Dương-Chi Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ 12

 

Mục Ðế Lệ [35]

 

Án-- Tô tất địa, ca rị phạ rị, đa nẩm đa,

                              mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra bạn đà,

        hạ nẳng hạ nẳng, hồng phấn tra.

 


Kinh nói rằng“Nếu muốn trị các thứ bịnh trên thân, 
                                            nên cầu nơi Tay cầm cành  Dương-Liễu.”
                     


Thần-chú rằng: Mục Ðế Lệ [35]

Chơn-ngôn rằng: Án-- Tô tất địa, ca rị phạ rị, đa nẩm đa,
                                    mục đa duệ, phạ nhựt ra, phạ nhựt ra bạn đà,
                                    hạ nẳng hạ nẳng, hồng phấn tra.



Kệ tụng:



Dương chi thủ nhãn độ quần manh

Phiền nhiệt bệnh khổ đắc thanh lương

Khô mộc phùng xuân trọng mậu thịnh

Tử nhi bất vong thọ vĩnh xương.



(Tay cầm cành dương liễu rưới nước cam-lồ làm cho các hạt giống nảy mần lên cây.
Người bệnh khổ vì sốt nặng cũng được mát mẽ.
Như cây khô héo gặp mùa xuân có cơ hội sống lại.
Chết mà không mất, thọ mạng được dài lâu.)


Chết mà không mất, thọ mạng được dài lâu là chỉ cho “ CHƠN TÂM BỔN TÁNH” của mình không sanh không diệt, mười pháp giới, dù là Phật hay sút sanh, dù là CỰC LẠC hay TA BÀ… cũng có cùng một CHƠN TÂM này. Vì “CHƠN TÂM” vô ngã (NHÂN VÔ NGÃ, PHÁP VÔ NGÃ) nên hễ duyên với pháp lành thì thành Phật, thành Bồ-tát, THÀNH CỰC LẠC… Còn duyên với pháp ác thì thành ngạ qủi, thành súc sanh, THÀNH TA BÀ…

NẾU CÕI CỰC LẠC DO  “DUY TÂM” SỞ HIỆN, THÌ PHẢI CÓ ĐỦ CHÁNH BÁO (PHẬT VÀ NHÂN DÂN CỦA NGÀI) , Y BÁO ( ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, CÂY, CHIM …ĐỀU THUYẾT PHÁP. CHIM LÀ Y BÁO VÌ DO PHẬT DI ĐÀ BIẾN HÓA RA .

NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ  “Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO”  MÀ NÓI TỊNH ĐỘ Ở TRONG TÂM, CỰC LẠC Ở TẠI ĐÂY, TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”, CHỨ KHÔNG  PHẢI LÀ “CHƠN TÂM SỞ HIỆN NHƯ TRONG KINH HOA NGHIÊM, LĂNG NGHIÊM, DUY MA CẬT… ĐÃ NÓI.”


XIN ĐẶT Ở ĐÂY MỘT NGHI VẤN? MONG ĐỢI CÁC BẬC THIỆN TRI THỨC KHAI THỊ CHO RÕ.



CHÁNH BÁO : “Xá-Lợi-Phất!  Ðức Phật đó và nhân-dân của Ngài sống lâu vô-lượng vô-biên a-tăng-kỳ kiếp, nên hiệu là A-Di-Ðà.”

Y BÁO:Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự-nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.”



PHẬT THUYẾT KINH A DI ÐÀ



35. Mục Ðế Lệ

 

Mục đế lệ là Dương chi thủ nhãn ấn pháp của đức Phật. Đó là nhánh cây mà quí vị thường thấy Bồ–tát Quán Thế Âm cầm ở một tay, còn tay kia Bồ–tát cầm một tịnh bình. Nhành dương này được Bồ–tát nhúng vào tịnh bình rồi rưới lên cho tất cả mọi chúng sinh bị đau khổ. Nước này không như nước thường. Đó là nước cam lồ. Chúng sinh nào được nước này tưới nhuận sẽ có nhiều lợi lạc. Nước cam lồ có thể giúp cho mọi chúng sinh thoát khỏi khổ luỵ đói khát và bản tâm đạt được thanh lương.

 

Mục đế lệ còn dịch nghĩa là “giải thoát”. Đó là giải thoát khỏi mọi khổ nạn, bệnh tật và chướng ngại. Nên Bồ–tát Quán Thế Âm thường dùng Dương chi thủ nhãn ấn pháp này để giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn và những điều bất như ý. Bề ngoài, chú này dường như không có gì quan trọng lắm, nhưng một khi quí vị công phu hành trì ấn pháp này thành tựu rồi, thì không những quí vị có thể giúp giải thoát cho chúng sinh khỏi bệnh tật và khổ nạn mà còn có thể hàng phục cả thiên ma ngoại đạo. Khi những thiên ma ngoại đạo được thấm nhuận nước cành dương này, họ tự nhiên hồi tâm hướng thiện, thực hành theo chánh pháp. Do vậy, Dương chi thủ nhãn có diệu dụng vô cùng vô tận, không thể nghĩ bàn.

 

Giọt nước cam lồ từ bàn tay Bồ–tát Quán Thế Âm không những chỉ giúp cho quí vị thoát khỏi mọi bệnh tật, khổ nạn mà còn có một diệu dụng khác, khi một người sắp chết, nếu có phước duyên, được Bồ–tát Quán Thế Âm rảy nước cam lồ thì có thể sống lại. Tất cả các loài cây cỏ thảo mộc đã khô héo nếu được nước cam lồ tưới xuống cũng được hồi sinh. Cây cỏ là loài vô tình, mà khi được nước cam lồ tưới tẩm còn được nảy mầm, đơm hoa, kết trái như vậy nên chúng sinh là loài hữu tình sẽ được lợi lạc biết bao. Đó là diệu dụng của Dương chi thủ nhãn ấn pháp. 



35. Mục Ðế Lệ

CÁC ĐỨC PHẬT CHẮP TAY NGHE TỤNG CHƠN NGÔN



(Theo trong KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI “XUẤT TƯỢNG” nói rằng :  “Khi Qúi vị trì tụng câu chú Mục Ðế Lệ, thì CÁC ĐỨC PHẬT “XUẤT HIỆN”, CHẤP TAY NGHE QÚY VỊ TỤNG CHƠN NGÔN. Chư PHẬT đã thành tựu DƯƠNG CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, giúp cho Qúi vị giải thoát tất cả khổ nạn như là: ĐÓI KHÁT, BỆNH TẬT, NHIỂM ĐỘC...TÂM QÚY VỊ THƯỜNG THANH LƯƠNG MÁT MẺ, LẠI CÒN CÓ THỂ GIÚP CHO THIÊN MA NGOẠI ĐẠO, TU THEO THIỆN PHÁP.

 

Nếu “QÚY VỊ” Thường TRÌ DƯƠNG CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì Qúy vị là “HÓA THÂN” của Chư PHẬT,  nghĩa là cũng đạt được như Chư PHẬT vậy.)



Kệ tụng :

 

Bế mục trừng tâm tụng chân ngôn

Nhất niệm bất sanh diệu thông huyền

Tam muội gia trì trí quang hiện

Chư Phật xưng tán thiện nữ nam.

 


Còn theo “KỆ TỤNG” là khi NHIẾP CẢ 6 CĂN TỤNG “DƯƠNG CHI THỦ NHÃN ẤN PHÁP”, thì Qúi vị được “TỊNH NIỆM NỐI LUÔN VÀO “TAM MA ĐỊA”, ĐÂY LÀ ĐỆ NHỨT.”

Cũng giống như phần “KIẾN ĐẠI” của ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT, chỉ NHIẾP 6 CĂN  “Niệm Phật”  nối luôn, thì hiện thời và tương lai, nhất định “THẤY PHẬT”. VÌ  ĐƯỢC THẤY PHẬT, NÊN NGÀI ĐẠI THẾ CHÍ TU VỀ “KIẾN ĐẠI” VIÊN THÔNG. HAY CÒN GỌI LÀ “NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG”.

 

LÚC NẦY, ĐƯƠNG NIỆM TỨC VÔ NIỆM, THÌ “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” HIỆN TIỀN. CHO NÊN, CHƯ PHẬT ĐỒNG CHẤP TAY XƯNG TÁN QÚY VỊ LÀ “LÀNH THAY THIỆN NAM TỬ! LÀNH THAY THIỆN NỮ NHƠN!



KINH LĂNG NGHIÊM


VIÊN THÔNG VỀ KIẾN ĐẠI

 

Ngài Đại-thế-chí Pháp-vương-tử cùng với năm mươi hai vị Bồ-tát đồng-tu một pháp-môn, liền từ chổ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Tôi nhớ hằng-sa kiếp trước, có đức Phật ra đời, tên là Vô-lượng-quang; lúc ấy mười hai đức Như-lai kế nhau thành Phật trong một kiếp đức Phật sau hết, hiệu là Siêu-nhật-nguyệt-quang, dạy cho tôi phép Niệm-Phật-tam-muội.

Ví-như có người, một đằng chuyên nhớ, một đằng chuyên quên, thì hai người ấy, dầu gặp cũng không là gặp, dầu thấy cũng là không thấy; nếu cả hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ mãi, khắc sâu vào tâm-niệm, thì đồng như hình với bóng, cho đến từ đời nầy sang đời khác, không bao-giờ cách-xa nhau.

Thập-phương Như-lai thương-tưởng chúng-sinh như mẹ nhớ con, nếu con trốn-tránh, thì tuy nhớ, nào có ích gì; nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, thì đời đời mẹ con không cách-xa nhau. Nếu tâm chúng-sinh nhớ Phật, tưởng Phật, thì hiện nay hay về sau, nhất-định thấy Phật; cách Phật không xa thì không cần phương-tiện, tâm tự được khai-ngộ như người ướp-hương thì thân-thể có  mùi thơm, ấy gọi là hương-quang-trang-nghiêm.

Bản-nhân của tôi là dùng tâm niệm Phật mà vào pháp vô-sinh-nhẫn, nay ở cõi nầy tiếp-dẫn những người niệm Phật về cõi Tịnh-độ. Phật hỏi về viên-thông, tôi thu-nhiếp tất-cả sáu căn, không có lựa-chọn, tịnh-niệm kế-tiếp, được vào Tam-ma-đề, đó là thứ nhất."



KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI XUẤT TƯỢNG

Hòa Thượng THIỀN TÂM Dịch ra VIỆT VĂN

 

KỆ TỤNG

Hòa Thượng TUYÊN HÓA Kệ tụng

 

 

ĐẠI BI CHÚ

 

Tác giả: Hòa thượng Tuyên Hóa

Bản dịch của THÍCH NHUẬN CHÂU

CÚ GIẢI
(Giảng giải từng câu)



12. The Willow Branch Hand and Eye

 


The Sutra says: “For various illnesses of the body, use the Willow Branch Hand.”



The Mantra: Mu di li.

The True Words: Nan. Su syi di. Jya li wa li. Dwo nan dwo.
                           Mu dwo yi. Wa dz la. Wa dz la.
                           Pan two. He nang he nang. Hung pan ja.



The verse:



The Willow Branch Hand and Eye ripens all the seeds.

The sick and suffering, fever-stricken, then find relief.

The withered branch encounters spring: chance to thrive renewed.

Mortal and yet undying: glorious eternal life.



35. MUDHILI 

 

MUDHILI is the Buddha’s Willow Branch Hand and Eye. It is the branch you see the Bodhisattva Who Regards the World’s Sounds carrying in one hand while in the other the Bodhisattva carries the Pure Water Bottle. The Willow Branch is dipped  into the Pure Water Bottle and then sprinkled over all living beings. The pure water is not like ordinary water. It’s sweet dew. Living beings who are sprinkled with it obtain many benefits. It can relieve their hunger and thirst and cause them to be clear and cool.


MUDHILI means “liberation,” that is liberation from all suffering and hardship, from all sickness, and from all inauspicious circumstances. The Bodhisattva uses the Willow Branch to liberate all living beings from their illnesses and difficulties and unlucky affairs. On the surface, the Hand and Eye may not seem to be very important, but when you have cultivated it to perfection, you can use it not only to liberate beings from their difficulties and sicknesses and from inauspicious events, but you will also be able to overcome all heavenly demons and externalist religions. When the heavenly demons and externalists are sprinkled with the sweet dew, they will naturally turn their thought to the good and offer up their conduct in accord with the teaching. Thus, this Hand and Eye is endless, inexhaustible, and inconceivable in its function.


The sweet dew water of the Bodhisattva Who Regards the World’s Sounds can not only liberate you from all hardships, cure all illnesses, and free you of all inauspicious circumstances, but it can even cause you to live when the time has come for you to die. When dead plants and trees are sprinkled with sweet dew, they can come back to life. Although trees and plants are basically insentient, if they are moistened by the sweet dew, they can grow again; they may grow new branches and leaves, bloom, and bear fruit. Living beings who obtain sweet dew gain even more inexhaustible, wonderful advantages. That’s the Willow Branch Hand.





35. MUDHILI 

 

When not a single thought arises, the esoteric is penetrated.

With the aid of Samadhi, the brilliant light of wisdom is revealed.

Buddhas all laud praise good men and good women who

Close their eyes, clear their minds, and chant these true words.



with the commentary of

THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

 

Translated into English by

BHIKSHUNI HENG YIN

 

THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY

SAN FRANCISCO

1976




MAHAKARUNA  DHARANI


 

1. NAMO RATNATRAYÀYA

2. NAMO ARYA     

3. AVALOKITÉSHAVARAYA

4. BODHISATTVAYA

5. MAHASATTVAYA

6. MAHA KARUNIKAYA

7. AUM!

8. SAVALAVATI

9. SUDHANATASYA

10. NAMASKRITTVA NIMAN ARYA

11. AVALOKITÉSHAVARA LANTABHA

12. NAMO NILAKANTHA

13. SRI MAHAPATASHAMI

14. SARVAD VATASHUBHAM

15. ASHIYUM

16. SARVASATTVA NAMO PASATTVA NAMO BHAGA

17. MABHATETU

18. TADYATHA

19. AUM! AVALOKA

20. LOKATE

21. KALATI

22. ISHIRI

23. MAHABODHISATTVA

24. SABHO SABHO

25. MARA MARA

26. MASHI MASHI RIDHAYU

27. GURU GURU GHAMAIN

28. DHURU DHURU BHASHIYATI

29. MAHA BHASHIYATI

30. DHARA DHARA

31. DHIRINI

32. SHVARAYA

33. JÁLA JÁLA

34. MÀMÀ BHÀMARA

35. MUDHILI 

36. EHY EHY 

37. SHINA SHINA

38. ALASHINBALASHÁRI

39. BASHÁ BHASNIN

40. BHARASHÁYA

41. HULU HULU PRA

42. HULU HULU SHRI

43. SARA SARA

44. SIRI SIRI 

45. SURU SURU 

46. BUDDHÀYA BUDDHÀYA

47. BODHÀYA BODHÀYA

48. MAITRIYÉ 

49. NILAKANSTA

50. TRISA RANA

51. BHAYA MANE

52. SVAHA

53. SITAYA

54. SVAHA 

55. MAHA SITAYA 

56. SVAHA

57. SITAYAYE

58. SHVARAYA

59. SVAHA

60. NILAKANTHI

61. SVAHA 

62. PRANILA

63. SVAHA 

64. SHRISINHAMUKHAYA

65. SVAHA

66. SARVA MAHA ASTAYA

67. SVAHA 

68. CHAKRA ASTAYA

69. SVAHA 

70. PADMAKÉSHAYA

71. SVAHA

72. NILAKANTÉ PANTALAYA

73. SVAHA 

74. MOPHOLISHAN KARAYA

75. SVAHA

76. NAMO RATNATRAYAYA

77. NAMO ARYA

78. AVALOKITÉ

79. SHAVARAYA

80. SVAHA 

81. AUM! SIDDHYANTU

82. MANTRA

83. PATAYA

84. SVAHA 


Comments

Popular posts from this blog