ Bát Nhã Tâm kinh, chính nó diễn tả nội dung của bát nhã ba la mật. Câu đầu của Tâm kinh, từ “Quán Tự Tại Bồ tát… ngũ u ẩn giai không”, ta thấy các pháp đều là không, từ đó về sau chẳng những pháp thế gian là không mà pháp xuất thế gian cũng không. Đó là nội dung hành tướng của bát nhã.


Tôi nghe giảng Pháp Bảo Đàn kinh lấy bát nhã làm trọng. Bát nhã là gì? Là tất cả pháp đều không. Bát Nhã là thần chú và Phật từ n ơi đó mà thành Phật, rõ ràng như vậy. Bắt đầu là tất cả pháp đều không, l ấy ngũ uẩn thân mình làm chánh trước; về sau, lục căn, lục trần, lục thức, tứ đế, thập nhị nhân duyên đều không, cho đến trí, hạnh gì của Bồ tát cũng đều không. Lúc đó mới thực là bát nhã ba la mật.


Rồi đến phương tiện ba la mật, nguyện ba la mật, ba la mật và trí ba la mật thì toàn vẹn thập ba la mật; đó là thành quả của thập địa Bồ tát. Các đăng địa Bồ tát đều có đủ ba la mật nhưng hoàn thành cứu cánh rốt ráo, không còn thêm nghiệp nữa thì Sơ địa Bồ tát hoàn thành bố thí ba la m ật; Nhị địa Bồ tát thì hoàn thành trì giới ba la mật, Tam địa Bồ tát hoàn thành nhẫn nhục ba la mật, Tứ địa thì hoàn thành tinh tấn ba la mật, Ngũ địa Bồ tát thì hoàn thành thiền ba la mật, Đệ lục địa Bồ tát thì hoàn thành bát nhã ba la mật, Thất địa hoàn thành phương tiện ba la mật, Bất động địa Bồ tát hoàn thành nguyện ba la mật.


Bát địa Bồ tát không còn đệ bát thức (A lại da), vì đã hoàn thành vô ngã. Vô ngã này trùng với vô ngã của A la hán, Bích chi Phật; nhưng nhờ nguyện ba la mật là nguyện thành Phật độ chúng sanh làm cho vị này không dừng ở điểm đó. Từ Cửu địa được tự tại, tâm sắc đều tự tại, nên được lực ba la mật. Lực là sức lực, thế lực, năng lự c lúc đó hoàn toàn. Thập địa thì hoàn toàn nhứt thế trí, nên gọi là trí ba la mật.


Đến Thập địa thì 10 ba la mật đã hoàn toàn xong, bước lên nữa là thành Phật. Do đó đừng nghe người thế gian, các học giả giảng về Phật Thích Ca, họ nói Sĩ Đạt Ta cũng như người thường. May mắn ổng tu, ổng thành như vậy, phát minh được như vậy.


Sự thật là nếu không phải Đẳng giác Bồ tát, Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát, làm sao thành Phật được. Đó là mình nói thông thường, còn kinh Pháp Hoa nói Phật Thích Ca hiện thân vậy thôi, chứ Ngài thành Phật vô lượng kiếp rồi. Hiện tại vị đó phải là Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát mới đến ngồi Bồ đề đạo tràng, cuối cùng bước lên địa v Phật.

 

Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát, có chỗ gọi là Đẳng giác Bồ tát, nghĩa là sắp thành Phật, kỳ thực cũng là Thập địa Bồ tát bước thêm nữa là thành Phậ t. Đẳng giác là tên gọi thêm cho sự trung gian đó mà thôi. Khoảng thời gian trung gian là Ngài hiện thân làm Thái tử Sĩ Đạt Ta, nhưng thật Ngài là vị Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát t ừ cũng trời Đâu Suất giáng thần nhập thai. Nhưng tại sao phải như vậy? Vì xuất hiện trên nhân gian này thành Phật phải là thân người. Khi không mà hiện ra thì như thần, như quỷ . Do đó Ngài phải hiệ n thân người, phải đủ 8 tướng. Tướng đầu tiên là giáng thần, kế đó là nhập thai, xuất thai khi đản sanh, tiếp theo là xuất gia, hàng ma, thành đạo, chuyển pháp luân độ chúng sanh, nhập Niết bàn.


Trong kinh nói rõ ràng một vị muốn thành Phật xuất hiện nhân gian độ chúng sanh thì phải có đủ 8 tướng. Dù vị đó đã thành Phật rồi, nhưng khi ứng thân thì phải tuần tự từ tướng thứ nhứt đến tướng thứ tám là nhập Niết bàn. Đó là nguyên tắc, hiện như vậy chứ không phải là nghiệp báo.


Như vậy ở nhân gian người ta thấy có một người đàn ông mà lịch sử ghi rõ ràng, nên họ tin tưởng, đời sau cũng tin tưởng. Người ta cũng thấy Ngài từ người mà thành Phật và mình là người thì c ũng thành Phật được vậy. Đó là cái cớ hiện thân làm Phật phải đủ 8 tướng đó. Về sau, kinh Di Lặc hạ sanh cũng nói vậy.


Di Lặc Bồ tát hiện giờ ở cung trời Đâu Suất, về sau cũng có 8 tướng thành đạo giống như Phật Thích Ca, nhưng công việc, thời gian, địa điểm khác. Cũng phải đủ 8 nguyên tắc đó, thiếu một cũng không được. Nên nhớ điều đó.



4. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành


Trong các pháp tu của Đại thừa Bồ tát, nế u thành tựu một pháp, thì có thể nhiếp được nhiều pháp. Pháp tu này khác với pháp tu của các thừa khác. Đại khái như Đại thừa Bồ tát tu lục độ, thí dụ như bố thí độ. Độ là qua đến bờ bên kia, gọi là đáo bỉ ngạn; Phạn âm là ba la mật, nên gọi là “ba la mật” cũng được, hay “độ” cũng vậy. Bố thí mà Bồ tát tu, nó nhiếp như thế nào?


Hạnh bố thí của Bồ tát trước hết đừng thấy có mình, tức là vô ngã. Bồ tát tu đạt đến vô ngã thì phải vô nhân, vô chúng sanh. Không nhân, không chúng sanh thì mới thấy không có người thọ, người xin, người nhận và không thấy có pháp. Điều này rất khó, hàng Thanh văn và Bích Chi Phật nhị thừa không thể đến được.


Không thấy có pháp là gì? Trong Tâm Kinh nói Bồ tát hành thâm bát nhã ba la mật thì không thấ y có ngũ uẩn, không thấy có t ất cả: Lục nhập, Thập nhị xứ, Thậ p bát giới, cho đến không có Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, không có pháp để được.


Rõ ràng trong Tâm Kinh như vậy, không thấy có pháp mới không thấy có vật, hay của đem ra bố thí và không thấy việc làm bố thí. Đó mới đ úng là bố thí của Đại thừ a Bồ tát. Chưa được như vậy, nghĩa là còn thấ y vật đem ra bố thí, cũng thấy người nhận, thấy có mình. Đó là chúng sanh bố thí. bố thí này hữu hạn lắm; vì có sự phân biệt như vậy thì bố thí nhiều sẽ thấy mỏi mệt. Nếu không thấy mình, không thấy người thì bố thí bao nhiêu cũng không mỏi mệt. Không thấy công việc bố thí nữa thì làm hoài cũng đâu mỏi mệt. Nếu Bồ tát không thấy có tất cả, không mỏ i mệt và vẫn làm công việc đó; như vậy là đã gồm có tinh tấn trong đó.


Chẳng những bố thí vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, không có pháp, được đạ i tinh tấn, mà còn được tâm bình đẳng. Với tâm bình đẳng của Bồ tát thì mình và người không khác, không thấy có nhiều ít, không thấy có người thân kẻ oán. Chính tâm bình đẳng với tất cả pháp, là đại trí huệ. Phật trí đại khái như vậy.

 

Bố thí mà không thấy mình, không thấy người, không thấy vật đem bố thí, thì tâm không có chút loạn động, là nhiếp Đại thiền định. Thiề n định đó hàng nhị thừa không có được, vì hàng nhị thừa nhập định thì không làm được, xuất định mới làm. Còn Bồ tát trong lúc làm không thấy mình, người, cảnh vật. không thấy gì hết thì tâm không duyên theo cảnh, không duyên theo người, mình, không duyên đến cái gì. Như vậy là tâm Bồ tát không loạ n động, đ ã trụ trong đại thiền định, nên Bồ tát làm một hạnh là nhiếp tất cả hạ nh. Giả sử có chúng sanh đến xin một cánh tay, Bồ tát chặt cánh tay cho; rồi nó đem liệng chơi, Bồ tát cũng không giận, không buồn. Vì Bồ tát không thấy bố thí gì hết, không thấy mình, người, vậ t chi hết, không có tâm niệm thương ghét; như vậy là Bồ tát đã thực hiện được hạnh nhẫn nhục.


Ngoài ra, không thấy mình, người, cảnh, nên tâm Bồ tát luôn luôn bình đẳng, thanh tịnh; nghĩa là đã nhiếp tịnh giới, trì giới ba la mật đã được thực hiện trong khi bố thí.


Do đó trong tất cả việc làm của Bồ tát đều gồm đủ các pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ. Huống nữa trong lúc Bồ tát làm như vậy, tâm luôn bình đẳng, không thấy mình, người; vì thế làm cho vô lượng chúng sanh được lợi ích hoàn toàn, không có một tác hại nào xen vô được. Đó là nhờ Bồ tát đầy đủ công hạnh về đại phương tiện mà chỉ có bậc đại trí huệ mới thực hành được. Gọi là đại phương tiện, nghĩa là phương pháp làm nhất định được lợi ích rất lớn cho khắp tất cả chúng sanh, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Đại phương tiện như vậy, nên sức bố thí mạnh và rộng lớn, là đại lực đã có trong đó.


Như vậy không phải do cái duyên thấy chúng sanh đói khổ, thiếu thốn mà đem bố thí. Vì không thấy có chúng sanh, nhưng Bồ tát vẫn làm việc bố thí, vẫn được lợi ích; cho nên không phải chúng sanh duyên từ bi, mà là pháp duyên từ bi và vô duyên từ bi. Đó là pháp thành tựu của bực thượng.


Đại khái hạnh bố thí của Bồ tát đã nhiếp đủ các công đức, các hạnh khác đều nằm trong đó. Hạnh bố thí nhiếp được như vậy thì các hạnh khác cũng nhiếp như vậy, gọi là “một là tất cả, tất cả là một”. Chính cái đó chỉ có ở pháp Đại thừa Bồ tát. Nếu trọn v ẹn được nh ư vậy thì đến Phật địa, được quả vị Phật; cho nên từ Bồ tát đến Phật phải trải qua trên 50 bực.


Trong hơn 50 bực của Bồ tát đến quả Phật, không kể hạng chư a vào Bồ tát, mà thường là Bồ tát Càn Huệ Địa. Thế nào là bực Càn Huệ Địa Bồ tát?


Bồ tát đó đã đi đến bực “nhiếp phục ngũ trụ phiền não”. Kiến hoặc hay phân biệt hoặc là một, đó là một trụ phiền não. Tư hoặc thì có tư hoặc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc; cộng thêm vô minh phiề n não là có tất cả 5. Gọ i là hoặc hay phiền não cũng cùng một thứ; đó là ngũ trụ phiền não.


Bực Càn huệ địa đã chế ngự được ngũ trụ phiền não, nghĩa là vị đó đã vào chánh định tụ, làm cho tất cả phiền não không khởi lên được, nhưng chưa phải là dứt. Bồ tát này chế ngự luôn cả vô minh phiền não, không cho sanh khởi. Vì Bồ tát ở vị trí này đã thấy rõ tánh của tất cả pháp, nên không còn mê lầm các pháp nữa, thì vô minh không khởi được. Dù nó không dứt, chưa dứt chút gì hết, nó cũng không khởi được; cho đến kiến hoặc cũng không khởi được. Các hoặc còn nguyên vẹn, nhưng không khởi được.


Cũng như mình hiện tại có đủ tất cả phiền não, nhưng có lúc mình khởi sân. Trong lúc khởi sân thì phiền não tham ái không khởi. Tham ái không khởi, không ph ải nó không có. Hoặc có lúc mình tham ái thì tức nhiên mình không khởi sân; nhưng không có nghĩa là mình không có sân. Bồ tát Càn huệ địa cũng vậy, tất cả phiền não còn nguyên, nhưng không khởi.

 

Càn huệ địa tu tập các công hạnh không ngoài 37 phẩm trợ đạo: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần... Phả i tu đủ hết, rồi phả i tu cả Thập nhị nhân duyên của Duyên giác thừa, Lục độ. Tu tập như vậy lần lần mới dứt được các hoặc.


Riêng về kiến hoặc, không có dứt tuần tự; hễ d ứt là dứt hết một lần. Như tu hạnh Thanh văn chẳng hạn, kiến hoặc dứt là được sơ quả Tu đà hoàn liền, không có tuần tự gì hết. Cũng không có bực này dứt một phần, bực kia dứt một phần; hễ dứt là dứt hết, hễ còn là còn nguyên.


Nếu Bồ tát dứt kiến hoặc thì vào bực Thập tín. Bực Tín này chia làm 10, vào bực này thì tu tập dứt lần lần tư hoặc. Ở Sơ tín Bồ tát thì kiến hoặc không còn rồi. Lần lần qua Nhị tín Bồ tát đến Thập tín Bồ tát là hoàn mãn phần tu tập để dứt được tư hoặc gồm có tư hoặc của cõi Dục, của cõi Sắc và của cõi Vô sắc. Tuần tự tu đến khi chấm dứt một phần vô minh hoặc, là Bồ tát bước tới bực sơ Trụ. Bực này cũng có 10 bực.


Dù chỉ là sơ Trụ, nhưng trong kinh nói Bồ tát này thần thông trí huệ có thể hiện thân làm Phật trong 100 thế giới không có Ph ật xu ất hiện để độ chúng sanh ở đó. Bồ tát này lấy phương tiện lực, phương tiện trí để hiện thân làm Phật, cũng hiện 8 tướng thành đạo, giáng thần…, Niết bàn y như Phật thật. Vị này thuyết pháp y như Phật thực, vì sở chứng chưa phải bằng Phật, nhưng thấy biết không khác Phật thực.


Bồ tát sơ Trụ dứt một phần vô minh lên một bực đến nhị Trụ, cho đến thập Trụ, rồi qua thập Hạnh, thập Hồi hướng, đến tứ Gia hạnh, vào thập Địa, tổng cộng là 44 phần; dứt một phần lên một bực.


Phần sau chót là thập Địa, tới Đẳng Giác Bồ tát, nếu sạch phần chót của vô minh hoặc là thành Phật. Cho nên mình thấy trong sử ghi Sĩ Đạt Ta ngồi thiền dưới cội bồ đề. Đến đêm thứ 49 khi sao mai mọc, thì thoát nhiên đại ngộ thành Phật; tất nhiên phần sau cùng của vô minh hế t. Vô minh dứt sạch do 49 ngày nhập Kim Cang đại định trên Kim Cang tòa. Dù mình không thấy, nhưng kinh nói thì phải tin, vì trí mình không thể thấy được. Chỗ ngồi củ a thái tử là Kim Cang địa, mới chịu nổi Kim Cang đại định, vì khi ngồi nhập định như vậy là c ả thế giới kinh động, không phải thường. Mắt thường không thấy được, nhưng các bực Thánh thấy rõ ràng tòa Kim Cang.


Tôi nói đại lược để mình thấy Phật đạo vô thượng đi tuần tự như vậy, xa xăm, gian lao thật. Gian lao như thế nào? Như Bồ tát hành bố thí trong kinh Pháp Hoa nói có vị Bồ tát Trí Tích nói với Long Nữ rằng theo ông thấy thì Phật Thích Ca Mâu Ni từ lúc làm hạnh Bồ tát đem thân bố thí cho chúng sanh, bố thí đầu, mắt, tay chân… thì cả thế giới này chưa có chỗ nào bằng hột cải mà không có thân bố thí của Bồ tát. Hạnh bố thí của Bồ tát như vậy trong vô lượng đời. Lúc Bồ tát có đại lực thần thông rồi, như Thập trụ Bồ tát hiện thân làm Phật ở 100 thế giới không có Phật. Mà mỗi thế giới như vậy là một tỷ tiểu thế giới. Một tiểu thế giới có một thân Phật độ chúng sanh, chứ không phải một thế giới chỉ có một Đức Phật. Mà 100 tỷ tiểu thế giới như vậy đều có bực Sơ trụ Bồ tát độ sanh. Đó là một Bồ tát nhỏ thôi, huống nữa là các bậc Bồ tát cao hơn, hiện thân làm Phật, hiện thân bố thí cho chúng sanh, hiện vô số thân. Có khi hiện ra thân cây, cây thuốc chẳng hạn, cũng vẫn là thân của Bồ tát; hoặc hiện ra một thân gì đó cho chúng sanh ăn. Hiểu được như vậy thì thấy lời nói của Trí Tích Bồ tát với Long Nữ không sai. Ngài thấy rõ ràng như vậy, nên nói với Long Nữ rằng: “Thành Phật khó vậy mà cô nói một lát nữa cô thành Phật. Tôi không tin”. Vì lúc đó Long Nữ chỉ mới 8 tuổi, là đệ tử của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát.


Phải biết rằng đó là từng cuối cùng của Long Nữ, còn vô lượng đời trước thì Long Nữ cũng phải tu như tiền thân Phật Thích Ca, không thể khác. Hiện đời của Long Nữ là như vậy, nhưng không phải lấy thân Long Nữ thành Phật được. Long Nữ phải qua phương Nam ở thế giới Vô Cấu hiện thân trượng phu có 32 tướng, 80 tùy hình hảo để thành Phật; đâu phải đem thân rồng cái thành Phật được; nhưng liền lúc đó đại chúng phải tin vậy. Nói thấy Phật Thích Ca tu hạnh Bồ tát khó khăn vậy mới thành Phật để dạy người ỷ lại, lười biếng phải tinh tấn tu. Nói Long Nữ thành Phật dễ dàng để những người hạ liệt phấn khởi, siêng năng tu, còn thấy khó thì họ ngán sợ không dám làm.


Phát tâm Đại thừa, tu hạnh Đại thừa không phải dễ, như tiền thân của Xá Lợi Ph ất đã đứng vào vị trí Đại thừa rồi và đang tu hạnh bố thí ba la mật. Có người đến xin cặp mắt. Ngài hứa bố thí nên phải cho, mới móc một con mắt để cho thì người kia được rồi, lại quăng xuống, nhổ nước miếng, bỏ đi. Ngài thối thất tâm liền. Tu Thanh văn thừa thành A la hán mà còn như vậy, các vị Hiền Thánh chưa tới bậc bất thối, chưa được tự tại, chưa đến bậc bố thí không còn thấy mình, người, vật, việc, thì dễ thối tâm lắm. Không thực hành như vậy thì không được.


Như trong kinh Kim Cang nói tiền thân Phật Thích Ca bị vua Ca Lợi vô cớ đến chặt tay chân. Vì vua dẫn cung nữ đạo chơi trong r ừng. Cung nữ dắt nhau qua chỗ khác thấy có vị ng ồi tu liền hái hoa dâng cúng. Vua ganh tức họ không hầu hạ ông mà lại đến cúng lạy vị này. V ị này thả n nhiên, không giận hờn, còn nguyện nếu tôi thành Phật sẽ độ ông trước. Liền theo lời nguyện đó, thân vị này bình phụ c như thường để chứ ng mình không giận hờn còn thệ nguyệ n độ nữa, có từ bi tâm nh ư vậ y đó. Phậ t nói người tu đó là tiền thân Phật Thích Ca, còn người độ trước nh ất là Kiều Trần Như trong kiếp quá khứ là vua Ca Lợi đã chặt tay chân Phật. Ngài chứng minh rõ ràng như vậy.


Tu hạnh Bồ tát rất khó, nên nói là Bồ tát làm được những việc khó làm; kinh nói tắt là “nan hành năng hành”. Hạnh Bồ tát không phải chuyện dễ, phải hàng phục được các hoặc, phiền não, chế ngự được tất cả tâm niệm xấu trở thành tất cả thiện căn công đức; không phải làm việc hình tướng mà không có lợi ích lớn. Vì trong lúc tu tập, Bồ tát không thấy mình, không thấ y người, không thấy gươm, không thấy chặt. Do Bồ tát không có mộ t tâm niệm nào thay đổi, vẫn là tâm vô phân biệt, bình đẳng. Còn một chút phân biệt thì nhứt định là có tâm khởi lên, nếu nó khởi lên thì không tốt rồi.


Tập luyện cho đến khi thuần thục, thành Phật thì trong kinh nói đại khái đức Phật có: tam thân, ngũ trí (tứ trí), ngũ nhãn, lục thông, tứ vô sở uý, thập trí lực.


Tam thân gồm có Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân. Pháp thân là cái tự chứng của Phật và Phật lấy pháp tánh làm thân.


Báo thân là do thiện căn vô lượng kiếp tu hành tự thành nhân Phật, mới có các báo, quả Phật. Cũng như mình có nhân người mới có thân người. Ph ật cũng có nhân Phật mới có thân Phật. Thân đó vô lượng hằng hà sa số tướng hảo trang nghiêm, không phải 32 tướng, 80 tùy hình hảo.


Thập địa Bồ tát gần thành Phật mới thấy được Báo thân Phật và Báo thân đó để độ Thập địa Bồ tát. Chính thân đó mới là kết quả c ủa cái nhân thành Phật, cũng như thân ng ười của mình là quả báo của nghiệp nhân người. Cho nên mình thường nghe nói tu tập dứt hết tất cả cái này, cái kia, đến Niết bàn tịch diệt; nghe vậy sợ lắm. Tịch diệt là dứt những cái sai lầm, cái khổ, điên đảo, không đ úng, không thật; không phả i dứ t cái chân thật. Nhưng người còn sai lầm, mê vọng, điên đảo như thế này mà nói chân thật, thì họ cứ nắm cái điên đảo, sai lầm cho là chân thật.


Ứng hóa thân chia ra ứng thân và hóa thân, ứng thân có nhiều loại: thắng ứng thân và liệt ứng thân. Liệt ứng thân như Phật Thích Ca giáng sanh vào hoàng cung… rồi nhập Niết bàn. Đó là liệt ứng thân, vì thân người là thân h ạ liệt. Nhưng ở nơi cần phải ứng thân trang nghiêm, vì ở chỗ đó thân người cao lớn, trang nghiêm tốt đẹp, thanh tịnh thì Phật cần hiện thân đúng như vậy. Và hơn như vậy nữa, thí dụ Phật hiện thân làm người thì dầu thân người là thân hạ liệt, thì Phật cũng phải có ứng thân với 32 tướng đại trượng phu.


Trong 32 tướng này có vô kiến đảnh tướng là tướng đứng đầu, là tướng thủ lĩnh và 80 tùy hình hảo tưởng, đứng đầu là chữ “Vạn” nổi trên ngực.


Vô kiến đảnh tướng là không ai có thể thấy đỉnh đầu của Phật. Trong kinh nói rõ có vị Phạm Thiên muốn thấy, con mắt của vị này thấy cả tam thiên đại thiên thế giới, không phải mắt thường, nhưng cũng không thấy được. Ông nhón lần lên hoài để nhìn xuống, nhưng vẫn thấy mình thấp hơn. Lạ vậy, không biết làm sao, ông Phật không cao, mình là ông trời cao lớn ở trên ngó xuống vẫn không th ấy được. Điều này để chứng minh vô kiến là không thấy được, gọi là vô kiến đảnh tướng, không phải nhục kế. Không ai thấy đỉnh đầu của Phật, tượng trưng cho trí huệ vô thượng của Đức Phật. Cảnh giới đó không ai biết rõ được.


Còn tướng nữa dễ phân bi ệt nhứt là tướng b ạch hào. Hễ đúng là thân Phậ t 32 tướng đại nhân thì có tướng bạch hào là tướng lông trắng giữa hai chân mày (gọi là ấn đường). Tướng lông trắng xoáy tròn như khu ốc, trong kinh nói rõ ràng vì kinh phả i tả rõ để người ta quán tướng bạch hào. Lông đó có hình bát giác (tám cạnh), không phải tròn bọng, nó trong suốt như pha lê; nếu kéo dài ra, nó đụng tới gót. Trong kinh nói bạch hào của đức Thích Ca dài một trượng ngũ, thân Phật cao một trượng lục, lông đó nếu kéo dài lên đỉnh đầu Phật là một xích nữa. đức Phật nào cũng vậy, cho nên ai xưng là Phậ t thì trước hết phải có tướng đó. Cái đó dễ nhận nhứt, dễ phân biệt nhứt, nếu có lông trắng vài ba phân là lông thường. Ngoài ra, lông trắng đó có phóng ánh sáng là bạch hào tướng quang minh, gọi tắt là hào quang.


Hào quang là ánh sáng từ sợi lông, chữ hào là lông. Bây giờ mình thấy ánh sáng vòng tròn trên tượng Phật, gọi đó là hào quang thì trật rồi. Phải gọi là viên quang mới đúng.


Phật có viên quang, nghĩa là xung quanh Phật có ánh sáng tủa ra đều tròn gọi thông thường là ánh sáng Phật Thích Ca. Ánh sáng Phật chiếu ra 1 tầm, bên này 1 tầm, bên kia 1 tầm, trên 1 tầm, thành ra một vòng tròn đủ 5 màu. Ánh sáng đó bình thường như vậy, nếu Phật vận thần thông thì có ánh sáng khác, chiếu một thế giới hay vô lượng thế giới. Như kinh Pháp Hoa nói Phật phóng bạch hào tướng quang chiếu phương Đông 8 vạn thế giới chẳng hạn, để hiện rõ sự việc Bồ tát, chư Phật tu hành…


Còn thân của đức Phật DĐà ở Tây phương thế giới, trong kinh nói là 62 ức na do tha hằng hà sa do tuần. Một do tuần mình tính là 15km. Sông Hằng có bao nhiêu hột cát, một hột là 1 do tuần. Một na do tha = 10 vạn = 100.000 sông Hằng. Thân Phật cao 62 ức na do tha mà 1 ức là 10 triệu; cả vấn đề. 62 ức x 10 triệu = 62 triệu 100.000 sông Hằng như vậy, rồi đếm hế t số cát đó, mới tính số do tu ần. Bề cao đức Phật Di Đà phải tính như vậy. Bên đó người ta không th ấy cao vì ai cũng cao lớn. Mình về đó cũng lớn như vậy, tuy không bằng đức Phật Di Đà, nhưng cũng tương đối.


Như vậy thì bạch hào quang của đức Phật Đi Đà như thế nào? Nó cũng kéo th ẳng ra đụng gót, trừ khoảng chặng mày lên tới đỉnh thôi. Nó xoắn lại tròn, mường tượng như 5 hòn núi Tu di hiệ p lại, lớn như vậy. “Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di” không phải nói tượng tr ưng, nó đúng vậy đó. Bề dài nó như 5 núi Tu di hiệp lại thì bề rộng cũng lớn tương đối v ới bề dài. Như Phật Thích Ca Cũng vậy, nếu sợi lông dài một trượng rưỡi thì bề ngang rộng ít nhứt cũng n ửa ly, 1 phần 4 ly, nó cũng vẫn là bát giác bọng, trong suốt như pha lê.


Mắt nhìn kỹ lắm mới thấy, nếu không thì thấy một đốm sáng thôi, không thấy là một sợi lông đẹp.


Nhìn tướng đó thì biết có phải là Phật hay không. Thứ hai là 5 ngón tay và 5 ngón chân Phật đều có màng mỏng dính liền nhau; cho nên tay Phật đựng nước không chảy ra. Màng mỏng đó mắt thường không thấy được và không có gì làm rách được, dầu dao gươm bén nhứt thế gian cũng không làm trầy được. Quý như thế đó, mắt thường nhìn không thấy vì nó trong suốt, nó đẹp ch ứ không xấu như chân con vịt. Mình đừng nghĩ màng mỏng đó giống như chân con vịt có.


Còn răng thế nào? Nếu là Phật phải có đủ 40 cái răng. Còn mình nếu 4 ră ng cùng mọc đủ, cũng chỉ có 32 cái. Đó là cái tướng để mình kiểm tra có phải là Ph ật hay không. Nếu Ngài không cười thì mình không kiểm tra được, thì kiểm tra cái khác. Như lưỡi bình thường le ra là phủ h ết cả mặt, nếu hiện thầ n thông thì bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới. Lưỡi le ra phủ tròn c ả mặt, cho đến chân tóc; nó dài rộng, không phải dài nhọn. Lưỡi không phải như vậy cũng không phải là Phật.


Đó là những tướng dễ nhận ra được, còn ngực như sư tử chẳng hạn thì mình khó thấy. Bàn chân Phật có những lằn ngang đẹp lắm như ở Kampuchia, Thái Lan, người ta thờ bàn chân Phật. Ở núi Phật Tổ trên tảng đá lớn có dấu chân Phật Thích Ca Mâu Ni, người ta coi theo đó để tạc. Tôi coi tượng tạc trong tảng đá dựng ở đền thờ Đế Thiên, Đế Thích, đúng thực như kinh tả dấu chân Đức Phật, bề ngang 0,6m bề dài l,4m. Thân một trượng lục thì chân cũng tương đối như thế (1,6 x 0,4m) gần 7m. Thời đó con người lớn như thế nào cũng gần gần Phật, chỉ có Nan Đà là thân tương đối gần bằng Phậ t. Nan Đà là em Phật. Sau này Phật bắt ông đắp y đen hoài để người ta không lộn rồi cung kính thì hai bên đều có lỗi, Tướng Nan Đà to lớn như Phật, mấy người khác thì nhỏ hơn nhiều.


Những người xưa họ to lớn, như Đức Phật, hay Khổng Tử cũng to lớn hơn cả trượng như sách Nho nói, vì thời Khổng Tử sau Phật không bao lâu. Còn mình bây giờ nhỏ lần lần, hễ thọ mạ ng kém chừng nào thì thân nhỏ chừng nấy. Sẵ n đây tôi nói để mình thấy mà sợ. Như trong kinh nói chúng sanh lúc thọ mạng nhiều nhất chỉ còn 10 năm thì thân người trên dưới 1 xích mà thôi (trên dưới 4 tấc). Lúc đó thọ mạng còn kém hơn con chó bây giờ nữa. Thọ mạng kém quá nên phải phát triển mau, trí tuệ lại rất nhạ y bén, nhạy bén về cái ác thế gian. Cái chấp tưởng cũng nhạy bén lắm, xảy ra đao binh kiếp 7 ngày 7 đêm, cả thế giới sống sót không bao nhiêu người. 

Năm 1941, đọc đoạn kinh đó, mình thấy dễ sợ lắm, một cọng cỏ hay một thứ gì đều có thể là khí giới để giết người. Mà người nào cố ý giết người kia thì đối tượng không có cách gì tránh được. Tôi lấy làm lạ, chế tạo cây súng cũng mất công lắm, mà không biết tại sao phát minh thứ khí giới giết người dữ vậy, thấy dễ sợ. Lần lần đế n chế tạo ra bom nguyên tử, thì tôi thấy sáng tỏ lời trong kinh nói. Mà Phật đã nói cách đây hơn 2.500 năm, lúc đó đọc kinh tôi không nghĩ đến được. 

Năm 1944 – 1945 có phát minh bom nguyên tử, mà năm 1941 trên thế giới đâu ai biết được bom nguyên tử. Lần lần chế tạo khí giới giết người còn tinh vi hơn nữa, có thể giết nhiều ng ười. Người có ý định giết thì ng ười kia không cách gì đỡ được, biết cũng không trốn được. Rõ ràng nh ư thế, về sau cứ theo cái đà này chỉ mấy mươi năm thôi đã tàn sát như vậy, huống gì cả ngàn năm sau, khoa học phát triển thì phát minh ghê gớm đến bực nào. Vì vậy, mình càng tin lời trong kinh nói về những điểm đó.


Trở lại trong kinh nói có ông Phạm Chí nghe sa môn Cù Đàm là Phật nên thắc mắc về những tướng đặc biệt c ủa Phật. Ông đến nhìn thấy được các tướng của Phật, chỉ còn 1 tướng mã âm tàng thì không thấy được, vì Phật đắp y. Ông ngần ngại nhìn qua nhìn lại hoài. Phật biết ý, làm cho một mình ông thấy thôi; ông vội sup xuống lạy. Thấy 31 tướng rồi, còn một tướng nữa mà người ta chưa chịu lạy.


Còn một ông khác thấy rõ hết rồi, nhưng không thấy tướng dưới lòng bàn chân Phậ t. Dưới bàn chân Phật có tướng đặc biệt nhất là lằn ch ỉ xoáy thành khu ốc nh ư vòng xe có 1.000 cây căm vậy. Vì tạc chân Phật bằng đá, người ta làm không được tướng này, nên làm vòng tròn bằng bạc có đủ 1.000 tia. Tôi có mua một bức ảnh chụp tại đ ó về làm bức sơn mài treo ngoài đó. Xung quanh lằn chỉ của chân Phật có đủ các tượng Phật tu Bồ tát hạnh trong lục đạo chúng sanh.


Ông này không th ấy như vậy nên ngần ngại hoài, không đảnh lễ. Đức Phật mới hiện lên hư không để ông nhìn lên thấy lòng bàn chân Phật, lúc đó mới chịu sụp xuống lạy. Người xưa tin Phật mà kỹ như vậy, còn bây giờ người ta thấy ai xưng Phật tổ, Phật thầy là xúm nhau lạy.


Hễ xưng Phật thì phải có đủ tướng hảo như vậy, còn hiện thân trong lục đạo độ chúng sanh thì khác. Nếu xưng là Phật trước nhứt phải có 32 tướng tốt, đó là nh ững tướng lộ ra bên ngoài để mình kiểm tra; nếu không thì niềm tin của mình không chánh mà thành tà.


Hóa thân cũng tùy chúng sanh ở trong lục đạo, chỗ nào có duyên thì chỗ đó hiện thân Ph ật để độ. Hóa thân thì hóa giống như loài đó mà độ. Còn Ứng thân Phật để hóa độ thì phải có đủ 32 tướng 80 tùy hình hảo. Đủ tướng đó rồi, mà phải hơn Đế Thích, Chuyển luân thánh vương. Và thân Phật phải có ánh sáng màu sắc khác thân Đế Thích. Còn Chuyển luân thánh vương không có ánh sáng, vì là người.


Nếu là Phậ t thì có tam thân vậy, còn có ngũ nhãn, tứ trí. Tứ trí là Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Đại viên cảnh trí và Nhứt thiết chủng trí. Ngũ nhãn gồm nh ục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Nhục nhãn của Phật có đủ 4 nhãn kia.


Ngoài ra, trong kinh nói Phật thành tựu 10 trí lực mới độ sanh toàn vẹn, khắp cả pháp giới không có sơ sót. Chỉ Phật m ới có thập lực, tứ vô sở úy, nghĩa là trong đại chúng không ai có thể chứng minh là Phật không toàn vẹn. Phật cũng đầy đủ từ bi hỷ xả, huynh đệ biết rồi. 18 bất cộng pháp thì chỉ có Phật được mà thôi. Như vậy thấy rằng thành Phật quả vô thượng không đơn giản dễ dàng. Tuy nhiên, Bồ tát phải thệ nguyện thành Phật.


Tứ hoằng thệ nguyện như vậy có khác với các thừa khác hay không? Nó chỉ là tăng thắng vô thượng mà thôi, chứ không khác; nghĩa là nó hơn lên và đạ t đến mức vô thượng, mà các thừa khác như Tứ đế Thanh văn thừa, mình gọi là Tiểu thừa, cũng có vậy.


Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ thuộc Khổ đế nằm trong Tứ đế. Nhưng ban sơ Bồ tát vì chúng sanh khổ mà phát nguyện độ chúng sanh, thì nguyện này nằm ở Khổ đế. Khổ đế được tăng thượng lên thành ra đại thệ nguyện của đại Bồ tát.


Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn nằm ở Tập đế. Tập là nhân, nhân là phiền não, nên có quả khổ đây. Tiểu thừa coi nó là Tập đế, Bồ tát thì khai triển rộng ra, gọi là tăng thắng vô thượng, nghĩa là nó thù thắng thêm đến mức vô thượng, không còn có tên nữa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học là Đạo đế. Đạo đế là tu tập tấ t cả pháp môn của Tiểu thừa có 37 phẩm trợ đạo. Bồ tát cũng vẫn tu vậy.


Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành, là thành Phật quả, chứng Niết bàn, thuộc Diệt đế. Diệt đế là Niết bàn người tu phải chứng, Bồ tát cũng chứng Niết bàn là Vô dư đại Niết bàn.


Cũng là những pháp đó, mà nó tăng thắng vô thượng thêm hơn lên, không còn cái gì trên nữa.


Cho nên pháp Phật dạy thấy có khác, nhưng nếu đã biết rõ thì pháp Tiểu thừa vẫn là pháp Đại thừa. Nếu biết dụng công và tâm đi đúng hướng thì sẽ tiến qua Đại thừa. Vì thế trong kinh Pháp Hoa, các A la hán, dẫn đầu là Xá Lợi Phất, nói rằng họ tưởng là ở Tiểu thừa, nên đối với Phật quả, không có hy vọng gì. Không ngờ Phật dạy rằng nếu còn một chúng sanh nào không thành Phật quả thì Ngài phạm lỗi bỏn xẻn. Mà Phật thì không bao giờ bỏn xẻn, Ngài muốn ai c ũng thành Phật cả. Nhưng nếu nói Phật quả, các ông sẽ ngán sợ, không dám tu hành pháp Phật. Đo đó phải nói pháp như vậy, quả như vậy, gần gần nhỏ nhỏ như vậy, để các ông có thể phát tâm tu được. Tuy nhiên thành quả mà các ông được cũng nằm trên con đường đ i đến thành Phậ t. Cho nên Phật nói Hóa thành dụ, mệt mỏi quá thì giữa đường phải có chỗ nghỉ; như ng con đường đó dẫn đến con đường Phật quả. Nếu nghỉ khỏe rồi, rời bỏ thành đó tiến nữa thì đến Bảo sở thôi, tức Phật quả.


Các A la hán Thanh văn chịu bỏ chỗ đó, tiến lên tu Đại thừa, hành Bồ tát h ạnh, cũng thành Phật. Vì th ế các vị này cũng được Phật thọ ký sau này thành Phật. Như Ngài Xá Lợi Phấ t được Phật thọ ký về sau cũng thành Hoa Quang Phật, đâu phải tiểu thừa A la hán không được thành Phậ t, chỉ cần họ tiến lên. Cần lưu ý trong kinh Pháp Hoa nói các vị đó cần trải qua thời gian dài lắm mới đến Phật quả, vì các vị đó đã vào chỗ nghỉ “Hóa thành” rồi, khó có thể bỏ chỗ nghỉ đó mà lên đường đi tới, ph ải hiện thân trong lục đạo để thực hành lục độ vạn h ạnh. Cả m ột v ấn đề khó khăn vô cùng. Các vị đó đã vào Hóa thành, an vui trong Niết bàn của nhị thừa, nên không muốn rời tịch tĩnh an vui đi vào chỗ khổ trong lục đạo để độ chúng sanh. Thế nên, thiếu hạnh Bồ tát độ sanh thì không thành Phật được.

 

Cho nên các vị đó được Phật thọ ký thành Phật phải mất thời gian lâu hơn các vị tu Đại thừa thành Phật, vì người tu Đại thừa cứ tuần tự tiến tới, không ghé chỗ nào nghỉ cho nên mau. Còn các vị kia cũng đi con đường đó, nhưng vì ghé vào Hóa thành để nghỉ trong Niết bàn Tiểu thừa. Nhưng từ bỏ nơi an vui tạm nghỉ đó mà bước chân lên con đường khó khăn thành Phật thì cả vấn đề, phải phát đại nguyện đại tâm mới thoát ra.


Do đó Phật nói rõ để các vị này thấy họ cũng hy vọng thành Phật, vì cũng đi trên con đường tiến đến Phật quả, chớ không có con đường nào khác. Chỉ tại các vị này ban đầu nghĩ sai, cho rằng chỗ nghỉ tạm là điểm cuối cùng, nhưng sự thật nó chỉ là điểm tạm dừng ở giữa đường mà thôi. Do đó các Ngài phát tâm, phát nguyện vào Đại thừa, nên được Phật thọ ký về sau sẽ thành Phật. Còn các vị Thanh văn trong kinh Pháp Hoa là đại Bồ tát hiện thân Thanh văn. Vì các vị ở Đại thừa đều hiện đủ các thân trong lục đạo chúng sanh, hiệ n thân Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật… để tu hành hạnh Bồ tát cũng như để ứng thân theo căn cơ chúng sanh. Giống như Ngài Quán Thế Âm Bồ tát trong phẩm Phổ Môn hiện thân người nam, nữ, cho đến các thân Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, Phật để độ chúng sanh. Tất nhiên đó là thân thị hiện quyền, không phải thân thật. Do đó trong kinh Pháp Hoa, Phật thọ ký các vị A la hán thành Phật mau, đó là các vị đại Bồ tát quyền hiện thành A la hán. Còn các vị thực sự là Thanh văn A la hán muốn thành Phật phải trải qua thời gian lâu hơn, vì họ ham chỗ tạm.


Do đó Phật nói tam thừa vẫn là nhứt thừa, chứ không có 3, chính là nghĩa đó. Tam thừa là quyền phương tiện cho chúng sanh để thích ứng với ham muốn của chúng thì chúng mới chịu làm. Do đó phải nói đủ các thừa, nhưng đều đạt đến Phật thừa. Thí dụ Bồ tát tu giới, định, huệ thì hàng Thanh văn cũng tu giới định huệ; nhưng chỉ khác nhau là tạm hay đi thẳng. Người thực phát tâm Đại thừa Bồ tát bắt đầu đi tu thì giới định huệ đi thẳng, còn các vị kia cũng giới định huệ ở mức tạm. Nhưng sai lầm nhứt là tạm mà không biết tạm. Do đó, hội Pháp Hoa Phật nói rõ, trước kia không nói vì nói thì hư chuyện. Người ta đang sợ đường dài xa, khó mà cứ nói thẳng ra đường khó dài xa thì có mộ t số ngán không tiến thân, cũng có người mạnh dạn di; nhưng số đông người không dám, nên Phật chưa nói cái đó mà chỉ nói việc dễ.


Tuy nhiên, nói dễ mà đối với mình không dễ chút nào. Như sơ thiền mình tu tập cho thành cũng không phải dễ. Niệm Phật tam muội ngang với sơ thiền cũng không dễ được. Phải nhập Niệm Phật tam muội, rồi phải ly dục, phải dứt được phiền não tham dục; nhờ sức Niệm Phật tam muội dứ t được phiền não về tham dục. Dứt là dứt cái hiện hành, tức là ly dục thì lúc đó ngang với sơ thiền. Việc đó không phải đơn giản được. Cho nên mình đừng nghe nói đó là Tiểu thừa, mình là Đại thừa, rồi coi thường, trở thành tăng thượng mạn, ngã mạn, kiêu mạn, không tốt đâu. Mình là phàm phu sanh tử rõ ràng, phải cố gắng lắm, nếu không mình chập chững thế này, rồi lẫn lộn trong lục đạo chúng sanh mãi như vậy.


Bốn hoằng thệ nguyện trên đây vừa nói đại lược thôi. Cái biết mà mình không nhắc đi nhắc lại cũng dễ quên lắm. Phải hiểu và nhớ, như 37 phẩm trợ đạo ph ải biết rõ danh số của nó (4 niệm xứ, 4 chánh cần…). Cứ theo đó tuần tự mà tu, không phải thình lình đem Bát chánh đạo giảng mà bỏ các pháp kia. Bỏ các pháp kia làm sao Bát chánh đạo thành; nghĩa là 37 nấc thang mà mình lên tám nấc thang chót mà thôi, 29 nấc thang dưới mình không kể đến thì chỉ là không tưởng, làm sao gọi là chánh được. Trong kinh có chỗ gọi Bát Thánh đạo nữa, lúc đó chưa phải ông thánh nhưng cũng bước vào gần ông thánh rồi. Phật gọi là “chánh” thì cái đó không phải thường, phải qua mấy từng kia mới tới từng này.

 

Người có thực tâm để hiểu để tu thì phải hiểu rành, còn lộp chộp thì trọn đời không thành cái gì hết, phải tuần tự, không thể vượt bực được. Chưa được cái này muốn đạt cái trên thì khó lắm, ngoại trừ các vị nhiều đời nhiều kiếp tu hành, đời này của họ là đời sau của nhiều đời đã tu rồi thì khác. Phổ thông mà nói là phàm phu trơn để mình luận, lấy cái đó để tự xét lấy mình. Phải cố gắng lắm, nếu không, chập chững sanh tử luân hồi cũng như con rận, con bọ chét từ thuở xa xưa mà nay chúng đã thành Phật, thành đại Bồ tát; còn mình bây giờ vẫn sanh tử luân hồi trong lục đạo chúng sanh. Tương lai nếu không tu nữa thì càng ngày càng đi sâu vào mạt pháp, mạt kiếp thì lẩn quẩn ở đây càng đi sụt hơn nữa. Chánh pháp sụt như vậy thì thiện căn cũng khó phát triển, tạo nghiệp ác lại dễ thì lại lún sâu thêm nữa. Các duyên ở ngoài làm cho mình đi lùi nhiều hơn là tiến lên, cho nên phải cố gắng trong đời này.



Chùa Vạn Đức (Thủ Đức)

PL. 2543 Kỷ Mão 1999





LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM ?


 

Phát Bồ Đề tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt trong bốn điều hoằng thệ là:

 

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.
Phiền não vô tận thề nguyện dứt.
Pháp môn vô lượng thề nguyện học.
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.

 

Nhưng không phải chỉ nói suông: "Tôi phát Bồ Đề tâm", là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc bốn điều hoằng thệ, gọi là đã phát Bồ Đề tâm. Muốn phát Bồ Đề tâm hành giả cần phải quán sát để phát tâm một cách thiết thật, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của mình. Có những Phật tử xuất gia, tại gia, mỗi ngày sau khi tụng kinh niệm Phật đều quì đọc bài hồi hướng: "Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não...", nhưng rồi trong hành động thì trái lại: nay tham lam, mai hờn giận, mốt si mê biếng trễ, bữa kia nói xấu chê bai chỉ trích người, để đến bữa khác lại có chuyện tranh cãi gây gổ, buồn ghét nhau. Như thế, tam chướng làm sao tiêu, phiền não làm sao trừ được? Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức ít chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng, không hưởng được hương vị thanh lương giải thoát của đức Phật đã chỉ dạy. 

Cho nên ở đây lại cần đặt vấn đề: "Làm thế nào để phát Bồ Đề tâm?" Muốn cho lòng Bồ Đề phát sanh một cách thiết thật, chúng ta nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu yếu điểm như sau:


 Điểm thứ nhứt là Giác Ngộ Tâm. Chúng sanh thường chấp sắc thân này là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối, ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là thể tổng hợp về cái biết của sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, như một người trước kia dốt, nay theo học chữ Việt, tiếng Anh, khi học thành, có cái biết về chữ Việt, tiếng Anh. Lại như một kẻ chưa biết Ba Lê, sau một dịp sang Pháp du ngoạn, thu thập hình ảnh của thành phố ấy vào tâm. Khi trở về bản xứ có ai nói đến Ba Lê, nơi tâm thức liền hiện rõ quang cảnh của đô thị ấy. Cái biết đó trước kia không, khi lịch cảnh thu nhận vào nên tạm có, sau bỏ lãng không nghĩ đến, lần lần nó sẽ phai lạt đến tan mất hẳn, trở về không. Cái biết của ta khi có khi không, hình ảnh này tiêu, hình ảnh khác hiện, tùy theo trần cảnh thay đổi luôn luôn, hư giả không thật, nên chẳng phải là ta. 

Cổ đức đã bảo: "Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật." Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới "nhơn không" chẳng còn ngã tướng. Cái ta của ta đã không, thì cái ta của người khác cũng không, nên không có nhơn tướng. Cái ta của mình và người đã không, tất cái ta của vô lượng chúng sanh cũng không, nên không có chúng sanh tướng. Cái ta đã không, nên không có bản ngã bền lâu, không thật có ai chứng đắc, cho đến cảnh chứng thường trụ vĩnh cữu của Niết Bàn cũng không, nên không có thọ giả tướng. Đây cần nên nhận rõ, chẳng phải không có thật thể chân ngã của tánh Chân Như thường trụ, nhưng vì thánh giả không chấp trước, nên thể ấy thành không.

Nhơn đã không, thì Pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn đổi thay sanh diệt, không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ chẳng phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà vì nó hư huyễn, nên đương thể chính là không, cả Nhơn cũng thế. Cho nên cổ đức đã bảo: "Cần chi đợi hoa rụng. Mới biết sắc là không" (Hà tu đãi hoa lạc. Nhiên hậu thỉ tri không).

Hành giả khi đã giác ngộ Nhơn và Pháp đều không, thì giữ lòng thanh tịnh trong sáng không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.


 Điểm thứ hai là Bình Đẳng Tâm. Trong Khế Kinh, đức Phật khuyên dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai." Chư Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng đại bi mà tế độ. Chúng sanh thấy chư Phật là chúng sanh, nên khởi lòng phiền não phân biệt ghét khinh. Cũng đồng một cái nhìn, nhưng lại khác nhau bởi mê và ngộ. Là đệ tử Phật, ta nên tuân lời đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng, bởi vì đó là chư Phật vị lai, đồng một Phật tánh. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính tu niệm, sẽ dứt được nghiệp chướng phân biệt khinh mạn, nảy sanh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.


Điểm thứ ba là Từ Bi Tâm. Ta cùng chúng sanh đều sẵn đủ đức hạnh, tướng hảo trí huệ của Như Lai, mà vì mê chân tánh, khởi hoặc nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế, ta phải dứt tâm ghét, thương, phân biệt, khởi lòng cảm hối từ bi tìm phương tiện độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Nên nhận rõ từ bi khác với ái kiến. Ái kiến là lòng thương yêu mà chấp luyến trên hình thức, nên kết quả bị sợi giây tình ái buộc ràng. Từ bi là lòng xót thương cứu độ, mà lìa tướng, không phân biệt chấp trước; tâm này thể hiện dưới đủ mọi mặt, nên kết quả được an vui giải thoát, phước huệ càng tăng.

Muốn cho tâm từ bi được thêm rộng, ta nên từ nỗi khổ của mình, cảm thông đến các nỗi khổ khó nhẫn thọ hơn của kẻ khác, tự nhiên sanh lòng xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm từ đó phát sanh. Đại khái như trong hoàn cảnh chiến tranh hiện nay, trẻ thơ phải nhờ cha mẹ nuôi dạy, mà cha mẹ lại bị tử nạn thành ra côi cút, bơ vơ. Lại như người già phải nhờ con cái phụng dưỡng, mà con cái đều bị yểu vong, nên phải buồn đau cô khổ. Thấy những cảnh ấy, động lòng xót thương, muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.

Những thanh niên thông minh khỏe mạnh, tương lai đầy hy vọng bỗng bị bom đạn làm cho tàn phế. Nhiều thiếu nữ đang hồi xuân sắc, người thân yêu nhờ cậy bỗng bị tử thần cướp mất, khiến nỗi lạc bước sa đọa, hoặc thành cảnh mẹ góa con côi, sanh kế sống còn của ngày mai mờ mịt. Thấy những cảnh ấy, động lòng xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.

Có nhiều người đau yếu, mà vì vật giá cao quý, không tiền thuốc thang, thành ra kéo dài thân bịnh khổ qua năm tháng, đôi lúc lắm kẻ phải quyên sinh. Có những người nghèo nàn thất nghiệp, nay vợ đau, mai con bịnh, rách rưới lang thang, nợ nần đòi hỏi, hằng chịu đói lạnh qua ngày tháng, sống cũng lỡ mà chết chẳng xong. Lại có những kẻ mang nhiều tâm sự buồn khổ không bạn lành khuyên lơn giải thích; những kẻ mê tối tạo nghiệp không biết ngày mai mình sẽ khổ, không gặp Phật pháp để tìm đường lối thoát ly. Thấy những cảnh ấy, động lòng thương xót muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.

Nói rộng ra, như trong kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền đã khai thị: "Bồ Tát quán sát chúng sanh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh tánh chẳng điều thuận mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh đã bị ràng buộc, lại thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi..."

Đã phát đại bi tâm tất phải phát đại Bồ Đề tâm thề nguyền cứu độ. Thế thì lòng đại từ bi và lòng đại Bồ Đề dung thông nhau. Cho nên phát từ bi tâm tức là phát Bồ Đề tâm. Dùng lòng đại từ bi như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.


Điểm thứ tư là Hoan Hỷ Tâm. Đã có xót thương tất phải thể hiện lòng ấy qua tâm hoan hỷ. Hoan hỷ đây có hai thứ: tùy hỷ và hỷ xả. Tùy hỷ là khi thấy trên từ chư Phật, Thánh Nhơn, dưới cho đến các loại chúng sanh, có làm được công đức gì, dù là nhỏ mọn cũng vui mừng theo. Và khi thấy ai được sự phước lợi, hưng thạnh, thành công, an ổn, cũng sanh niệm vui vẻ mừng giùm. Hỷ xả là dù có chúng sanh làm những điều tội ác, vong ân, khinh hủy, hiểm độc, tổn hại cho người hoặc cho mình, cũng an nhẫn vui vẻ mà bỏ qua. Sự vui nhẫn này nếu xét nghĩ sâu, thành ra không thật có nhẫn, vì tướng người, tướng ta và tướng não hại đều không. Nên Kinh Kim Cang dạy: "Như Lai nói nhẫn nhục Ba La Mật, tức chẳng phải nhẫn nhục Ba La Mật, đó gọi là nhẫn nhục Ba La Mật."

Lòng tùy hỷ trừ được chướng tật đố nhỏ nhen. Lòng hỷ xả giải được chướng hận thù báo phục. Bởi tâm hoan hỷ không ngoài sự giác ngộ mà thể hiện, nên đó chính là lòng Bồ Đề. Dùng lòng hoan hỷ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.


Điểm thứ năm là Sám Nguyện Tâm. Trong kiếp luân hồi, mọi loài hằng đổi thay làm quyến thuộc lẫn nhau. Thế mà ta vì mê mờ lầm lạc, từ kiếp vô thỉ đến nay, do tâm chấp ngã muốn lợi mình nên làm tổn hại chúng sanh, tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp. Thậm chí đến chư Phật, Thánh Nhơn, vì tâm đại bi ra đời thuyết pháp cứu độ loài hữu tình, trong ấy có ta, mà đối với ngôi Tam Bảo ta lại sanh lòng vong ân hủy phá. Ngày nay giác ngộ, ta phải hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp chí thành sám hối. Đức Di Lặc Bồ Tát đã lên ngôi Bất Thối, vì muốn mau chứng quả Phật, mỗi ngày còn lễ sám sáu thời. Vậy ta phải đem thân nghiệp kính lễ Tam Bảo, khẩu nghiệp tỏ bày tội lỗi cầu được tiêu trừ, ý nghiệp thành khẩn ăn năn thề không tái phạm. Đã sám hối, phải dứt hẳn tâm hạnh ác không còn cho tiếp tục nữa, đi đến chỗ tâm và cảnh đều không, mới là chân sám hối. Lại phải phát nguyện, nguyện hưng long ngôi Tam Bảo, nguyện độ khắp chúng sanh, để chuộc lại lỗi xưa và đền đáp bốn ân nặng. Bốn ân đó là: ân Tam Bảo, ân cha mẹ sư trưởng, ân thiện hữu tri thức, và ân chúng sanh.

Có tâm sám nguyện như vậy tội chướng mới tiêu trừ, công đức ngày thêm lớn, và mới đi đến chỗ phước huệ lưỡng toàn. Dùng lòng sám nguyện như thế mà hành đạo mới gọi là phát Bồ Đề tâm.


Điểm thứ sáu là Bất Thối Tâm. Dù đã sám hối phát nguyện tu hành, nhưng nghiệp hoặc ma chướng không dễ gì dứt trừ, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không dễ gì thành tựu. Mà con đường Bồ Đề đi đến quả Viên Giác lại xa vời dẫy đầy gay go chướng nạn, phải trải qua hằng sa kiếp, đâu phải chỉ một hai đời? Ngài Xá Lợi Phất trong tiền kiếp chứng đến ngôi Lục Trụ, phát đại Bồ Đề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ khoét một con mắt cho ngoại đạo, bị họ không dùng, liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên, Ngài còn thối thất Đại Thừa tâm. Thế thì ta thấy sự giữ vững tâm nguyện là điều không phải dễ! Cho nên hành giả muốn được đạo tâm không thối chuyển, phải lập thệ nguyện kiên cố. Thề rằng: "Thân này dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều ác, thối thất trên bước tu hành." Dùng lòng Bất Thối chuyển như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

Sáu yếu điểm đã dẫn đại lược như trên, là sự kiện phải có của người phát Bồ Đề tâm. Nếu không y theo đây lập chí thiết thật tu hành, thì dù nói phát tâm chỉ là phát tâm suông, không thể nào đi đến Phật quả. Trước mặt chúng ta chỉ có hai đường: luân hồi và giải thoát. Đường giải thoát tuy có lắm nỗi gian nan, nhưng mỗi bước đi lần đến chỗ sáng suốt tự tại an vui. Đường luân hồi dù được tạm hưởng phước nhơn thiên, nhưng kết cuộc phải chuyển đến cảnh tam đồ ác đạo, sự khổ vô biên không biết kiếp nào ra khỏi. Vậy các vị đồng tu nên phát tâm mãnh tiến, bước thẳng lên đường sáng đại Bồ Đề. 


Cảnh muôn hoa đua nở nơi chân trời giải thoát sẽ đón chào các vị!

 


Niệm Phật Thập Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm




SÁU YẾU ĐIỂM PHÁT BỒ ĐỀ TÂM



           1)      Giác-Ngộ Tâm

2)      Bình-Đẳng Tâm

3)      Từ-Bi Tâm

4)     Hoan-Hỷ Tâm

5)     Sám-Nguyện Tâm

6)     BẤT THỐI TÂM

Comments

Popular posts from this blog